Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Cục diện châu Âu đã thay đổi ấn tượng chỉ sau 3 tháng
2010-08-11 13:57:44

3 tháng trước, người ta đua nhau phán đoán về sự sụp đổ của đồng euro và eurozone, sự sụp đổ cấp quốc gia; nay họ đã có thể hài lòng. Tình hình tại Châu Âu tốt lên từng ngày.

3 tháng trước, khu vực đồng tiền chung châu Âu bên bờ vực bùng nổ. Thị trường hoảng sợ với những khoản nợ chồng chất của nhóm nước trong khu vực, các chuyên gia kinh tế bình luận về việc nước nào sẽ phá sản trước.

Thế nhưng ở thời điểm khi người châu Âu chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ tháng 8/2010, họ hoàn toàn có thể ra đi với tâm trạng yên tâm và lạc quan về tình hình kinh tế khu vực.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục, nhận xét kinh tế quý 3/2010 tốt hơn so với kỳ vọng bởi nhu cầu đối với sản phẩm công nghiệp, niềm tin tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giảm.

Tại Đức - cường quốc kinh tế lớn nhất châu Âu, số lượng đơn đặt hàng trong lĩnh vực công nghiệp tháng 6/2010 tăng 3,2%, cao gấp đôi dự báo của các chuyên gia.

Tháng 7/2010, chỉ báo niềm tin kinh tế đo lường sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, leo lên mức cao nhất trong 2 năm. Trong khi đó chi phí ngăn khả năng vỡ nợ của các nước rơi xuống mức thấp nhất trong 2 tháng, chi phí lãi vay của các chính phủ cũng giảm.

Đối với những ai lo lắng về khả năng sụp đổ của khu vực đồng tiền chung châu Âu, sự phục hồi của châu Âu thật sự ấn tượng.

Mới chỉ tháng trước, ngân hàng ING của Hà Lan công bố báo cáo trong đó có cảnh báo về khả năng việc tan rã của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ gây ra khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại.

Ông Karel Lannoo, giám đốc điều hành tại Trung tâm chính sách châu Âu, nói: “Tôi lạc quan với tốc độ bình ổn của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tháng 5/2010, tôi đã rất bi quan. Thế nhưng dù sau khủng hoảng nợ là cảnh báo đối với các nhà hoạch định chính sách về việc cần xem xét lại cách điều hành.”

Tháng 5/2010, Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đồng ý về gói giải cứu 1 nghìn tỷ USD dành cho khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện đang chịu khó khăn về tài chính.

Cùng thời điểm đó, nhóm thành viên thuộc Liên minh châu Âu trong đó bao gồm Hy Lạp và một số nước Nam Âu bắt đầu áp dụng chương trình thắt chặt chi tiêu để khôi phục tình hình tài khóa và trấn an thị trường.

Tháng 7/2010, châu Âu hoàn thành kiểm tra “sức khỏe” các ngân hàng. Đợt kiểm tra này đã thành công trong nỗ lực thuyết phục thị trường rằng các ngân hàng đang nắm số nợ xấu lên tới hàng tỷ euro.

Tâm lý lạc quan tại châu Âu tương phản hoàn toàn với tin từ Mỹ nơi ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế vốn đã mong manh nay lại tiếp tục chững lại.

Kinh tế Mỹ quý 2/2010 chỉ tăng trưởng 2,4%, chỉ vừa đủ để tạo việc lam. Tuần trước, Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người thất nghiệp tăng 131 nghìn trong tháng 7/2010.

Cùng lúc đó, FED phát đi tín hiệu sẽ in thêm tiền để cứu kinh tế Mỹ nếu cần. Sự đi xuống của Mỹ có thể là cơ hội châu Âu đi lên, nhà đầu tư trở lại châu Âu để có sự ổn định.

Chắc chắn chưa nhiều người quên dự báo được đưa ra 3 tháng trước đây rằng đồng USD sẽ ngang bằng với đồng euro vào năm 2011.

Tháng 5/2010, đồng euro rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm so với đồng USD là 1,215USD/euro. Từ đầu năm 2010, đồng euro hạ 16% và hiện vẫn bị coi là định giá quá thấp. Các chuyên gia thuộc UBS dự báo tỷ giá sẽ ở mức 1,1USD/euro vào cuối năm 2010.

Thế nhưng đến ngày thứ Hai đầu tuần (ngày 09/08), đồng euro giao dịch với đồng USD ở mức 1,33USD/euro còn đồng USD tiếp tục hạ giá, đã có lúc đồng USD xuống thấp nhất trong 15 năm so với đồng yên.

Tuy nhiên, Liên minh châu Âu vẫn gặp nhiều thách thức. Dù tăng trưởng đã trở lại nhưng tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế khác nhau. Ở Đức, kinh tế lên mạnh nhưng tại Hy Lạp và Tây Ban Nha, sản lượng đi ngang, triển vọng tăng trưởng u ám.

Nhóm nền kinh tế này cần nhiều hơn những gói cắt giảm thâm hụt ngân sách để có thể tăng sức cạnh tranh.

Chính phủ các nước còn phải giải quyết căng thẳng xã hội bởi công chúng phẫn nộ với chương trình cắt giảm ngân sách của chính phủ. Tháng trước, dù đánh giá cao nỗ lực và thành quả của châu Âu trong ứng phó với khủng hoảng nợ, IMF cảnh báo về vấn đề còn tồn tại. Vẫn có không ít chuyên gia kinh tế dự báo Hy Lạp sẽ vỡ nợ dù khả năng này vài năm nữa mới xảy ra.

Ông Joachim Scheide, trưởng bộ phận dự báo của cơ quan nghiên cứu kinh tế thế giới thuộc viện Kiel Institute ở Đức, cho rằng: “Chúng ta không nên quá lạc quan. Khủng hoảng chưa qua. Triển vọng tốt nhưng chủ yếu tại Đức. Cả châu Âu vẫn đương đầu với khả năng tăng trưởng kinh tế đi xuống khi kinh tế toàn cầu chững lại.”

Khung hoảng nợ châu Âu cho thấy lãnh đạo châu Âu khó khăn thế nào trong việc thống nhất các chính sách, đặc biệt là hướng điều hành nền kinh tế. Thế nhưng ít nhất ở hiện tại, lãnh đạo châu Âu có thể yên tâm nghỉ ngơi và hài lòng khi mối nguy lớn đã “ăn mòn” tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã giảm mạnh.

Ngọc Diệp
Theo Time






Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,272.404,852.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,375.403,975.40
100g ABC Bullion Bar
14,033.1012,733.10
1kg ABC Bullion Silver
1,706.901,356.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 160
  • Truy cập hôm nay: 2565
  • Lượt truy cập: 8602935