Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Ngân hàng tăng lãi suất huy động, doanh nghiệp chờ giảm lãi vay
2010-06-02 09:39:03


Thứ tư, 02/06/2010 8:55:02
Trong những ngày vừa qua, lãi suất huy động tiền đồng trên thị trường có chiều hướng nhích nhẹ, các ngân hàng lý giải là để nâng cao sức cạnh tranh và thu hút thêm vốn, chuẩn bị tốt "cung" đón "cầu" gia tăng trong nửa cuối năm. Song, đối với lãi suất cho vay, các nhà băng thừa nhận, mặt bằng lãi suất cho vay thỏa thuận hiện nay dù đã giảm so với trước, nhưng tâm lý khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp vẫn kỳ vọng sẽ giảm thêm.


Áp lực phải giảm lãi vay

Thời gian qua, lãi suất cho vay thỏa thuận đã giảm đáng kể. Cụ thể, so với đầu tháng 5, lãi suất cho vay tiền đồng ngắn hạn giảm khoảng 1 - 1,5%/năm, mức thấp nhất hiện nay là 12,5%/năm. Lãi suất cho vay trung và dài hạn hiện dao động trong khoảng 14 - 16%/năm, tùy từng nhà băng.

Tuy nhiên, theo các ngân hàng, tăng trưởng dư nợ trong tháng 5/2010 không mấy khả quan hơn so với tháng trước đó. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ tại TP. HCM cho biết, mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VND ngắn hạn mà ngân hàng ông áp dụng trong tháng 5 chỉ còn 13%/năm, đồng thời có nhiều ưu đãi khác cho khách hàng. Thế nhưng, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vẫn chưa thay đổi nhiều so với những tháng đầu năm.

"Trước áp lực lãi suất hiện nay, chúng tôi chỉ có thể sử dụng vốn vay để đầu tư cho những dự án cảm thấy lợi nhuận thu về đã chắc chắn đến gần 90%, đồng thời chỉ dám đầu tư vào dự án sản xuất - kinh doanh ngắn hạn, tạm dừng dự án trung hạn. Mặt khác, doanh nghiệp phải quản lý được dòng tiền của mình, cũng như quản lý được vốn vay, hay nói cách khác là luôn giữ thanh khoản vốn tốt để chủ động trong sản xuất - kinh doanh, nhằm tránh áp lực lãi vay", đại diện một doanh nghiệp thép tại Đồng Nai nói.

Vì thế, việc ngân hàng phải giảm tiếp lãi suất cho vay là điều khó tránh, nhưng có thể chưa giảm ngay cùng một lúc, mà đòi hỏi có thêm thời gian cân đối chi phí. Đặc biệt là khi lãi suất huy động vốn đầu vào của các ngân hàng chưa thể sớm cắt giảm.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có cuộc họp với các ngân hàng thương mại để đưa ra giải pháp cần thiết cho việc điều chỉnh lãi suất thỏa thuận. Đồng thời, chấn chỉnh hoạt động khuyến mãi, cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn cũng như ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi.

Theo một cán bộ cấp cao của Vietcombank, với mặt bằng lãi suất thỏa hiện đã giảm 1 - 2%/năm so với tháng 3 là phù hợp để cho vay, nhưng giảm thêm lãi vay là cần thiết.

Phó tổng giám đốc ABBank, ông Phạm Quốc Thanh cho rằng, nhu cầu vốn của khách hàng có dấu hiệu khả quan hơn so với đầu tháng 4, song để kích thích được tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới, thì nhiều khả năng phải giảm thêm lãi suất cho vay. Ông Thanh dự báo, lãi suất thỏa thuận sẽ giảm thêm 0,5 - 1%/năm, tùy từng khoản vốn cho vay khác nhau (ngắn, trung hoặc dài hạn).

Chính vì vậy, mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ khó tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, các ngân hàng phải tính đến việc tiết giảm chi phí đầu vào để có điều kiệm giảm thêm lãi suất đầu ra, từ đó mới có thể phát triển được thị phần cho vay. Bởi theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, mức lãi suất huy động vốn bình quân hiện nay xoay quanh ngưỡng 11%/năm so với lạm phát 5 tháng đầu năm là đã thực dương. Đây cũng là cơ sở để đưa ra chủ trương hạ lãi suất huy động xuống mức 10%/năm và lãi suất cho vay thỏa thuận còn 12%/năm.

…để tín dụng tăng trưởng

Trên thực tế, mục tiêu tăng trưởng dư nợ được các ngân hàng xây dựng dù ở mức khiêm tốn, nhưng để hoàn tất được kế hoạch xây dựng cho năm nay, theo nhiều nhà băng là không dễ. Một phần là do nhu cầu vốn của khách hàng 5 tháng đầu năm giảm trước áp lực lãi suất tăng cao, nên ngân hàng chưa phát triển được tín dụng. Tổng giám đốc VietA Bank, ông Phạm Duy Hưng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng xây dựng cho năm 2010 chỉ cao hơn năm trước 25%, nhưng áp lực đối với Ngân hàng là không nhỏ.

Theo ông Hưng, tăng trưởng dư nợ tín dụng 5 tháng đầu năm nay của VietA Bank chưa đáng kể, do doanh nghiệp kỳ vọng lãi vay giảm thêm. Với khách hàng cá nhân, lãi suất 14 - 15%/năm cũng chưa phải là lựa chọn để tiếp cận vốn vay.

So với năm trước, mục tiêu dư nợ mà các ngân hàng đưa ra năm nay hầu như không cao hơn, vì phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng chung của ngành. Chẳng hạn, DongA Bank đưa ra mục tiêu tăng trưởng dư nợ năm 2010 là 25%, không cao hơn so với năm trước. OCB dự kiến đạt mức tăng trưởng dư nợ 30%. Saigon Bank đặt kế hoạch tăng trưởng dư nợ năm 2010 cao hơn 15% so với năm trước, nhưng hạn chế cho vay trung - dài hạn, do nguồn vốn huy động còn hạn hẹp.

Thế nhưng, theo đại diện của OCB, khách hàng vay vốn vẫn kỳ vọng lãi suất thỏa thuận giảm thêm, trong khi khách hàng gửi tiền không muốn lãi suất thấp. Đây là bài toán khó trong cân đối chi phí và phát triển thị phần (cả cho vay và huy động) của ngân hàng hiện nay. Khác với 3 tháng đầu năm, hiện các ngân hàng đã từ chối những khoản vốn huy động được "chào" với lãi suất cao và chỉ trả lãi suất cho người gửi tiền theo mức được công bố công khai. Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt và khó khăn trong huy động vốn gia tăng đã buộc các nhà băng phải thêm khuyến mãi để nâng cao tính hấp dẫn mới kỳ vọng thu hút được vốn.

Các ngân hàng cho biết, lợi nhuận trong hoạt động tín dụng phải co dần mới có thể giữ được thị phần cũng như phát triển được các dịch vụ khác. Mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra hiện nay chỉ còn 2,5 - 3%/năm là không cao, nhưng để phát triển tín dụng trong thời gian tới, giảm lãi suất cho vay là giải pháp tốt nhất.

Theo PGS. TS Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP. HCM, nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là khối doanh nghiệp sẽ gia tăng trong dịp cuối năm, do mang tính chất mùa vụ. Nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ vay vốn bằng bất kỳ giá nào, với mức lãi suất cao. Ngược lại, các nhà sản xuất - kinh doanh sẽ tính kỹ hơn bài toán chi phí sử dụng vốn vay và hiệu quả đem lại. Nếu chênh lệch giữa lợi nhuận thu về và lãi vay ở mức tương đối, doanh nghiệp mới có thể tính đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để sản xuất - kinh doanh.

Thực tế, các ngân hàng thừa nhận, lãi suất cho vay thỏa thuận thời gian qua khó kích thích được tăng trưởng tín dụng. 4 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng chỉ ở mức xấp xỉ 6%. So với mục tiêu kiểm soát dư nợ toàn ngành năm 2010 ở mức khoảng 25% thì tăng trưởng dư nợ như vậy là khá thấp. Vì thế, để nền kinh tế tiếp cận nhiều hơn vốn ngân hàng, giải pháp đưa lãi suất cho vay về mức 12%/năm được các chuyên gia kinh tế - tài chính đánh giá là hợp lý trong bối cảnh thị trường hiện nay. Đồng thời, nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, dù chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra có bị co hẹp lại, nhưng nếu phát triển được tín dụng thì các nhà băng vẫn có nhiều cơ hội để hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra.

Theo Diễn đàn DN




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,550.905,080.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,613.804,123.80
100g ABC Bullion Bar
14,738.8013,238.80
1kg ABC Bullion Silver
1,753.101,353.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 148
  • Truy cập hôm nay: 4087
  • Lượt truy cập: 8838173