Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu kể: “Quyết định “bơm” cho các ngân hàng thương mại 70.000 tỉ đồng nhằm đảm bảo thanh khoản và đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào những ngày đầu tháng 2-2010 là quyết định khó khăn nhất của NHNN trong nửa đầu năm nay.
Lúc đó là trước Tết Âm lịch, nhu cầu rút tiền chi tiêu của doanh nghiệp và người dân rất cao. Không thể để các ngân hàng thiếu tiền. Nhưng đưa ra rồi, sau Tết có hút được tiền về không? Bài học tiền sau Tết không quay lại ngân hàng của năm 2008 vẫn còn đó.
Một ngày trước Tết, chúng tôi gọi xuống Vietcombank và được báo ngân hàng này còn 3.000 tỉ đồng đã kiểm đếm và 1.000 tỉ đồng chưa kiểm đếm. Như vậy khả năng tiền quay về ngân hàng là có cơ sở”.
Lãi suất thấp không đến tay doanh nghiệp
Không nghi ngờ gì là trong suốt 180 ngày qua, kiềm chế lạm phát luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của NHNN. Chính sách lãi suất, tăng trưởng tín dụng, kiểm soát dòng tiền vào ra qua kênh thị trường mở, cả về khối lượng và kỳ hạn, đều xoay quanh mục tiêu này.
Có thể nói cơ quan quản lý ngành ngân hàng đã “phòng thủ chặt” trước nguy cơ lạm phát và chính sách tiền tệ, thay vì đi trước và dự báo sự gia tăng của chỉ số giá cả (CPI), thì lại ở tình trạng luôn đuổi theo sau CPI.
Sau khi “bơm” mạnh tiền ra vào trước Tết, trong tháng 3-2010 NHNN hút về một lượng tiền kỷ lục, tới 38.600 tỉ đồng (nguồn: Bloomberg). Nhưng tháng 3 cũng là thời điểm chỉ số lạm phát bắt đầu tăng chậm lại, từ tăng 1,96% của tháng 2 xuống 0,75% của tháng 3-2010.
Lẽ ra
trong bối cảnh đó, lượng tiền nên được đưa ra nhiều hơn nhằm hạ
ngay
mặt bằng lãi suất, kích thích doanh nghiệp vay vốn, đặc biệt
trong
điều kiện Chính phủ đã “bật đèn xanh” yêu cầu NHNN nghiên cứu
áp
dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các dự án kinh doanh
hiệu
quả. Lúc này, sự đuổi theo có phần chậm chạp của chính sách
tiền
tệ thể hiện ngày càng rõ.
Tháng 4-2010 lạm phát chỉ tăng 0,14% so với tháng 3, nhưng tiền vẫn được tiếp tục hút vào qua thị trường mở với lượng hút ròng 6.700 tỉ đồng. Cơ chế lãi suất thỏa thuận lúc đầu chỉ dừng ở ngắn hạn. Tăng trưởng tín dụng bốn tháng đầu năm chỉ nhỉnh hơn 6% so với cuối năm 2009.
Kỳ vọng của NHNN là tiền đưa ra sẽ được các ngân hàng sử dụng để cho vay, tăng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên các ngân hàng đã không mặn mà phát triển tín dụng, một phần vì chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thấp, phần khác doanh nghiệp không muốn vay. Thay bằng cho vay, ngân hàng tập trung mua trái phiếu chính phủ, kéo lãi suất trái phiếu kỳ hạn ba năm chỉ còn 10,6%/năm. Mức lãi suất này thấp hơn khoảng 1%/năm so với lãi suất huy động và thấp hơn 2,7%/năm so với lãi suất cho vay bình quân của 12 ngân hàng lớn được NHNN tổng hợp và công bố vào cuối tháng 5-2010 là 13,3%/năm.
Các ngân
hàng, trong đó có nhiều ngân hàng nhỏ, chấp nhận mua trái
phiếu với
lãi suất thấp, vì đó là tấm vé để vào thị trường mở, nơi
tiền
đang được “bơm” ra với lãi suất 7-8%/năm. Động thái này cho thấy
một
nghịch lý: NHNN “bơm” tiền giá thấp với mục tiêu để tiền đó
chảy
vào sản xuất - kinh doanh, nhưng giá thấp đó lại đang được các
ngân
hàng tận dụng để cải thiện lợi nhuận cho chính họ.
Không thể trách các ngân hàng thương mại, bởi phân khúc nào của thị trường có lợi nhuận, họ sẽ không bỏ qua. Sự thay đổi phải ở chính sách tiền tệ, không phải ở một trong số các đối tượng điều chỉnh của chính sách đó là tổ chức tín dụng!
Chiến thuật mới trong điều hành tỷ giá
Không chỉ “bơm” ra số lượng tiền lớn mà vào đầu tháng 2-2010 NHNN còn điều chỉnh tỷ giá. Lần điều chỉnh này khác hẳn so với lần điều chỉnh cuối tháng 11-2009. Cái khác là ở chỗ sự điều chỉnh diễn ra trong lúc cung - cầu thị trường cân bằng, kiều hối về nhiều và cận Tết nên người dân cũng như doanh nghiệp không chú ý nhiều lắm. Phải thừa nhận thời điểm điều chỉnh khá thích hợp và thể hiện tính chủ động của cơ quan quản lý.
Sau đó, là áp dụng một chiến thuật mới trong điều hành ngoại hối: “tạm ứng... tương lai”. Chiến thuật đó cho đến nay tương đối thành công bởi ngoại tệ được cho vay vẫn đang trong vòng quay, chưa đến kỳ đáo hạn. Thật khó để có được con số tuyệt đối về dư nợ ngoại tệ của hệ thống ngân hàng hiện nay, nên dự báo biến động tỷ giá khi các khoản vay đồng loạt đến hạn là không dễ.
Song dù
thế, do ảnh hưởng của thị trường thế giới, đồng tiền Việt Nam
đang
gián tiếp lên giá khá mạnh. Trước hết là euro mất giá so với
hầu
hết các đồng tiền, và cũng mất giá so với đồng Việt Nam, từ
27.000
đồng xuống 23.500-24.500 đồng/euro.
Trong khi đó đô la Mỹ cũng lên giá
trên thị trường quốc tế, trong khi tỷ giá niêm yết của ngân
hàng ổn
định quanh mức 19.000 đồng/đô la Mỹ, khiến giá trị tiền đồng
tăng lên.
Sự tăng giá này khuyến khích nhập khẩu và ít nhiều gây khó cho
xuất
khẩu. Thâm hụt cán cân thương mại trong quí 2-2010 trên thực tế
cao hơn
nhiều nếu không tính xuất khẩu vàng.
Thêm một lần nữa, vàng lại “cứu” kim ngạch xuất khẩu, nhưng liệu việc đó có kéo dài mãi? Nếu không, thì tỷ giá phải được điều hành như thế nào để hỗ trợ xuất khẩu?
Vàng chảy ra, ngoại tệ chảy về, nhưng...
Tổng cục Thống kê công bố sáu tháng đầu năm giá trị xuất khẩu vàng đã đạt 1,34 tỉ đô la Mỹ. Hầu hết các công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý đều có chức năng xuất khẩu nữ trang và không cần hạn ngạch. Thay bằng xuất vàng miếng, những chiếc kiềng, vòng nặng hàng ký lô được gọi là trang sức và xuất khẩu.
Cái “mới”
là ở chỗ do NHNN không cấp hạn ngạch xuất khẩu vàng và lượng
vàng huy
động của các ngân hàng đang tụt giảm nhanh do lãi suất gửi
vàng đang
tiệm cận mức 0%/năm, người dân đã chuyển hóa vàng thành tiền.
Nhu cầu tích trữ vàng giảm đi, giá trong nước đang thấp hơn giá quốc tế, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Vàng chảy ra, ngoại tệ chảy về. Mấu chốt chính là không biết bao nhiêu vàng của người dân đã được chuyển đổi thành ngoại tệ, bao nhiêu thành nội tệ.
Chỉ một
điều chắc chắn là dự trữ bằng ngoại tệ của dân đang tăng lên
một
phần từ chuyển đổi vàng, bởi không phải 100% số vàng họ bán
ra được
chuyển thành tiền đồng gửi ngân hàng. NHNN có tính toán và
kiểm
soát được quy mô sự gia tăng đó?
Đơn giản, với dự trữ ngoại tệ trong dân lớn hơn, một khi tỷ giá biến động, quy mô can thiệp của NHNN cũng phải lớn tương ứng, cả về mức độ đô la Mỹ mang ra mua bán cũng như tầm bao quát của chính sách.
Nhìn về tương lai, sáu tháng cuối năm thị trường tiện tệ sẽ gặp hai chướng ngại vật. Thứ nhất, tăng trưởng GDP quí 1-2010 là 5,83%, quí 2 dự kiến 6,2-6,4%. Để đạt mục tiêu 6,5% cả năm, GDP quí 3 và quí 4 cần tăng trưởng ở mức 7%.
Tín dụng phải tăng trưởng ở mức nào để đáp ứng đòi hỏi này? Một mình công cụ thị trường mở với van điều tiết tiền ra - vào ngắn hạn khó gánh vác cả trọng trách lớn nói trên. Cho đến nay vai trò của công cụ tái cấp vốn, tuy đã được nói tới, vẫn còn mờ nhạt.
Thứ hai,
lạm phát thường tăng mạnh trở lại trong quí 4 sau khi giảm trong
quí 2
và 3. Lẽ ra chính sách tiền tệ đã phải thúc đẩy tăng trưởng
tín
dụng nhanh và hợp lý ngay trong quí 2 và quí 3 tới để sau đó
giảm
dần trong quí 4.
Nếu tín dụng sang tháng 7-2010 mới tăng tốc, rồi tháng 9-10 lại giảm tốc, thì liệu có quá giật cục trong thời gian ngắn? Thị trường tiền tệ đang đòi hỏi ở cơ quan điều hành không chỉ sự ứng biến đúng, mà còn phải nhanh. Mà sự phản ứng nhanh đó không phải lúc nào NHNN cũng có được.
Theo Hải Lý
TBKTSG
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 167
- Truy cập hôm nay: 939
- Lượt truy cập: 8601309