Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Bài toán lãi suất vay và quản lý ngoại hối: Cần cơ chế mới
2010-04-26 10:10:08

Cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian này nên nhanh chóng t do hóa hoàn toàn lãi sut tín dng đu ra, tiếp tc khng chế lãi sut huy đng đu vào thêm mt thi gian đ ngn na, nhưng theo cơ chế “trn mm”. Theo đó trong thi gian này, NHNN vn rt nên khng chế lãi sut huy đng không được phép vượt qua mt gii hn hay mt t l nào đó so vi lãi sut tái cp vn ca NHTƯ. Hoc so vi lãi sut bình quân trên th trường bán buôn liên ngân hàng, linh hot theo thi gian, theo nguyên tc làm ch da lan ta, đm bo cho lãi sut huy đng ngoài th trường ca các NHTM luôn luôn thc dương.

Hỗ trợ các NHTM vượt khó khăn

Khi có tổ chức tín dụng (TCTD) nào chấp hành nghiêm quy chế lãi suất huy động mà vẫn thiếu thanh khoản tại mức lãi suất huy động tới hạn ở thị trường 1 và cả ở thị trường 2, thì NHNN nên sẵn sàng bơm thanh khoản ngắn hạn ngay với một tỷ trọng đủ để vượt qua khó khăn và với lãi suất tương đương với trần lãi suất huy động tại thời điểm đó mà NHNN đã công bố đang có hiệu lực. Điều này sẽ từng bước gắn việc công bố của NHNN với việc luôn luôn được bảo đảm bằng một lượng tài lực có thật chứ không phải chỉ công bố cho thị trường “tham khảo” để tự thực thi như lâu nay vẫn làm.

Bởi tình hình thị trường tiền tệ của VN trong giai đoạn hiện nay chưa thực sự ổn định. Lãi suất đầu vào lại còn phải đảm nhiệm cả một phần chức năng chống lạm phát. Và nhất là trong bối cảnh giữa các NHTM ở VN hiện nay còn có đẳng cấp quá khác nhau về năng lực huy động vốn ở đầu vào, các ngân hàng nhỏ cũng đang trong thời kỳ “chạy nước rút” nhằm đáp ứng đúng hạn trong năm 2010 này phải có đủ tổng nguồn vốn điều lệ không nhỏ hơn 3.000 tỷ đồng...

Để sinh tồn, nếu không có cơ chế khống chế lãi suất huy động ở đầu vào, không có sự trợ lực của ngân hàng mẹ... thì hầu hết các NHTM nhỏ, yếu thế về nhận tiền gửi thanh toán hay huy động... vẫn sẽ buộc phải huy động rất cao và đầu tư vào các dự án mạo hiểm... Liên quan đến cơ chế này, NHNN nên ban hành chính sách buộc mọi NHTM không phân biệt quy mô, thành phần sở hữu đều phải trích một tỷ lệ trên vốn huy động đủ an toàn để đầu tư vào chứng khoán nợ dài hạn của Chính phủ, hoặc chứng khoán nợ dài hạn do Chính phủ bảo lãnh và lưu ký tại NHNN TƯ làm công cụ tham gia thị trường mở (OMO) do NHNN tổ chức và tham gia “mua bán cuối cùng” bằng tài lực thực của NHTƯ khi cần khắc phục cung - cầu thanh khoản.

Cần sự chia sẻ

Có thể thấy trên thị trường hiện đang có hai vấn đề cần phải nhận diện và có giải pháp ứng phó.

Thứ nhất, là năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn rất yếu, một phần do cơ cấu kinh tế không hợp lý, thiếu thị trường tiêu thụ, phần khác do lãi suất cao mà lợi nhuận người vay không đủ trang trải, nhất là đối với khối DNNVV.

Thứ hai, lạm phát tuy chưa bùng phát nhưng đã có nhiều áp lực theo hướng đẩy lên mức cao. Vì thế lãi suất huy động của NHTM vẫn phải ở mức cao để chống lạm phát và thỏa mãn kỳ vọng lãi suất thực dương của người gửi. Điều này có khả năng dẫn tới việc các ngân hàng mạnh có thể không thiếu vốn giá cao trong khi nền kinh tế lại đang rất đói vốn giá phải chăng...

Vì vậy trong lúc này, các NHTM cần phải đồng thời chia sẻ với cả “hai đầu”, theo hướng giảm lãi suất đầu ra mạnh hơn tốc độ giảm lãi suất đầu vào để chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, kích hoạt cho sản xuất và cũng là cứu cho tương lai của chính mình. Ngoài ra, với tư cách là ngân hàng mẹ, bằng lãi suất và tài lực có thực của mình, NHNN phải được quyền chủ động bơm thanh khoản thời hạn ngắn cho các NHTM thực sự khó khăn ở mức giá hòa vốn so với công cụ tài chính làm vật cầm cố, thế chấp (trái phiếu, tín phiếu, công trái... Nhà nước) và/hoặc với giá bằng lãi suất huy động theo cơ chế “trần mềm” do NHNN công bố. Như vậy, dù là cơ chế thị trường, nhưng NHNN vẫn là một “bàn tay” chủ động tham gia dẫn dắt thị trường, còn các TCTD phải tuân thủ thị trường, cạnh tranh lành mạnh và minh bạch.

Tuy nhiên, cơ chế điều hành lãi suất huy động theo cơ chế “trần mềm” như đề xuất ở trên cũng cần phải chọn thời điểm thích hợp để dỡ bỏ trong thời gian ngắn nhất có thể được khi các NHTM đã được cũng cố, có năng lực cạnh tranh công bằng sau khi đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu về vốn điều lệ cũng như các chỉ tiêu an toàn bắt buộc khác. Hoặc đến một thời điểm được báo trước buộc các NHTM phải cạnh tranh sòng phẳng nếu không muốn bị cơ cấu lại sở hữu hay chuyển tư cách tồn tại. Được như vậy, ít nhất phải trải qua một số tháng nữa đủ để các NHTM có thời gian củng cố lại theo yêu cầu của NHNN. Sau đó, tùy vào dấu hiệu ổn định của thị trường, NHNN sẽ đưa ra quyết định xóa trần lãi suất huy động để thoát ra khỏi cơ chế hành chính và điều hành hoàn toàn bằng cơ chế lan tỏa lãi suất thông qua thị trường tái cấp vốn, OMO và thị trường liên ngân hàng theo nghiệp vụ NHTƯ trên thị trường tiền tệ - Tăng cường phương pháp nghiệp vụ hóa chính sách.

Hướng tới lộ trình cụ thể


Về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối, NHNN cũng cần lập chương trình với lộ trình tích cực nhất, từng bước triệt để chống USD hoá và cả chống “vàng hóa”. Để hậu thuẫn cho chương trình nói trên, Chính phủ nên chỉ đạo các bộ chức năng có cơ chế giám sát, kể cả cơ chế cưỡng chế chặt chẽ để kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán, lưu thông hàng hóa, dịch vụ nội địa; trong tín dụng ngoại tệ và trong việc xuất, nhập khẩu và buôn bán vàng thanh toán, vàng trên tài khoản, vàng thỏi trên thị trường vàng.

 Nên sớm đề xuất và trình lên Chính phủ phê duyệt quy chế quản lý các hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng thanh toán trong lãnh thổ, siết chặt cơ chế tín dụng vàng cùng với cơ chế quản lý ngoại hối và điều hành thị trường ngoại tệ phải do NHNN thống nhất đảm nhiệm. Chính sách tỷ giá phải tách ra khỏi chính sách tiền tệ, phải đa dạng hóa loại ngoại tệ, tăng cường các nghiệp vụ hoán đổi trong dự trữ và thanh toán quốc tế.

Chính sách tỷ giá do đó trước hết phải là chính sách của Nhà nước về bảo vệ nền tiền tệ độc lập của VN. Theo nguyên tắc “bộ ba bất khả đồng hành”, trong bối cảnh hiện tại, chính sách quản lý thị trường vốn nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng của VN lúc này nên chọn hai trong ba trạng thái chủ đạo cho chính sách là: độc lập chính sách tiền tệ, thả nổi có kiểm soát tỷ giá, trong khi chưa nên cho phép tự do hóa tài khoản vốn.

Cuối cùng có thể nói, lạm phát là một trong 4 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đo giá trị sức mua của đồng tiền và đo tính bền vững của một nền kinh tế. Chống lạm phát nói chung theo thông lệ quốc tế là trách nhiệm của NHTƯ. Mục tiêu số 1 (hoặc thậm chí mục tiêu duy nhất) của chính sách tiền tệ của hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường là giữ ổn định giá cả (bản chất của nó là giữ ổn định sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của nội tệ). Đối với VN, nên chăng Nhà nước cần sớm trao cho NHNN quyền lực đầy đủ về xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu số 1 là giữ ổn định giá cả để bảo đảm cho tiến trình tăng trưởng GDP được bền vững.

Riêng về cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian này, nên là: nhanh chóng tự do hóa hoàn toàn lãi suất tín dụng ở đầu ra, tiếp tục khống chế lãi suất huy động ở đầu vào thêm một thời gian đủ ngắn nữa, nhưng theo cơ chế “trần mềm” kết hợp với sử dụng tài lực thực có của NHNN trong việc hỗ trợ thanh khoản cho NHTM gặp khó khăn trong ngắn hạn. Về tỷ giá, nên sớm gắn việc điều hành tỷ giá trong khuôn khổ của chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước, theo đó, thực hiện chương trình chống USD hóa (chống ngoại tệ hóa nói chung), giảm dần, tiến tới giảm triệt để tín dụng ngoại tệ trong nước, sớm thống nhất một loại tỷ giá, khuyến khích phát triển thị trường ngoại tệ đa dạng, đa phương thức và điều hành tỷ giá theo nguyên tắc thả nổi, có kiểm soát, tiến tới thả nổi có điều kiện: không còn ngoại tệ hóa nền kinh tế. Như vậy, việc điều hành chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá cần sớm dựa vào nghiệp vụ NHTƯ để thay dần việc liên tục ban hành các chính sách.

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

 





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 189
  • Truy cập hôm nay: 5080
  • Lượt truy cập: 8598062