Huawei sẽ phải trả giá đắt cho tham vọng mở rộng trên đất Mỹ?
2010-07-10 10:20:15
Tập
đoàn Công nghệ Huawei đang có ý định mở rộng tại Mỹ thông qua các hoạt
động thu mua sáp nhập (M & A) và ký kết các hợp đồng cung ứng với
tập đoàn Telecom Trung Quốc (China Telecom), nhưng nỗ lực này có thể
khiến hãng chế tạo các thiết bị viễn thông này của Trung Quốc phải trả
giá đắt, bao gồm cả sự thay đổi cơ cấu mà công ty này đang xem xét.
Do lo ngại an ninh của chính phủ Mỹ, năm 2008, tập đoàn công nghệ Huawei đã bị buộc phải từ bỏ cuộc ra giá đấu thầu đối với 3Com. Theo các chuyên gia, các quan chức an ninh Mỹ vẫn luôn cảm thấy nghi ngờ sâu sắc đối với tập đoàn Huawei.
Washington cho rằng, ngọn nguồn của một loạt các cuộc tấn công mạng vào chính phủ Mỹ đều xuất phát từ Trung Quốc, hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới Google cũng cho hay, bản thân công ty này là nạn nhân của các tin tặc (hacker) Trung Quốc, những điều này đã làm gia tăng thêm nỗi lo sợ về các cuộc tấn công internet bắt nguồn từ Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc xâm lược cơ sở an ninh quốc gia Mỹ.
Những nỗi lo này đã khiến tập đoàn Huawei vấp phải sự cản trở cho tham vọng mở rộng tại Mỹ của công ty này, bao gồm cả cuộc đấu thầu của công ty này với hợp đồng thiết bị cỡ lớn cho tập đoàn viễn thông Mỹ SprintNextel.
Đồng thời, trong khi hãng điện thoại Motorola đang cân nhắc xem làm thế nào để xử lý các hoạt động kinh doanh viễn thông của mình, thì Huawei cũng được đánh giá là một nhà thu mua đầy tiềm năng.
Thậm chí mọi người còn cho rằng, Huawei có thể trở thành đối tác hợp tác của Quỹ phòng ngừa rủi ro Harbinge. Harbinger hiện đang sở hữu quyền khai thác mạng 4G, đồng thời còn hy vọng sẽ thiết lập mạng không dây 4G.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa thể xác định, liệu Huawei có thể thuyết phục các quan chức chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho cơ sở thông tin Mỹ chấp nhận và sẽ là một đối tác hợp tác đáng tin cậy hay không.
“Financial Times” của Anh đã từng phỏng vấn Huawei rằng: Công ty này dự định làm thế nào để thuyết phục các quan chức tin vào độ tin cậy của họ, nhưng Huawei từ chối trả lời.
Theo các luật sư và các cựu quan chức đang làm việc trong nội bộ Ủy Ban về đầu tư nước ngoài ở Mỹ (CFIUS), có một điểm rất rõ, nếu Huawei muốn có được tiến triển tại Mỹ, công ty này sẽ phải đồng ý một số điều kiện quan trọng. CFIUS là một nhóm phối hợp giữa các cơ quan có quyền ngăn cản hoặc phê chuẩn thu mua tài sản của Mỹ.
Người phụ trách của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington – ông James Lewis cho biết, là một công ty chưa lên sàn, Huawei sẽ phải xem xét việc lên sàn tại Mỹ hoặc Hồng Kông.
Đông thời, Huawei có thể vẫn phải cân nhắc việc điều chỉnh cơ cấu quản lý của mình. Chỉ có như vậy, mới có thể thật sự giảm bớt sự nghi ngờ của mọi người dành cho Huawei và xoa dịu nỗi lo và sự chỉ trích khi công ty này vẫn giữ mối quan hệ nào đó với quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Theo ông Lewis, Huawei đã áp dụng một số biện pháp để làm dịu những lo lắng của chính phủ Mỹ trên phương diện an ninh: Công ty này đã thành lập một công ty con tại Texas (Mỹ), tích cực tham gia vào các dự án cộng đồng khu vực, đồng thời đã trình một bản báo cáo tương tự như các công ty đã lên sàn khác cho Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC).
“Tất cả điều này xem ra khá tốt, nhưng liệu có đủ để loại bỏ bức xạ của họ hay không, vẫn còn rất khó đoán”, ông Lewis nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lewis, Huawei còn đang cân nhắc việc thành một một ủy ban cố vấn hoặc một nhóm do các cựu quan chức chính phủ cấp cao tổ thành, đây là chiến thuật mà các công ty nước ngoài thường dùng trong những ngành nhạy cảm tại Mỹ.
Ít nhất, trong bất kỳ thỏa thuận nào với công ty Mỹ, Huawei đều phải bảo đảm với CFIUS giống như đối tác thỏa thuận Alcatel Lucent đã đồng ý tự giác liên lạc với ủy ban này.
Năm 2007, thương vụ sáp nhập giữa Nokia và Siemens đã bị chịu sự điều tra chặt chẽ về mức độ an ninh quốc gia, bao gồm thực thi một loạt thủ tục để phán đoán liệu người nước ngoài có thể sử dụng thiết bị và phần mềm Mỹ hay không. Sau đó hai công ty này đã chấp nhận rất nhiều yêu cầu an ninh.
Ông Paul Marquardt – luật sư của Hãng luật Clearly Gottlieb, người rất thạo trong việc xử lý các thương vụ có liên quan đến CFIUS cho biết, một biện pháp cực đoan nhất là “thỏa thuận đại lý”. Dưới cơ chế này, các công ty nước ngoài được phép kinh doanh tại Mỹ, nhưng không được tham gia quản lý hoặc không có quyền kiểm soát trực tiếp.
Tuy nhiên, theo ông Marquardt, điều mà chính phủ Mỹ lo về Huawei là tính công nghệ, do đó không rõ sự sắp xếp này có thể khiến Mỹ hài lòng hay không.
“Điều mà họ lo lắng không phải là Huawei học hỏi làm thế nào để chế tạo ra máy dò đường, mà là Huawei có thể truy cập để lắp đặt các máy dò đường trên hệ thống internet của Mỹ”, ông Marquardt nhận định.
(Trích từ Stockbiz)
Do lo ngại an ninh của chính phủ Mỹ, năm 2008, tập đoàn công nghệ Huawei đã bị buộc phải từ bỏ cuộc ra giá đấu thầu đối với 3Com. Theo các chuyên gia, các quan chức an ninh Mỹ vẫn luôn cảm thấy nghi ngờ sâu sắc đối với tập đoàn Huawei.
Washington cho rằng, ngọn nguồn của một loạt các cuộc tấn công mạng vào chính phủ Mỹ đều xuất phát từ Trung Quốc, hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới Google cũng cho hay, bản thân công ty này là nạn nhân của các tin tặc (hacker) Trung Quốc, những điều này đã làm gia tăng thêm nỗi lo sợ về các cuộc tấn công internet bắt nguồn từ Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc xâm lược cơ sở an ninh quốc gia Mỹ.
Những nỗi lo này đã khiến tập đoàn Huawei vấp phải sự cản trở cho tham vọng mở rộng tại Mỹ của công ty này, bao gồm cả cuộc đấu thầu của công ty này với hợp đồng thiết bị cỡ lớn cho tập đoàn viễn thông Mỹ SprintNextel.
Đồng thời, trong khi hãng điện thoại Motorola đang cân nhắc xem làm thế nào để xử lý các hoạt động kinh doanh viễn thông của mình, thì Huawei cũng được đánh giá là một nhà thu mua đầy tiềm năng.
Thậm chí mọi người còn cho rằng, Huawei có thể trở thành đối tác hợp tác của Quỹ phòng ngừa rủi ro Harbinge. Harbinger hiện đang sở hữu quyền khai thác mạng 4G, đồng thời còn hy vọng sẽ thiết lập mạng không dây 4G.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa thể xác định, liệu Huawei có thể thuyết phục các quan chức chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho cơ sở thông tin Mỹ chấp nhận và sẽ là một đối tác hợp tác đáng tin cậy hay không.
“Financial Times” của Anh đã từng phỏng vấn Huawei rằng: Công ty này dự định làm thế nào để thuyết phục các quan chức tin vào độ tin cậy của họ, nhưng Huawei từ chối trả lời.
Theo các luật sư và các cựu quan chức đang làm việc trong nội bộ Ủy Ban về đầu tư nước ngoài ở Mỹ (CFIUS), có một điểm rất rõ, nếu Huawei muốn có được tiến triển tại Mỹ, công ty này sẽ phải đồng ý một số điều kiện quan trọng. CFIUS là một nhóm phối hợp giữa các cơ quan có quyền ngăn cản hoặc phê chuẩn thu mua tài sản của Mỹ.
Người phụ trách của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington – ông James Lewis cho biết, là một công ty chưa lên sàn, Huawei sẽ phải xem xét việc lên sàn tại Mỹ hoặc Hồng Kông.
Đông thời, Huawei có thể vẫn phải cân nhắc việc điều chỉnh cơ cấu quản lý của mình. Chỉ có như vậy, mới có thể thật sự giảm bớt sự nghi ngờ của mọi người dành cho Huawei và xoa dịu nỗi lo và sự chỉ trích khi công ty này vẫn giữ mối quan hệ nào đó với quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Theo ông Lewis, Huawei đã áp dụng một số biện pháp để làm dịu những lo lắng của chính phủ Mỹ trên phương diện an ninh: Công ty này đã thành lập một công ty con tại Texas (Mỹ), tích cực tham gia vào các dự án cộng đồng khu vực, đồng thời đã trình một bản báo cáo tương tự như các công ty đã lên sàn khác cho Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC).
“Tất cả điều này xem ra khá tốt, nhưng liệu có đủ để loại bỏ bức xạ của họ hay không, vẫn còn rất khó đoán”, ông Lewis nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lewis, Huawei còn đang cân nhắc việc thành một một ủy ban cố vấn hoặc một nhóm do các cựu quan chức chính phủ cấp cao tổ thành, đây là chiến thuật mà các công ty nước ngoài thường dùng trong những ngành nhạy cảm tại Mỹ.
Ít nhất, trong bất kỳ thỏa thuận nào với công ty Mỹ, Huawei đều phải bảo đảm với CFIUS giống như đối tác thỏa thuận Alcatel Lucent đã đồng ý tự giác liên lạc với ủy ban này.
Năm 2007, thương vụ sáp nhập giữa Nokia và Siemens đã bị chịu sự điều tra chặt chẽ về mức độ an ninh quốc gia, bao gồm thực thi một loạt thủ tục để phán đoán liệu người nước ngoài có thể sử dụng thiết bị và phần mềm Mỹ hay không. Sau đó hai công ty này đã chấp nhận rất nhiều yêu cầu an ninh.
Ông Paul Marquardt – luật sư của Hãng luật Clearly Gottlieb, người rất thạo trong việc xử lý các thương vụ có liên quan đến CFIUS cho biết, một biện pháp cực đoan nhất là “thỏa thuận đại lý”. Dưới cơ chế này, các công ty nước ngoài được phép kinh doanh tại Mỹ, nhưng không được tham gia quản lý hoặc không có quyền kiểm soát trực tiếp.
Tuy nhiên, theo ông Marquardt, điều mà chính phủ Mỹ lo về Huawei là tính công nghệ, do đó không rõ sự sắp xếp này có thể khiến Mỹ hài lòng hay không.
“Điều mà họ lo lắng không phải là Huawei học hỏi làm thế nào để chế tạo ra máy dò đường, mà là Huawei có thể truy cập để lắp đặt các máy dò đường trên hệ thống internet của Mỹ”, ông Marquardt nhận định.
(Trích từ Stockbiz)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 145
- Truy cập hôm nay: 1290
- Lượt truy cập: 8601660