Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chìa khóa bí mât cho thành công của kinh tế Trung Quốc
2010-07-08 09:41:19

Nhờ thực hiện chính sách quyết đoán "tấn công phủ đầu" vào cơn bóng bóng nhà đất, thị trường bất động sản ở Trung Quốc đã được bình ổn.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay có thể đạt 10%. Trong khi một số quốc gia vẫn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc các hệ quả của nó thì thách thức của Trung Quốc một lần nữa là làm cách nào để kiểm soát sự bùng bổ kinh tế.

Theo trang RealClearWorld.com, nhờ thực hiện chính sách quyết đoán "tấn công phủ đầu" vào cơn bóng bóng nhà đất, thị trường bất động sản ở Trung Quốc đã được bình ổn. Đây là một tin tức tốt lành cho nền kinh tế nước này, nhưng có thể sẽ làm thất vọng những ai cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép cơn bong bóng này phòng ngày càng to hơn nữa, cuối cùng là một vụ đổ vỡ.

Liệu những chính sách điều chỉnh thị trường nhà đất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tổng thể hay không còn phụ thuộc vào định nghĩa "việc ảnh hưởng" này như thế nào. Giá tài sản thấp hơn có thể làm chậm tăng trưởng GDP và vốn đầu tư, nhưng nếu việc giảm tốc độ này ở mức từ 11-9%, Trung Quốc sẽ tránh được tình trạng nền kinh tế quá nóng, đồng thời vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao bền vững.

Đối với Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 37% hiện nay của vốn đầu tư nhà đất có nhiều tiêu cực. Giới phân tích cho rằng tỷ lệ tăng trưởng lý tưởng cho năm nay là giảm xuống còn khoảng 27%.

Trung Quốc đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 30 năm qua mà không hề có bất kỳ biến động hay gián đoạn lớn nào. Ngoại trừ sự suy thoái giai đoạn 1989-1990 sau sự kiện Thiên An Môn, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn này đạt 9,45%, trong đó đỉnh điểm là 14,2% trong năm 1994 và 2007 và thấp nhất là 7,6% trong năm 1999.

Trong khi hầu hết các nền kinh tế lớn trong giai đoạn đầu phát triển thường trải qua các cuộc khủng hoảng. Câu chuyện của Trung Quốc dường như rất khác thường và đã gây ra những lời đồn đoán về "một vụ sụp đổ sắp tới." Tất cả những dự đoán như vậy đều sai lầm, nhưng nếu câu chuyện này càng kéo dài thì càng có nhiều cho rằng sẽ có một kết thúc xấu.

Tuy nhiên, tác giả Fan Gang cho rằng không có điều gì bất thường về mô hình tăng trưởng không thể đổ vỡ của Trung Quốc ngoài sự can thiệp kinh tế vĩ mô hiệu quả ở những thời kỳ bùng bổ.

Chắc chắn những cải cách thể chế và phát triển kinh tế có thể tạo ra sự bất ổn. Thật vậy, mô hình chính phủ trung ương thừa kế từ một nền kinh tế kế hoạch cũ kỹ, với các kế hoạch phát triển kéo dài, tạo ra những biến động và góp phần gây ra sự bất ổn vào đầu những năm 1980. Nhưng chính phủ trung ương phải chịu trách nhiệm về vấn đề lạm phát trong thời kỳ phát triển quá nóng vì e ngại rằng cơn bong bóng đổ vỡ sẽ gây ra thất nghiệp. Các chính quyền địa phương và những doanh nghiệp nhà nước không có những quan ngại này. Họ muốn tăng trưởng GDP cao mà không lo ngại về các hậu quả kinh tế vĩ mô. Họ muốn vay càng nhiều càng tốt để tài trợ cho các dự án đầu tư tham vọng, mà không lo ngại về việc trả nợ hay gây ra lạm phát.

Nguyên nhân chính của việc phát triển quá nóng đầu những năm 1990 là việc các chính quyền địa phương vay mượn quá nhiều. Tỷ lệ lạm phát tăng lên tới 21% trong năm 1994 - mức cao nhất trong vòng 30 năm qua, và một khoản nợ lớn địa phương chiếm tới 40% tổng tín dụng của khu vực ngân hàng nhà nước vào giữa những năm 1990. Nguồn gốc gây bất ổn này đã được hạn chế do những chính sách thắt chặt đối với khả năng vay mượn của chính quyền địa phương kể từ những năm 1990.

Tỷ lệ lạm phát tương đối cao vào đầu những năm 1990 là lời cảnh báo đối với các nhà hoạch định chính sách của chính phủ trung ương về các nguy cơ kinh tế vĩ mô do sự tăng trưởng quá nhanh gây ra. Sự đổ vỡ bong bóng của nền kinh tế Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và các nền kinh tế Đông Nam Á vào cuối thập kỷ này đã cho thấy một bài học chấm dứt việc tin rằng các cơn bong bóng không bao giờ đổ vỡ.

Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách hãm phanh đối với nền kinh tế mỗi khi có xu hướng phát triển quá nóng. Các biện pháp nghiêm ngặt được thực hiện vào đầu những năm 1990 để giảm việc cung cấp tiền và ngăn chặn sự đầu tư quá mức, do đó chận đứng tình trạng lạm phát phi mã.

Trong chu kỳ phát triển gần đây, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu hạ nhiệt nền kinh tế vào đầu năm 2004 khi mà nước này vừa mới trỗi dậy khỏi sự suy thoái do tác động của đại dịch SARS năm 2003. Vào cuối năm 2007, khi tăng trưởng GDP lên 13%, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách chống bong bóng nghiêm ngặt trong các ngành công nghiệp và thị trường tài sản.

Các học thuyết kinh tế cho rằng tất cả các cuộc khủng hoảng xảy ra do các cơn bong bóng hoặc sự phát triển quá nóng, vì vậy nếu kiểm soát được các cơn bong bóng thì có thể ngăn chặn được khủng hoảng. Điều quan trọng nhất đối với việc giải quyết vấn đề này không phải là thực hiện chính sách kích thích sau khi sự sụp đổ đã xảy ra mà phải chủ động trong thời kỳ kinh tế bùng nổ và ngăn chặn các cơn bong bong ngay từ khi chúng còn ở trong trứng nước.

Hiện vẫn chưa rõ liệu có phải tất cả những nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có phải là những sinh viên xuất sắc về kinh tế hiện đại hay không. Nhưng dường như những gì mà họ đã thực hiện có vẻ tốt hơn so với những đối tác ở các quốc gia khác đang làm.

Nền kinh tế Trung Quốc tạo đà cho kinh tế thế giới

Các chuyên gia kinh tế mới đây nhận định rằng bên cạnh việc đưa nền kinh tế nước nhà thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng vào sự phục hồi của kinh tế thế giới.

Nhà nghiên cứu cao cấp Zhao Zhinping của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc cho hay việc nước này thoát khỏi khủng hoảng kinh tế sớm hơn các nền kinh tế chủ chốt khác không có nghĩa kinh tế Trung Quốc được lợi nhiều nhất. Xét tổng thể, thế giới được lợi không kém Trung Quốc từ đà tăng trưởng mạnh mẽ của nước này sau khủng hoảng.

Cũng như các nền kinh tế chủ chốt khác, Trung Quốc bị tác động nặng nề trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khi người lao động mất việc làm và thương mại giảm sút, nhất là trong nửa cuối năm 2008.

Tháng 8/2008, Trung Quốc đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua gói kích thích kinh tế quy mô lớn khi chính phủ nước này công bố gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ (589,67 tỷ USD) và chuyển chính sách tài chính từ "thận trọng" sang "tiên phong" và chính sách tiền tệ từ "chặt" sang "tương đối lỏng."

Theo ông Zhao, chính sách trên của Trung Quốc là kịp thời và mang lại hiệu quả, giúp cho nền kinh tế này có thể nhấn chìm được khủng hoảng sớm hơn các nước khác.

Năm 2009, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 8,7%, vượt mục tiêu chính thức 8% mà nước này đã đề ra. Tăng trưởng GDP của phục hồi kinh tế thế giới tiếp tục tăng tốc, với mức tăng 11,9% trong quý 1/2010.

Ngoài việc đảm bảo tăng trưởng, Trung Quốc cũng truyền năng lượng vào nền kinh tế thế giới thông qua các biện pháp kích thích tăng trưởng, tạo thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của các đối tác thương mại, đồng thời củng cố lòng tin vào đà phục hồi kinh tế nước nhà.

Giám đốc ngân hàng đầu tư quốc tế Robert Lawrence Kuhn cho hay vào đầu cuộc khủng hoảng, nhiều người lo ngại kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, vì thị trường việc làm của nước này vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Nhưng giờ đây, người ta nhận thức được rằng sự đối phó nhanh của Trung Quốc trước khủng hoảng không chỉ giúp kinh tế nước này ổn định và tăng trưởng, mà còn tránh cho thế giới khỏi rơi vào suy thoái sâu hơn.

Giáo sư kinh tế thuộc trường Đại học Nottingham, Yao Shujie, cho rằng các nền kinh tế đang nổi lên được lợi từ tăng trưởng kinh tế ổn định của Trung Quốc trong giai đoạn khủng hoảng.

Việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh ở mức 8,7% trong năm 2009 cho thấy Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô và các sản phẩm công nghiệp bán thành phẩm, giúp các nước xuất khẩu những sản phẩm này, trong đó có Brazil, Australia, Nga, và nhiều nước châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, hồi phục nhanh chóng khỏi khủng hoảng.

Bên cạnh đó, theo ông Zhao, tăng trưởng xuất khẩu đã giúp các nước phát triển phục hồi kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, đặc biệt là từ đầu năm nay, và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ chốt.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển nói trên, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng 42% trong bốn tháng đầu năm nay, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ chỉ tăng 13%. Trong năm tháng đầu năm 2010, nhập khẩu của Trung Quốc tăng 57,5%, cao hơn mức tăng xuất khẩu 32,2% của nước này sang các nước khác.
Theo Khắc Hiếu,Như Mai
Vietnam+




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 135
  • Truy cập hôm nay: 1222
  • Lượt truy cập: 8601592