Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Hàng Trung Quốc sẽ không còn rẻ?
2010-06-08 13:15:13

Thế giới sẽ chịu tác động không nhỏ khi các công ty và chính quyền các tỉnh tại Trung Quốc nâng lương người lao động.
 
Chi phí kinh doanh, sản xuất tại Trung Quốc đang tăng cao.

Các nhà máy khu vực duyên hải tăng lương giờ cho công nhân. Chính quyền các tỉnh nâng mức lương tối thiểu.

Và nếu chính phủ Trung Quốc quyết định nâng giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD vào cuối năm nay, đúng theo dự báo của các chuyên gia, chi phí sản xuất tại Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng.

Lương công nhân tại Trung Quốc hiện vẫn thấp nếu so với Mỹ và châu Âu, lương công nhân tính theo giờ tại nhà máy ở miền Nam Trung Quốc hiện chỉ là 75 cent/giờ.

Các chuyên gia kinh tế nhận định việc mức lương được điều chỉnh tăng cuối cùng sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến kinh tế toàn cầu, giá các loại hàng hóa, từ áo phông cho đến máy chủ máy tính, điện thoại thông minh sẽ đồng loạt tăng.

Nói đến 2 thập kỷ chuyển trọng tâm sang lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, ông Dong Tao, chuyên gia kinh tế tại Credit Suisse, nhận xét: “Bao lâu nay, Trung Quốc mang yếu tố kiềm chế lạm phát trên thế giới. Thế nhưng kỷ nguyên đó có thể bắt đầu đã đến hồi kết.”

Ngày Chủ nhật, Foxconn Technology, một trong những hãng sản xuất thiết bị điện tử và linh kiện theo hợp đồng nổi tiếng thế giới, cho biết từ tháng 10/2010 sẽ tăng gấp đôi lương công nhân cho phần lớn trong số 800 nghìn lao động của công ty này tại Trung Quốc.

Mức lương mới sẽ là 2.000 nhân dân tệ tương đương khoảng 300USD ở mức tỷ giá hiện tại.

Thông báo này cuối cùng được đưa ra sau quá nhiều vụ tự tử tại nhà máy miền Nam Trung Quốc và chịu áp lực từ làn sóng chỉ trích của dư luận.

Theo Foxconn, hãng có trụ sở chính tại Đài Loan và hiện đang tuyển dụng 800 nghìn công nhân tại Trung Quốc, hãng muốn cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Tuần trước, hãng xe Honda của Nhật cho biết đã đồng ý nâng lương từ 24% đến 32% cho khoảng 1.900 công nhân tại nhà máy ở miền Nam Trung Quốc để chấm dứt những cuộc biểu tình của công nhân. Như vậy một công nhân nhà máy Honda sẽ kiếm được tối thiểu 300USD/tháng, chưa tính lương làm thêm giờ.

Ngày thứ Năm tuần trước, chính quyền thành phố Bắc Kinh công bố nâng lương tối thiểu thêm 20% lên 960 nhân dân tệ tương đương 140USD. Chính quyền nhiều thành phố khác dự kiến cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự.

Theo các chuyên gia phân tích, những thay đổi trên được đưa ra dưới áp lực của người lao động và dư luận Trung Quốc, ngoài ra còn để ứng phó với thực tế giá thực phẩm và nhà đất tăng quá cao, lương người lao động nông thôn mất sức mua.

Công nhân Trung Quốc, trước khi tăng lương, thông thường kiếm được khoảng 200USD/tháng; tuần làm việc từ 6 đến 7 ngày.

Còn nhiều yếu tố khác dẫn đến việc tăng lương. Các chuyên gia phân tích cho rằng chính phủ Trung Quốc đang cố gắng hỗ trợ tăng lương như một cách kích thích tiêu dùng nội địa và giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, có điều kiện đầu tư nhiều hơn vào sản phẩm đổi mới hoặc có giá trị cao hơn.

Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc ủng hộ tăng lương còn bởi họ hy vọng sẽ có thể giảm bớt chênh lệch giàu – nghèo.

Nhà máy sản xuất lớn đang tăng lương để cố gắng hút lao động ở thời điểm nhà máy khu vực duyên hải đang đưa ra quyết định tương tự và khốn khổ với tình trạng thiếu lao động.

Theo giám đốc điều hành của Foxconn, 20 nghìn công nhân bỏ việc 1 tháng và ban giám đốc vì thế lại phải tiến hành tuyển mới.

Ông Marshall W. Meyer, chuyên gia về Trung Quốc tại đại học University of Pennsylvania, cho biết cấu trúc nhân khẩu học tại Trung Quốc đang thay đổi, nguồn cung lao động trẻ giảm dần, giới chủ Trung Quốc vì thế buộc phải tăng lương.

Triển vọng chính phủ Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ khiến các công ty Trung Quốc đau đầu nhiều nhất bởi khi đó hàng hóa của họ tại thị trường nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn.

Chính phủ Trung Quốc đã hứa nâng giá đồng nhân dân tệ. Thế nhưng khi khủng hoảng kinh tế tài chính xảy ra, chính phủ Trung Quốc đã neo tỷ giá trở lại để bảo vệ các công ty xuất khẩu.


Ông Pietra Rivoli, giáo sư chuyên ngành kinh doanh quốc tế tại Georgetown University và đồng thời là tác giả cuốn “Chuyến du lịch của chiếc áo phông trong kinh tế toàn cầu” nhận xét ảnh hưởng của chi phí lao động tăng cao sẽ khác nhau đối với từng ngành. Nhà máy chuyên sản xuất hàng giá trị gia tăng thấp sẽ được chuyển sang nhà máy phía Tây Trung Quốc, Việt Nam hoặc Bangladesh.

Nhà máy sản xuất hàng điện tử công nghệ cao như điện thoại di động thông minh sẽ vẫn tồn tại bởi Trung Quốc có hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống kiểm tra chất lượng tốt.

Các chuyên gia kinh tế nhận định sự cải tổ đang dần đến. Người công nhân Trung Quốc cần được hưởng lợi tốt hơn từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Trung Quốc cũng cần kích thích tiêu dùng nội địa.

Chính phủ Mỹ và châu Âu đã gây áp lực buộc chính phủ Trung Quốc kích thích tiêu dùng nội địa, giảm thặng dư thương mại để giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bà Mary Gallagher, giám đốc trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc tại đại học University of Michigan, nói: “Trung Quốc sẽ không mất đi nền sản xuất bởi nước này có thị trường nội địa rộng lớn nhưng sẽ chuyển sang sản xuất hàng có giá trị gia tăng cao. Đó mới là tham vọng của Trung Quốc. Người Trung Quốc không muốn nước họ chỉ là công xưởng của thế giới mà muốn sản xuất hàng công nghệ cao.”

Ngọc Diệp
Theo Nytimes





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,549.305,079.30
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,612.404,122.40
100g ABC Bullion Bar
14,734.4013,234.40
1kg ABC Bullion Silver
1,752.301,352.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 296
  • Truy cập hôm nay: 4826
  • Lượt truy cập: 8838912