Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Khi USD không còn là đồng “Mỹ kim”
2009-11-16 08:32:19

Từ xưa tới nay, người ta vốn đã quen gọi USD với cái tên đồng “Mỹ kim”. Nhưng trong thời gian diễn ra hội nghị lãnh đạo APEC lần này, một cảm nhận chung đó là đồng USD hoàn toàn không còn mạnh mẽ được như vàng, cũng không có được độ tin cậy mà vàng đang sở hữu. Ngay lập tức một câu hỏi được đặt ra đó là: Khi đô la không còn là đồng “Mỹ kim”, thế giới này nên đối phó ra sao?

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick hôm 11/11 cho biết, nếu Mỹ không thể xử lý tốt vấn đề thương mại và tình trạng “thâm hụt kép” về tài chính, đồng USD có thể sẽ mất đi vị thế tiền tệ dự trữ thế giới.

Ông Zoellick là một người Mỹ điển hình, ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Mỹ. Theo ông, người Mỹ cần phải được thức tỉnh, đồng USD có thể trở thành tiền tệ dự trữ quốc tế như ngày nay là do đánh đổi bao nhiêu nỗ lực gian khổ của người cha ông người Mỹ trước kia trong 200 năm mới có được, người Mỹ thế hệ sau không nên “nghĩ đó là điều đương nhiên”.

Sau khi Đại chiến thế giới II kết thúc, hệ thống tiền tệ Bretton Woods được thành lập, đã xác lập nguyên tắc cơ bản để liên hệ giữa đồng USD với vàng, liên hệ giữa đơn vị tiền tệ khác với đồng USD. Dưới chế độ này, một ounce vàng có thể đổi khoảng 35USD. Có lẽ, từ khi bắt đầu, mọi người đã dần quen với việc coi đồng USD là “vàng” như một hình thức khác.

Tuy nhiên, kể từ đầu những năm 1970 của thế kỷ trước khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, cho đến nay, trong thời gian gần 40 năm, đồng USD vẫn là một tiền tệ dự trữ quốc tế, nhưng đồng USD đang từ ở mấp mé giữa “sự sống” và “cái chết”. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Mỹ chịu tác dộng nặng nề, các nền kinh tế mới nổi trỗi dậy, địa vị của đồng USD từng bước chịu nghi ngờ.

Khi USD không còn là đồng “Mỹ kim”, kinh tế thế giới đương đầu với một loạt khó khăn. Bắt đầu từ tháng 3 năm nay, cùng với việc các nhà đầu tư tin rằng thị trường đã chạm đáy khủng hoảng và tâm lý né tránh của họ đã dịu bớt. Nhưng 6 tháng qua, đồng USD lại liên tục mất giá gây ra một loạt các vấn đề mới.

Trung Quốc, nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ, một lượng trái phiếu chính phủ Mỹ khổng lồ mà nước này nắm giữ đang bị đe dọa thu hẹp do đồng USD mất giá. Hội nghị cấp Bộ trưởng APEC kết thúc vào ngày 12/11, Mỹ đã nhấn mạnh rằng, cơ chế tỷ giá linh hoạt có lợi trong việc hỗ trợ cân bằng kinh tế thế giới, giúp tăng trưởng lâu dài; nhưng Trung Quốc lại nhấn mạnh rằng, những nước phát hành tiền tệ dự trữ quốc tế cần duy trì ổn định giá trị và tỷ giá tiền tệ dự trữ, tránh gây ảnh hưởng bất lợi tới sự ổn định tài chính quốc tế.

Cùng với việc đồng USD mất giá, giá dầu thô quốc tế tính bằng đồng USD cũng không ngừng tăng lên. Hiện tại, mặc dù nhu cầu dầu mỏ thế giới chưa hoàn toàn tăng lên, nhưng do tác động của đồng USD, giá dầu thô trên thị trường quốc tế đã tăng tới 80USD/thùng. Giá dầu cao khiến cho chiều hướng phục hồi kinh tế thế giới vốn chưa ổn định trong tương lai sẽ càng yếu ớt hơn.

Tuy nhiên thế nào đi nữa, đồng USD vẫn là một đơn vị tiền tệ dự trữ toàn cầu, là công cụ thanh toán hàng hóa và trong giao dịch thương mại quốc tế. Cho dù, gặp giông tố, đồng USD vẫn luôn gánh vác trách nhiệm to lớn của mình. Song, theo Chủ tịch Zoellick, thực hiện đa dạng hóa tiền tệ dự trữ quốc tế là một trong những nỗ lực cần phải làm để cân bằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính thế giới.

 

 

Ntgold(nguồn Ftimes.vn)



Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 190
  • Truy cập hôm nay: 7106
  • Lượt truy cập: 8600088