Vốn ngoại tệ: Đánh đổi để ổn định?
2010-08-09 09:29:11
Sức căng của vốn ngoại tệ là chưa đủ để khỏa lấp các yêu cầu vốn. Đi cùng với những điều chỉnh của chính sách, nó bù chỗ này, lại hụt chỗ kia… Là một quá trình, lúc này độ trễ của tác động chính sách đã dần qua, để lộ những giá trị được và mất. Nhà điều hành hẳn có thêm những kinh nghiệm để ứng xử với tương lai, trong đó không loại trừ sự đánh đổi. Cái khó của “con nhà nghèo” Từ một quốc gia “không có đồng USD dự trữ ngoại tệ nào” đầu thập niên 90, Việt Nam dần chủ động được sự đối ứng tính theo tuần nhập khẩu. Mức cao nhất của lượng dự trữ ngoại tệ cách đây khoảng hai năm ghi nhận ở trên 12 tuần nhập khẩu, nay còn khoảng 9 tuần nhập khẩu (theo thông tin được đưa ra tại hội nghị CG giữa kỳ vừa qua). Nếu tính một cách thông thường theo tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm, 9 tuần đó tương đương với khoảng 14,7 tỷ USD. Sự nghèo đi của dự trữ ngoại tệ là kết quả của một phần ứng xử của nhà điều hành, trước những khó khăn của một nền kinh tế liên tục nhập siêu ở mức cao, trước ảnh hưởng của khủng hoảng và căng thẳng cung - cầu ngoại tệ trong năm 2009 và đầu 2010… Nhưng đến nay, thị trường ngoại hối đã có khoảng bốn tháng “yên bình”. Dĩ nhiên, bên cạnh việc bán hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại, nhà điều hành đã phải linh hoạt áp dụng một loạt chính sách để tạo được sự ổn định đó. Liên tục từ cuối năm 2009 đến đầu 2010, thị trường ngoại hối dồn dập đón những tác động từ chính sách. Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo 7 tập đoàn và tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng. Con số cập nhật thời gian đầu là khoảng 700 triệu USD được bán lại. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước hạ dữ trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. Khoảng 500 triệu USD theo đó được “trả lại” cho các nhà băng. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng thêm khoảng 3%, đồng thời thu hẹp biên độ từ +/-5% xuống còn +/-3%. Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước quyết định “thắt” lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại các tổ chức tín dụng với quy định tối đa 1%/năm. Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước có thông tư mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ. Hiệu quả của loạt chính sách trên là tình trạng găm giữ ngoại tệ tại các doanh nghiệp và căng thẳng cung - cầu trên thị trường được tháo gỡ. Tỷ giá ổn định. Thậm chí trạng thái nghèo đi của dự trữ ngoại tệ có thêm sự bù đắp khi liên tục các tuần từ tháng 4, báo cáo cập nhật ghi nhận hoạt động bán lại ngoại tệ từ ngân hàng thương mại cho Ngân hàng Nhà nước. Huy động lệch pha tín dụng Qua độ trễ của tác động chính sách, hiệu quả đã và đang khẳng định. Thế nhưng, bất cập cũng đang lộ diện. Những ngày gần đây, một số nguồn tin chính thống dẫn dữ liệu từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đã ở mức rất cao: tiếp tục tăng thêm 1,6% trong tháng 7 và đã tăng tới 34,4% so với tháng 12/2009. Điều đáng nói là trong khi tăng trưởng tín dụng liên tục ở mức cao và đột biến, thì tăng trưởng huy động lại lệch pha. Cũng theo những nguồn trên, trong tháng 7 vừa qua, huy động vốn bằng ngoài tệ giảm 0,25% so với tháng trước, giảm khoảng 2,4% so với tháng 12/2009. Về những dữ liệu trên, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước không phủ nhận. Ông cũng cho biết số liệu về tín dụng từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư do nguồn Ngân hàng Nhà nước cung cấp. Theo nhận định của một chuyên gia tại Hội nghị Đầu tư 2010 tổ chức ngày 22/7 vừa qua, tín dụng ngoại tệ đã tăng cao quá mức và đã đến giới hạn, dẫn đến số tiền ngoại tệ các ngân hàng huy động được và số tiền cho vay gần như đã cân bằng nhau. Nếu bất cập trên tiếp tục kéo dài, hoạt động điều hành lại đối diện với những khó khăn mới. Trước hết, khó khăn thanh khoản vốn ngoại tệ của các ngân hàng là vấn đề cần tính đến. Thứ hai, huy động kém, lãi suất USD gia tăng (thực tế đã tăng từ tháng 6 vừa qua) tạo thêm tâm lý đầu cơ và găm giữ - một nguyên nhân chính trong sự căng thẳng cung - cầu năm 2009 và đầu 2010. Thứ ba, với tín dụng ngoại tệ gia tăng, yêu cầu ngoại tệ trả nợ trong tương lai sẽ gây sức ép lên tỷ giá (dù có thể phần lớn các khoản vay đã có nguồn thu ngoại tệ đối ứng). Rõ ràng, những khó khăn trên nếu xẩy ra thì sự ổn định trong khoảng bốn tháng qua sẽ tiếp tục giữ được bao lâu? Nhìn lại, đó là một sự đánh đổi mà có lẽ nhà điều hành cũng đã tiên liệu, để rồi cũng đã có những ứng xử mới thời gian gần đây. Nắn dòng và chặn dòng Sự lệch pha giữa tăng trưởng tín dụng và huy động ngoại tệ lại có gốc gác từ loạt chính sách nắn dòng vốn áp dụng từ cuối năm 2009 đầu 2010 nói trên. Sự dịch chuyển của nguồn vốn ngoại tệ huy động sang nguồn vốn thương mại đã thể hiện rõ nét. “Cú hích” từ yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ là một. Việc “thắt” lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức từ khoảng 3%-3,5%/năm trước đó xuống tối đa 1%/năm (từ 11/2/2010) là động tác thứ hai, dẫn đến phản ứng quy đổi sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Tiếc rằng tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế trong tổng cơ cấu không được công bố cụ thể để góp phần giải thích rõ hơn ảnh hưởng của những chính sách trên đến tăng trưởng huy động ngoại tệ của các ngân hàng. Trong khi đó, sau chính sách hỗ trợ lãi suất, chênh lệch giữa lãi suất vay vốn bằng USD so với VND lên tới 7 - 9 điểm phần trăm, tỷ giá được giữ ổn định đồng nghĩa với khả năng hạn chế rủi ro vay ngoại tệ, cộng với việc mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ đã tạo sự cộng hưởng, đẩy tín dụng ngoại tệ bùng nổ trong 7 tháng đầu năm. Sau những diễn biến trên, nhà điều hành đã bắt đầu có những động thái chặn dòng. Từ tháng 6, phối hợp với Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế cấp ngoại tệ dùng để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong nước đã sản xuất được. Mặt khác, từ trung tuần tháng 6, cơ quan này cũng đã chính thức đưa ra 6 yêu cầu đối với các tổ chức tín dụng để tăng cường kiểm soát tín dụng ngoại tệ… Liệu những biện pháp đó là đã đủ? Một thực tế là nhập siêu trong tháng 7 vừa qua đã tăng mạnh trở lại. Hay Ngân hàng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh nào đó về kỹ thuật, ví như có một mức lãi suất tiền gửi USD đối với các tổ chức kinh tế linh hoạt hơn? Hay tiếp tục giảm được thêm lãi suất vay VND để thu hẹp hơn nữa chênh lệch với lãi suất vay USD, để “điều hòa” nhu cầu vay của doanh nghiệp? |
||
Theo VNE |
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,555.80 | 5,095.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,617.80 | 4,137.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,751.80 | 13,291.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,767.90 | 1,367.90 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 121
- Truy cập hôm nay: 2828
- Lượt truy cập: 8842554