Giảm lãi suất: Ngân hàng ứng xử thế nào ?
2010-04-16 09:20:17
Thứ sáu, 16/04/2010 8:59:31
Chính phủ đã chủ trương có giải pháp giảm mặt bằng lãi suất ngân hàng xuống mức thấp hơn hiện nay. Các quan điểm đang đặt ra câu hỏi rằng liệu lãi suất ngân hàng giảm được đến đâu và cơ sở nào để giảm bền vững lãi suất ? Lý thuyết kinh tế và thực nghiệm chỉ ra rằng, lãi suất
quá cao là có nguyên nhân cả vĩ mô và vi mô: có nguyên nhân từ phía ngân
hàng, có nguyên nhân từ phía DN và có cả nguyên nhân từ các yếu tố kinh
tế vĩ mô.
Lãi suất cao - vì sao? Nhìn vào mức lợi
nhuận công bố trong năm 2009 và quý I/2009
của rất nhiều NHTM
VN cho thấy, ngay cả khi DN khó khăn, các NHTM vẫn lãi đáng kể
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiển nhiên nhận thấy rằng, cơ sở kinh tế quan trọng để đưa lãi suất xuống mức thấp là giảm lạm phát. Những diễn biến lạm phát gần đây ở VN cho thấy, vấn đề lạm phát ít nhiều ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất. Ngoài ra, trên thị trường tiền tệ, lãi suất trái phiếu chính phủ lại có vai trò định hướng và là tín hiệu quan trọng cho lãi suất của các NHTM. Trong điều kiện bình thường, các NHTM thường coi lãi suất trái phiếu chính phủ làm mức chuẩn và cộng thêm một mức nhất định. Có rất nhiều bằng chứng mà quan sát thông thường cũng thấy, yếu tố đầu cơ đã dẫn đến tăng mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ VN (cho dù trực tiếp hay gián tiếp). Trong thời kỳ thị trường chứng khoán, nhà đất và vàng sôi động thì lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng rất nhanh. Trong thời kỳ này, trong khi NHTM nhỏ thiếu vốn, thị trường rủi ro, một số NHTM lớn hoặc NHTM CP mới thành lập còn nhiều vốn có ứng xử rất hay là chuyển rủi ro cho các NHTM nhỏ bằng cách hạn chế cho vay nền kinh tế mà chỉ cho vay các NHTM khác (theo nhiều cách khác nhau như gửi vốn,...) lấy lãi và an nhàn hơn. Cách ứng xử này lại càng làm cho lãi suất thị trường có chiều hướng gia tăng. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng các yếu tố bong bóng giá, đầu cơ mạo hiểm và yếu tố quản lý thanh khoản (quản lý rủi ro) của các NHTM trong thời gian qua đã tạo nên mặt bằng lãi suất cao ở VN. Nhưng chắc chắn khó có ai bác bỏ hoàn toàn nguyên nhân từ các yếu tố này. Chi phí và ứng xử của NHTM làm lãi suất cho vay tăng. Có khá nhiều bằng chứng, chứng tỏ rằng chính cách ứng xử với tình hình khó khăn của NHTM VN đã làm lãi suất gia tăng. Khi khó khăn (suy thoái) các NHTM trong nước không cắt giảm chi phí ngân hàng mà trái lại lại tăng chi phí (như có NHTM một năm đã mở thêm 100 chi nhánh, kể cả dự kiến mở thêm chi nhánh nước ngoài; tăng lương, chia thưởng cho nhân viên khá dễ dàng...). Các chi phí này đã được NHTM tìm mọi cách đẩy vào khách hàng dưới rất nhiều cách khác nhau bao gồm nâng lãi suất cho vay, đẻ ra các loại phí mới,... Thực tế cho thấy, khi NHNN khống chế lãi suất cho vay thì NHTM tìm mọi cách lách luật bằng cái gọi là phí. Mặt khác, nhiều chuyên gia ngân hàng có kinh nghiệm cho rằng, việc chạy theo siêu lợi nhuận (kiểu siêu lãi suất) chính là chạy theo lửa. Có người còn cảnh báo rằng, các NHTM nào mà huy động bằng mọi giá chính là ngân hàng có vấn đề và đầy rủi ro. Chỉ báo về mức độ an toàn của NHTM (do WB và IMF đề xuất) cũng cho rằng, NHTM nào có mức huy động quá nhiều trên thị trường liên ngân hàng, thì đó cũng có thể là ngân hàng có vấn đề. Mọi nhà cùng phải vào cuộc Một điều đáng quan ngại hiện nay là, khi lãi suất cao, người ta cứ đổ lỗi tại NHNN hoặc tại NHTM. Nhưng như trên đã phân tích, nguyên nhân lãi suất cao không chỉ là lỗi của NHNN hay đơn thuần là do NHTM. Do đó, để giảm lãi suất thì mọi “nhà” cùng phải vào cuộc. Rõ ràng, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giảm bền vững mặt bằng lãi suất. Cụ thể, cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải, kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải. Đảm bảo ngân sách bền vững (thâm hụt ngân sách, chi tiêu, nợ công... hợp lý). Khi các yếu tố đó được đảm bảo, khu vực ngân hàng không bị sức ép và lãi suất khi đó sẽ ổn định và đó là cơ sở cho việc duy trì lãi suất thấp. NHNN cũng nên có các giải pháp hạn chế tận gốc tín dụng cho đầu cơ (chứng khoán, nhà đất, sàn vàng...) đảm bảo NHTM hoạt động bền vững, lành mạnh, an toàn. Thời gian qua, khi các NHTM khó khăn về thanh khoản, người ta mới thấy rằng, vai trò của NHNN là quan trọng. Khi hệ thống NHTM VN thoát ra khỏi tình thế khó khăn về thanh khoản, giới phân tích (kể cả IMF và WB) mới công nhận rằng, việc hạn chế cho vay chứng khoán, việc đóng cửa sàn vàng, việc hạn chế vay thị trường 2 quá mức (so với tổng dư nợ) là điều cần thiết và đó là cơ sở để làm dịu đi sự căng thẳng của NHTM và là cơ sở cho một mặt bằng lãi suất thấp bền vững. Phát triển thị trường trái phiếu có chiều sâu, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả của NHNN, tạo công cụ quản lý vốn khả dụng ở NHTM... Việc phát triển thị trường trái phiếu có chiều sâu là vô cùng quan trọng. Khi đó thị trường sẽ hình thành đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ là cơ sở tham chiếu và là định hướng lãi suất cho thị trường tiền tệ. Khi thị trường trái phiếu phát triển, công cụ trái phiếu sẽ là công cụ quan trọng trong danh mục đầu tư của các NHTM và đó cũng là cơ sở để cho các NHTM quản lý thanh khoản hữu hiệu. Cùng với việc thị trường trái phiếu phát triển, các NHTM nắm giữ nhiều trái phiếu thì chính sách tiền tệ của NHNN sẽ hiệu quả, sự truyền tải của chính sách tiền tệ cũng sẽ tốt hơn. Dân chúng và người gửi tiền, hãy thận trọng, không nên đùa với lửa, cẩn trọng với tất cả những nơi nào, ngân hàng siêu lãi suất. Vì lẽ thường tình là chúng ta đòi lãi suất tiền gửi cao thì cũng phải chấp nhận với lãi vay cao. Ngân hàng hãy chia sẻ khó khăn, đồng cam cộng khổ cùng DN. Các chuyên gia kinh tế và các nhà chiến lược cho rằng, các NHTM nên chia sẻ khó khăn cùng nền kinh tế, cứu DN, cứu nền sản xuất chính là cứu mình. Trên quan điểm đó, các NHTM cần thay đổi cách ứng xử với khó khăn. Vì quan điểm hệ thống cho rằng, một ngân hàng thực sự tốt có trách nhiệm với cộng đồng không nên hiểu theo một cách hẹp là NHTM đó đã đóng góp bao nhiêu cho các quỹ từ thiện hay tương tự như vậy. Mặt khác, thời gian qua, khi khó khăn, các NHTM VN chỉ tìm mọi cách tăng lãi suất cho vay và tìm mọi cách áp phí lên khách hàng (phí ATM, phí dàn xếp, phí quản lý tài khoản,...). Nhiều NHTM trước đây cam kết cho khách hàng vay với mức lãi suất thấp, khi thấy lãi suất lên cao đã tự ý tăng lãi suất (vi phạm hợp đồng tín dụng), hoặc ép khách hàng chấp nhận lãi suất cao hơn. Người viết bài này nghĩ rằng NHTM cần thay đổi cách ứng xử có trách nhiệm hơn nữa và cam kết hơn nữa với cộng đồng. Cụ thể, khi khó khăn, NHTM trước hết hãy cắt giảm các chi phí, sau đó mới nghĩ đến tăng lãi suất (bao gồm cả phí ngân hàng), khi đó lãi suất trên thị trường sẽ giảm. Nhìn vào mức lợi nhuận công bố trong năm 2009 và quý I/2009 của rất nhiều NHTM VN cho thấy, ngay cả khi DN khó khăn, các NHTM vẫn lãi đáng kể. Khi các NHTM công bố mức lãi rất cao như vậy chứng tỏ các NHTM có đầy đủ cơ sở kinh tế để giảm lãi suất; kể cả việc giảm lãi suất xuống càng nhanh càng tốt. Và như vậy, từ phía NHTM ta cũng thấy có cơ sở kinh tế để tin rằng lãi suất trong thời gian tới chắc chắn sẽ giảm nhanh và thấp hơn mức hiện nay rất nhiều. |
||
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp |
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 181
- Truy cập hôm nay: 4580
- Lượt truy cập: 8597562