3 năm trước, dấu hiệu đầu tiên về khủng hoảng trên thế giới bắt đầu manh nha. 3 năm sau, thế giới vẫn chìm trong bất ổn.
Khoảng 3 năm trước đây, ngân hàng BNP Paribas, tạm ngừng trả tiền cho 3 quỹ, đánh dấu khởi đầu của thời kỳ thắt chặt tín dụng.
Sự sụp đổ của thị trường thế chấp dưới chuẩn Mỹ và ảnh hưởng từ việc này lên thị trường chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp đã kéo theo sau đó là chuỗi khủng hoảng kéo kinh tế thế giới vào suy thoái trầm trọng.
3 năm sau, thế giới vẫn chìm trong bất ổn. Ngân hàng Trung ương và chính phủ các nước đưa ra biện pháp mạnh tay chưa từng có để ngăn kinh tế toàn cầu đi xuống, họ đã thành công phần nào nhưng nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn.
Ông Brendan Brown, trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ Securities, nhận xét: “Khủng hoảng sẽ qua khi tín dụng ngân hàng trở lại như bình thường, thị trường chứng khoán tăng điểm và rủi ro giảm, điều này cho đến nay chưa xảy ra.”
Ông nói thêm: “Vấn đề lớn ở chỗ biện pháp nới lỏng định lượng đã phản tác dụng. Ngân hàng Trung ương ngăn giá cả giảm. Khi giá giảm, người ta mua, khi giá tăng, Ngân hàng Trung ương dường như lại cản đường phục hồi.”
Ngày hôm nay, FED có buổi họp để quyết định về vấn đề lãi suất, thị trường đồn đoán nhiều về khả năng liệu Ủy ban thị trường mở (FOMC) có thông báo thêm biện pháp nới lỏng định lượng để giúp khôi phục niềm tin. Rủi ro lớn chính là FED đang ứng phó với chính khủng hoảng của cơ quan này. FED có thể phản ứng quá đà và tốt nhất nên đi nghỉ thay cho việc đưa ra thêm biện pháp nới lỏng định lượng.”
Lĩnh vực ngân hàng vẫn khó khăn
Ông Robin Bew, chuyên gia kinh tế trưởng tại tổ chức tình báo kinh tế Economist Intelligence Unit, cho rằng khủng hoảng ngân hàng còn lâu mới qua.
Ông Bew nói: “Trong ngắn hạn cần đảm bảo các ngân hàng không tham gia hoạt động kinh doanh quá rủi ro có thể dẫn đến nhiều vấn đề, trong dài hạn, các ngân hàng cần khơi thông tín dụng dành cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.”
Tính từ đỉnh cao của khủng hoảng tài chính, thương mại toàn cầu cho đến nay đã hồi phục mạnh, các công ty khôi phục lại hàng tồn kho.
Ông Bew nói: “Không nên quá bi quan, bởi quá trình phục hồi chu kỳ hiện đang diễn ra tại thế giới các nước giàu. Việc cải thiện tình hình tài khóa là cần thiết thế nhưng việc Trung Quốc kích thích nhu cầu nội địa sẽ giúp kéo nhiều nền kinh tế khác đi lên.”
Thế nhưng khủng hoảng ngân hàng vẫn tiếp diễn, thị trường bất động sản thương mại vẫn khó khăn với các khoản vay có tổng giá trị 1,4 nghìn tỷ USD sẽ đáo hạn trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014 và kịch bản Nhật thập niên 1990 có thể lặp lại.
Theo ông Ralph Silva, giám đốc hệ thống nghiên cứu Silva Research Network và là chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, dù mọi chuyện có tệ đến thế nào đi nữa, 150 ngân hàng lớn nhất thế giới đã thoát khủng hoảng.
Phát biểu với CNBC, ông nói: “150 ngân hàng hàng đầu trên thế giới đã mạnh hơn nhiều thế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề trước mắt. Tôi lo lắng nhiều hơn về nhóm ngân hàng trong thứ hạng từ 300 đến 1000 trong bảng xếp hạng toàn cầu. Sự minh bạch không có và xếp hạng nợ vẫn là cái đáng lo, vấn đề còn tồn tại, nếu có, sẽ ở nhóm ngân hàng này.”
Ông nói thêm: “Không chỉ nhóm ngân hàng nhỏ sẽ bị để cho sụp đổ mà còn nhiều nợ xấu trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.”
Nhóm chuyên gia phân tích khác dự đoán sẽ mất khoảng hơn 3 năm nữa thế giới mới thoát ra khỏi khủng hoảng.
Minh Tú
Theo CNBC
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,273.60 | 4,853.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,376.40 | 3,976.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,036.30 | 12,736.30 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,705.40 | 1,355.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 163
- Truy cập hôm nay: 2536
- Lượt truy cập: 8602906