Thực tế là phần lớn nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào chi tiêu tiêu dùng, chiếm khoảng 2/3 tăng trưởng kinh tế. Để nền kinh tế Mỹ hồi phục bền vững, người tiêu dùng nước Mỹ cần phải làm những gì họ biết là tốt nhất, đó chính là mua sắm.
Tuy nhiên, những báo cáo gần đây cho thấy thực tế tiêu dùng không đạt đến mức đủ để giữ cho nền kinh tế bong bóng hoạt động, với ảnh hưởng của tình trạng thất nghiệp và những mối lo về nhà ở tăng thêm do thực tế tín dụng tiêu dùng giảm.
Nợ tiêu dùng đã liên tục giảm gần như trong suốt năm 2009 do người tiêu dùng Mỹ có xu hướng chuyển sang cắt giảm chi tiêu, tăng cường tiết kiệm và trả nợ đáo hạn. Ngoài ra, nợ tín dụng tiêu dùng, nguồn thanh khoản chính của hầu hết người tiêu dùng, lần đầu tiên có xu hướng giảm trong gần như 40 năm qua.
xu hướng giảm nợ tín dụng tiêu dùng này bắt đầu diễn ra từ hồi tháng 2 năm 2009 khi các ngân hàng cố gắng hạn chế tiếp cận thị trường tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra, tỷ lệ không trả được nợ thẻ tín dụng tiêu dùng đã đạt kỷ lục mới hồi tháng Tám ở mức đáng kinh ngạc là 11,50%.
Đây chắc chắn là tin tức không hay cho những người muốn dựa vào người tiêu dùng Mỹ để thúc đẩy sự phát triển vì nền kinh tế không thể chỉ dựa vào người tiêu dùng để phục hồi bền vững như mong muốn của các thị trường tài chính.
Nợ ít hơn trong toàn bộ nền kinh tế cộng với xu hướng thận trọng trong chi tiêu của người tiêu dùng cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ phục hồi một cách chậm chạp và khó khăn. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói sự dư thừa và lòng tham do tín dụng dễ dàng và cho vay dưới chuẩn gây ra giờ đây đã phải trả một giá quá đắt.
Thời điểm tốc độ tăng trưởng GRP hàng quý đạt 2% đã qua đi và sẽ không dễ gì lấy lại ngay được mức tăng trưởng đó nếu không có một “quả bong bóng” khác hình thành trong một phần của nền kinh tế để đối trọng lại với số nợ tín dụng tiêu dùng đang sụt giảm.
Trước đây, nền kinh tế Mỹ chỉ cần 6 năm để vượt qua hai “quả bong bóng” khổng lồ là Dot Com năm 2001 và Khủng hoảng tín dụng năm 2007. Trong khi đó, chu kỳ kinh doanh toàn cầu phải mất từ 8 đến 10 năm để tăng đến đỉnh điểm rồi giảm và lại tăng rồi giảm song không phải gánh chịu những món nợ khổng lồ như Mỹ hiện nay.
Kết quả sơ bộ cho thấy dường như nền kinh tế toàn cầu sẽ phải cân đối lại dự đoán tăng trưởng do cỗ máy cho vay gần như sắp phá sản ở Mỹ cần phải được tái điều chỉnh để có thể bắt kịp với chu kỳ tăng trưởng tiếp theo, vì hiện nay người tiêu dùng Mỹ đang phải đối mặt với các vấn đề về thẻ tín dụng, nhà ở, việc làm khiến giá trị tài sản cầm cố trở nên quá cao.
Đồng đôla sẽ trở nên mạnh hơn khi nền kinh tế thích ứng với một thị trường tài sản cầm cố yếu hơn, phù hợp với giai đoạn tiêu dùng eo hẹp, và không có động thái gì để trợ giúp sự mất cân đối thương mại và tài khoản tiền gửi.
Chắc chắn đây sẽ là một câu hỏi hắc búa mà thực sự chỉ có một câu trả lời rõ ràng; nếu người tiêu dùng không chi tiêu thì GDP sẽ giảm, giá trị tài sản cũng sẽ giảm còn đồng đôla sẽ tăng như là một động thái nhằm đảm bảo “sự an toàn” của trái phiếu kho bạc Mỹ.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 209
- Truy cập hôm nay: 4397
- Lượt truy cập: 8591730