Đa số ý kiến cho rằng cần tiếp tục dùng công cụ lãi suất cơ bản bảo đảm nguyên tắc Nhà nước quản lý thị trường và làm cơ sở thực hiện các quy định pháp luật có liên quan
Trích đoạn phần phát biểu kết thúc phiên thảo luận tại hội trường sáng nay về dự thảo Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (sửa đổi), Phó chủ tịch Quốc Hội – ông Nguyễn Đức Kiên: Về lãi suất, UBTVQH đã giải trình với quan điểm là không bỏ lãi suất cơ bản, nhưng thực tiễn điều hành trong thời gian vừa qua, kinh nghiệm của các nước đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì lãi suất cơ bản với phạm trù phải được hiểu đúng nó là một số lãi suất chủ yếu, trong đó có một lãi suất chủ đạo thì tôi nhắc lại như vậy, không bỏ lãi suất cơ bản nhưng phải hiểu đúng với một thực tiễn trong nhiều năm nó đã vậy. Cho nên sẽ xem xét về mặt kỹ thuật để xử lý để nó không mâu thuẫn, xung đột với những Bộ luật căn bản và trong nghị định của Chính phủ sẽ có hướng dẫn cụ thể.
“Định hướng về tự do lãi suất tín dụng ở Việt Nam là không có cơ sở”
Theo Đại biểu Cao Sĩ Kiêm – Thái Bình căn cứ để tự do hóa về lãi suất: Trước hết nói về chế độ công hữu, về tư hữu nói chung và tư hữu về tiền tệ ngân hàng nói riêng. Hai là thị trường vốn năng lực cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nước cũng như là các tổ chức Ngân hàng của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là không đồng đều và sức cạnh tranh không ngang nhau. Ba là sự tồn tại của một khu vực tài chính ngân hàng với tư cách là một chủ thể độc lập với Nhà nước kể cả về tổ chức bộ máy và chính sách tiền tệ.
Ba yếu tố đó không đủ để Việt Nam chúng ta tự do hóa lãi suất ngân hàng và chưa kể là những vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước đối với lãi suất ngân hàng mà pháp luật hiện nay đang quy định. Đại biểu Trần Đình Long – Đắc Lắk cũng đồng tình với ông Cao Sĩ Kiêm về tự do lãi suất tín dụng ở Việt Nam là không có cơ sở.
Ông Kiêm đề nghị tiếp tục sử dụng công cụ lãi suất cơ bản làm công cụ điều tiết tiền tệ vĩ mô: “Khoản 1 Điều 12 có ghi lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, ở đây phải hiểu lãi suất khác là có cả lãi suất cơ bản. Khoản 2 Điều 12 nên giữ nguyên để xử lý những vấn đề đột xuất khi thị trường có sự bất ổn mà Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp để giữ vững vai trò quản lý và điều tiết của mình. Điều đó đảm bảo được tính ổn định của Luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và theo nguyên tắc hoạt động của thị trường. Có điều kiện giải quyết các vấn đề tình thế trong điều kiện thị trường tiền tệ bất ổn. Ghi như thế cũng không ảnh hưởng nhiều đến các Luật khác mà chúng ta đang thi hành”.
Đại biểu Trần Du Lịch- Tp. Hồ Chí Minh cho rằng: chúng ta hướng tới điều tiết lãi suất trong điều kiện bình thường thì phải điều tiết theo quan hệ thị trường, quan hệ cung cầu. Trên thực tế hai năm qua chúng ta sử dụng lãi suất trong điều kiện không bình thường, tức là quy định tại Khoản 2, Điều 12. Không thể lấy điều không bình thường để chế định một điều bình thường trong tương lai.
Ngoài ra, cũng theo ông Lịch, thực tế Việt Nam cho thấy Việt Nam không thể điều khiển một thị trường tiền tệ bằng biện pháp hành chính. Tuy nhiên, trong điều kiện bất thường phải dùng biện pháp hành chính như Khoản 2 là đúng. Như vậy luật hướng tới điều bình thường và quy định điều cá biệt để Nhà nước có thể điều chỉnh. “Như vậy Khoản 1 và Khoản 2 là đúng” – ông Lịch khẳng định.
Đại biểu Phạm Thị Loan – Hà Nội và Phan Trung Lý – Nghệ An cũng đồng tình với quan điểm không bỏ lãi suất cơ bản.
Lãi suất cơ bản – công cụ ngăn chặn, giải quyết vấn đề cho vay nặng lãi
Theo đại biểu Trần Thế Vượng- Trưởng Ban Dân nguyện, nếu không có lãi suất cơ bản thì điều đó cũng có nghĩa là tội cho vay lãi nặng là cũng không có căn cứ để cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quy định của Bộ luật hình sự.
Hiện tại, trong Bộ luật hình sự có tội cho vay lãi nặng, trong Bộ luật dân sự cũng có quy định tức là việc lãi vay mượn do các bên cho vay và bên vay thỏa thuận. Khẳng định một nguyên tắc trong dân sự là do các bên thỏa thuận, nhưng sự thỏa thuận đó không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố.
Cũng theo ý kiến của đại biểu Ngô Văn Minh – Quảng Nam: công cụ lãi suất cơ bản điều hành được chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô trong những thời điểm bất thường, để đó nó không có hại mà tại sao chúng ta lại bỏ, nếu bỏ tôi cho tiếp thu này là một sự khó hiểu, chúng ta dung hòa quá. Tiếp thu như thế này Điều 474 và Điều 476 của Bộ luật hình sự áp dụng, nếu như thế bỏ hai điều đó đi, một luật xử nhiều luật, tại sao vẫn còn điều ấy như đồng chí Trần Thế Vượng viện dẫn. Cho nên tôi đề nghị phải để thế này, không bỏ lãi suất cơ bản và bổ sung ngay vào Khoản 1 "công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ"
Tuy nhiên, trong phiên thảo luận sáng nay, có 3 ý kiến từ đại biểu Nguyễn Văn Bình – Hải Phòng và Nguyễn Đăng Trừng – Tp. Hồ Chí Minh, Lê Thị Thu Ba – Đồng Nai có ý bỏ quy định lãi suất cơ bản trong điều kiện bình thường.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 151
- Truy cập hôm nay: 6974
- Lượt truy cập: 8599956