Năm 2010 chứng kiến sự phục hồi của FDI với một tỷ trọng khá lớn đầu tư theo phương thức mua bán sáp nhập (M&A).
Bên cạnh đó, việc rút dần các biện pháp kích thích kinh tế sau khủng hoảng đang được đặt ra đối với nhiều nước.
Báo cáo đầu tư thế giới 2010 vừa được công bố cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 đã tăng trở lại sau khi thoát khỏi đáy vào giữa năm 2009.
Tuy nhiên, theo nhận định của Tiến sỹ Masataka Fujita, Trưởng ban Xu hướng đầu tư của Diễn đàn thương mại và phát triển LHQ (UNCTAD), FDI tăng trong thời điểm này cũng chỉ ở mức khiêm tốn và diễn ra không đồng đều giữa các khu vực. Bởi vậy, sự lạc quan này cần phải thận trọng.
Hiện có 2 phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là: đầu tư xây dựng mới và đầu tư thông qua M&A. Nếu như trước đây M&A chỉ thấy ở các quốc gia phát triển thì hiện hình thức này đã có mặt ở nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt ở khu vực châu Á.
Báo cáo cũng chỉ ra có đến 5 trong top 10 quốc gia tiếp nhận FDI lớn nhất trên thế giới cũng chính là những quốc gia đứng đầu với tư cách là nhà đầu tư, đó là: Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Hồng Kông, Nga. Bảng xếp hạng còn chỉ ra sự có mặt của các nước đang phát triển không chỉ với tư cách là nước tiếp nhận mà còn là những nhà đầu tư đó là: Trung Quốc, Hồng Kông, Nga.
Ngoài ra thống kê từ báo cáo cho thấy, năm 2009, có đến 30% các chính sách của một quốc gia thay đổi là có liên quan đến FDI, trong khi tỷ lệ này hồi năm 2000 chỉ là 2%.
Tuy nhiên bên cạnh những chính sách đẩy mạnh phát triển tự do hóa và xúc tiến đầu tư thì vẫn có những chính sách nhằm hạn chế hoạt động của FDI. Với xu hướng chính sách đầu tư “tái cân bằng”, các nước đang cố gắng hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nước nhận đầu tư và nhà đầu tư.
Theo Tiến sỹ Fujita, cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua đã khiến nhiều quốc gia thực hiện kích cầu hay gói kích thích kinh tế. Và điều này chắc chắn tác động đến việc đầu tư, trong đó có FDI. Sau khi nền kinh tế của các quốc gia dần phục hồi, chính phủ các nước không thể tiếp tục những chính sách hỗ trợ.
“Tôi biết, nhiều nước đang thảo luận về chiến lược thoái lui, rút dần các biện pháp kích thích kinh tế nói trên nhưng việc thực hiện nó như thế nào mới là vấn đề” - Tiến sỹ Fujita nói.
Năm 2010, chủ đề về đầu tư được xác định là: “Đầu tư vào một nền kinh tế ít phát thải các-bon”. Đây được coi là một vấn đề rất có ý nghĩa với Việt Nam bởi tình trạng về rò rỉ các-bon đã và đang diễn ra trên toàn cầu theo xu hướng dịch chuyển từ nơi quản lý chặt sang nơi quản lý lỏng.
“Với một quốc gia phát triển như Việt Nam, chúng ta không thể chống chọi được với biến đổi khí hậu nếu không có sự hỗ trợ về vốn và công nghệ sạch. Và nếu biết tận từ FDI, chúng ta sẽ tối đa hóa được lợi ích và tối thiểu các chi phí phát sinh trong việc giảm thiểu phát thải các-bon” - Tiến sỹ Fujita nói.
Năm 2009, dòng vốn FDI toàn thế giới đạt 1.200 tỷ USD. Dự báo, con số này trong năm 2010 sẽ đạt trên 1.200 tỷ USD; năm 2011 từ 1.300 - 1.500 tỷ USD và có thể đạt tới 1.600 - 2.000 tỷ USD vào năm 2012 - đây là giá trị đạt đến độ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.
Theo Lan Hương
Dân Trí
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,279.90 | 4,859.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,382.30 | 3,982.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,062.60 | 12,762.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,711.80 | 1,361.80 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 156
- Truy cập hôm nay: 2002
- Lượt truy cập: 8602372