Tại sao Trung Quốc "tìm mọi cách" để có được BP?
2010-07-16 11:27:11
Hồi
đầu tuần, Tập đoàn dầu mỏ PetroChina của Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng
hỗ trợ Tập đoàn năng lượng khổng lồ BP của Anh giải quyết hậu quả vụ
tai nạn tràn dầu lớn nhất từ trước tới nay tại vịnh Mexico hồi cuối
tháng Tư.
Người đứng đầu phòng quan hệ đầu tư của PetroChina Mao Zefeng phát biểu với tờ Financial Times rằng, phản ứng đầu tiên của PetroChina trước các vấn đề của BP tại Vịnh Mexico là làm thế nào để “giúp BP nhanh chóng khắc phục hậu quả”.
Liệu có phải nhà sản xuất khí đốt và dầu mỏ khổng lồ của Trung Quốc đang tìm mọi cách để có được công ty năng lượng của Anh hiện đang bị những tập đoàn lớn khác trên thế giới “bao vây” hay không? “Chúng tôi không muốn nói nhiều về những tin đồn trên thị trường. Nhưng nếu có cơ hội hợp tác gần gũi hơn với BP, PetroChina rất hoan nghênh điều đó,” ông Mao nói.
Nhiều người cho rằng, đề nghị của ông Mao chẳng qua chỉ là “diễn kịch”. Giám đốc điều hành BP Tony Hayward đã cố gắng thuyết phục Thái tử Sheik Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi dành 10% quỹ đầu tư quốc gia để mua BP. Ngoài ra, ông cũng đã “gõ cửa” một số nơi khác.
Rõ ràng, BP đang cố gắng tránh khỏi nỗ lực tiếp quản từ các công ty nước ngoài. Đó là chiến lược thông minh bởi những gã khổng lồ như ExxonMobil – nhà sản xuất năng lượng đứng thứ hai thế giới về doanh thu - và Chevron – nhà sản xuất năng lượng đứng thứ sáu trên thế giới về doanh thu đang tìm mọi cơ hội để “chộp lấy” BP – tập đoàn năng lượng đứng thứ ba thế giới. Thậm chí ngay cả Tập đoàn Reliance của Ấn Độ cũng đang cố gắng giành lấy vị trí điều hành tại BP.
Ngay cả Ấn Độ còn muốn mua BP, thì tại sao Trung Quốc lại không muốn? Bắc Kinh luôn sẵn tiền. Hồi tháng Năm, PetroChina tuyên bố sẵn sàng bỏ ra ít nhất 60 tỷ USD để mua các trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của nước ngoài trong thập kỷ tới. Đó là một phần trong chiến dịch mua lại của Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc đã dành lượng kinh phí kỷ lục 32 tỷ USD để mua lại mỏ khai thác năng lượng của nước ngoài. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2009, Bắc Kinh rõ ràng đã chi tiêu quá nhiều cho tài sản nước ngoài.
Các cổ đông của BP sẽ không quan tâm nhiều tới tiền của Bắc Kinh và cả PetroChina. Theo chính sách trong quá khứ, Bắc Kinh chắc chắn sẽ chỉ đạo các ngân hàng nhà nước hỗ trợ tài chính để cho phép các công ty năng lượng nhà nước thực hiện thỏa thuận với BP, tập đoàn có thị trường vốn khoảng 115 tỷ USD. Tờ FT cho rằng, Bắc Kinh sẽ không mua tất cả cổ phần do “những trở ngại chính trị”. Liệu đó có là cơ hội để các quốc gia phương Tây “đánh bật” Trung Quốc và giành lấy BP?
Câu trả lời là có. Bắc Kinh đã cho thấy rằng, việc Trung Quốc kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ không có lợi cho các quốc gia khác. Ví dụ, tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ giảm 72% xuất khẩu khoáng sản đất hiếm. Đây là hạn chế mới nhất trong một loạt các hạn chế xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đối với mặt hàng này.
Hạn chế này của Trung Quốc gây ra lo ngại, bởi quốc gia này kiểm soát 97% lượng khoáng sản đất hiếm trên thế giới. Trung Quốc có được vị trí thống lĩnh trên thị trường như vậy là nhờ chính sách trợ cấp mỏ của Bắc Kinh. Kết quả là, các nhà sản xuất mỏ khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, không đủ khả năng cạnh tranh với giá cung cấp của Trung Quốc.
Bắc Kinh dường như vẫn chưa hài lòng với sự độc quyền của mình trên toàn cầu và đang tiếp tục cuộc hành trình “chinh phục” khác. Bắc Kinh quyết liệt hạn chế xuất khẩu và giành lợi thế rất lớn cho các nhà sản xuất trong nước nhằm tăng sự cạnh tranh nước ngoài, hoặc buộc các đối thủ nước ngoài chuyển đến sản xuất tại Trung Quốc, mặc dù điều này rõ ràng vi phạm các giao ước của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tất nhiên, chính phủ Trung Quốc không thể đầu cơ trong lĩnh vực sản xuất dầu mỏ toàn cầu như đã làm trên lĩnh vực sản xuất đất hiếm, bởi trên thế giới có khoảng 40 quốc gia với dự trữ hơn một tỷ thùng dầu, trong đó có 12 quốc gia là thành viên của OPEC, tuy nhiên, Bắc Kinh có thể kết hợp với các “đồng minh” để gây ra gián đoạn nguồn cung cấp tạm thời.
Chính quyền Trung Quốc sở hữu hơn 80% cổ phần của PetroChina. Công ty này là một trong những thương hiệu nhà nước của Trung Quốc và hoạt động dựa trên sự chỉ đạo của chính phủ. Nếu Bắc Kinh muốn sử dụng PetroChina cho mục đích chính trị, công ty này cũng sẽ làm theo.
(Stockbiz)
Người đứng đầu phòng quan hệ đầu tư của PetroChina Mao Zefeng phát biểu với tờ Financial Times rằng, phản ứng đầu tiên của PetroChina trước các vấn đề của BP tại Vịnh Mexico là làm thế nào để “giúp BP nhanh chóng khắc phục hậu quả”.
Liệu có phải nhà sản xuất khí đốt và dầu mỏ khổng lồ của Trung Quốc đang tìm mọi cách để có được công ty năng lượng của Anh hiện đang bị những tập đoàn lớn khác trên thế giới “bao vây” hay không? “Chúng tôi không muốn nói nhiều về những tin đồn trên thị trường. Nhưng nếu có cơ hội hợp tác gần gũi hơn với BP, PetroChina rất hoan nghênh điều đó,” ông Mao nói.
Nhiều người cho rằng, đề nghị của ông Mao chẳng qua chỉ là “diễn kịch”. Giám đốc điều hành BP Tony Hayward đã cố gắng thuyết phục Thái tử Sheik Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi dành 10% quỹ đầu tư quốc gia để mua BP. Ngoài ra, ông cũng đã “gõ cửa” một số nơi khác.
Rõ ràng, BP đang cố gắng tránh khỏi nỗ lực tiếp quản từ các công ty nước ngoài. Đó là chiến lược thông minh bởi những gã khổng lồ như ExxonMobil – nhà sản xuất năng lượng đứng thứ hai thế giới về doanh thu - và Chevron – nhà sản xuất năng lượng đứng thứ sáu trên thế giới về doanh thu đang tìm mọi cơ hội để “chộp lấy” BP – tập đoàn năng lượng đứng thứ ba thế giới. Thậm chí ngay cả Tập đoàn Reliance của Ấn Độ cũng đang cố gắng giành lấy vị trí điều hành tại BP.
Ngay cả Ấn Độ còn muốn mua BP, thì tại sao Trung Quốc lại không muốn? Bắc Kinh luôn sẵn tiền. Hồi tháng Năm, PetroChina tuyên bố sẵn sàng bỏ ra ít nhất 60 tỷ USD để mua các trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của nước ngoài trong thập kỷ tới. Đó là một phần trong chiến dịch mua lại của Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc đã dành lượng kinh phí kỷ lục 32 tỷ USD để mua lại mỏ khai thác năng lượng của nước ngoài. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2009, Bắc Kinh rõ ràng đã chi tiêu quá nhiều cho tài sản nước ngoài.
Các cổ đông của BP sẽ không quan tâm nhiều tới tiền của Bắc Kinh và cả PetroChina. Theo chính sách trong quá khứ, Bắc Kinh chắc chắn sẽ chỉ đạo các ngân hàng nhà nước hỗ trợ tài chính để cho phép các công ty năng lượng nhà nước thực hiện thỏa thuận với BP, tập đoàn có thị trường vốn khoảng 115 tỷ USD. Tờ FT cho rằng, Bắc Kinh sẽ không mua tất cả cổ phần do “những trở ngại chính trị”. Liệu đó có là cơ hội để các quốc gia phương Tây “đánh bật” Trung Quốc và giành lấy BP?
Câu trả lời là có. Bắc Kinh đã cho thấy rằng, việc Trung Quốc kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ không có lợi cho các quốc gia khác. Ví dụ, tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ giảm 72% xuất khẩu khoáng sản đất hiếm. Đây là hạn chế mới nhất trong một loạt các hạn chế xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đối với mặt hàng này.
Hạn chế này của Trung Quốc gây ra lo ngại, bởi quốc gia này kiểm soát 97% lượng khoáng sản đất hiếm trên thế giới. Trung Quốc có được vị trí thống lĩnh trên thị trường như vậy là nhờ chính sách trợ cấp mỏ của Bắc Kinh. Kết quả là, các nhà sản xuất mỏ khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, không đủ khả năng cạnh tranh với giá cung cấp của Trung Quốc.
Bắc Kinh dường như vẫn chưa hài lòng với sự độc quyền của mình trên toàn cầu và đang tiếp tục cuộc hành trình “chinh phục” khác. Bắc Kinh quyết liệt hạn chế xuất khẩu và giành lợi thế rất lớn cho các nhà sản xuất trong nước nhằm tăng sự cạnh tranh nước ngoài, hoặc buộc các đối thủ nước ngoài chuyển đến sản xuất tại Trung Quốc, mặc dù điều này rõ ràng vi phạm các giao ước của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tất nhiên, chính phủ Trung Quốc không thể đầu cơ trong lĩnh vực sản xuất dầu mỏ toàn cầu như đã làm trên lĩnh vực sản xuất đất hiếm, bởi trên thế giới có khoảng 40 quốc gia với dự trữ hơn một tỷ thùng dầu, trong đó có 12 quốc gia là thành viên của OPEC, tuy nhiên, Bắc Kinh có thể kết hợp với các “đồng minh” để gây ra gián đoạn nguồn cung cấp tạm thời.
Chính quyền Trung Quốc sở hữu hơn 80% cổ phần của PetroChina. Công ty này là một trong những thương hiệu nhà nước của Trung Quốc và hoạt động dựa trên sự chỉ đạo của chính phủ. Nếu Bắc Kinh muốn sử dụng PetroChina cho mục đích chính trị, công ty này cũng sẽ làm theo.
(Stockbiz)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,281.40 | 4,861.40 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,383.60 | 3,983.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,066.80 | 12,766.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,721.50 | 1,371.50 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 208
- Truy cập hôm nay: 1621
- Lượt truy cập: 8601991