Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Vấn đề “quá lớn để sụp đổ” trong ngành ngân hàng Mỹ
2010-04-09 17:03:45

Nếu người ta có “đập” Citigroup ra thành 10 “mảnh” thì cả 10 ngân hàng đó cũng sẽ trở thành “con bạc khát nước” trên thị trường thế chấp.

Ông Christopher Dodd, thượng nghị sỹ bang Connecticut, gần đây đã đề xuất kế hoạch cải tổ ngành tài chính, trong đó có điều khoản cơ quan chức trách có quyền đóng cửa các tổ chức có vấn đề

Dự thảo kêu gọi đưa ra điều kiện bắt buộc về vốn và thanh khoản. Dự thảo buộc các ngân hàng đóng tiền lập ra quỹ giải cứu 50 tỷ USD, ngoài ra là đưa ra kế hoạch chi tiết về việc một ngân hàng sẽ bị đóng cửa như thế nào nếu ngân hàng đó gặp rắc rối.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế cho rằng dự thảo trên không đưa ra biện pháp đủ mạnh để chấm dứt vấn đề các ngân hàng đã trở nên quá lớn đến nỗi chính phủ buộc phải giải cứu khi ngân hàng đó gặp khó khăn. Một số người thậm chí còn phản bác rằng việc cải tổ ngành tài chính theo hướng trên sẽ có thể khiến mọi chuyện tệ hại hơn.

Ông Simon Johnson, giáo sư thuộc đại học MIT và là tác giả cuốn sách có tên “13 Bankers: The Wall Street Takeover and The next Financial Meltdown”, nhận xét: “Nhiều chính trị gia phản đối quy mô quá lớn để sụp đổ, thế nhưng chính những người phác ra dự thảo luật trên lại chưa thể hiện quan điểm rõ ràng. Dự thảo cải tổ ngành tài chính hiện nay hết sức hiệu quả với vấn đề này.”

Vấn đề quy mô của một ngân hàng lớn đến đâu là phù hợp cần phải được tính đến. Khi một ngân hàng lớn gặp khó khăn, các nhà quản lý thường không muốn để ngân hàng đó sụp đổ. Vụ sụp đổ ngân hàng sẽ khiến người gửi tiền khốn khổ.

Hơn thế nữa, các ngân hàng thường kiếm nguồn tài chính cho hoạt động của họ bằng việc vay tiền từ ngân hàng khác. Ngân hàng càng lớn thì sự sụp đổ của nó càng ảnh hưởng mạnh đến các ngân hàng khác. Ngân hàng lớn sụp, nhiều người không thể vay được tiền. Không có tín dụng sẽ không có nền kinh tế.

Điều đó giải thích tại sao chính phủ Mỹ quyết định giải cứu các ngân hàng ở thời điểm khủng hoảng tài chính căng thẳng nhất. Đây chính là nơi mà vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Một khi các ngân hàng biết thế nào rồi chính phủ cũng sẽ cứu họ khi nợ xấu tăng cao hay tình hình tài chính đi xuống, họ sẽ dám thực hiện các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro hơn. Như vậy, tất yếu số lượng các vụ sụp đổ ngân hàng sẽ nhiều hơn, chính phủ tiếp tục tiêu tốn nhiều tiền giải cứu.

Dự thảo của ông Dodd được kỳ vọng sẽ chấm dứt tất cả những điều này. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế không đưa ra quan điểm tương tự như vậy.

Ngay cả thành viên của FED, cơ quan sẽ có thêm nhiều quyền lực điều tiết các ngân hàng và sản phẩm tài chính theo dự thảo của ông Dod, cũng hết sức nghi ngờ về khả năng dự thảo có thể chấm dứt được vấn đề “quá lớn để tồn tại”. Chủ tịch FED tại Richmond, ông Jeffrey Lacker trong bài phát biểu gần đây trên kênh truyền hình CNBC cho rằng dự thảo trên cũng chả có tác dụng gì để ngăn được vụ giải cứu tương lai trong lĩnh vực tài chính.

Ông Rob Johnson, giám đốc dự án tài chính toàn cầu tại viện Roosevelt, nhận xét: “Khi nói chuyện với những nhà điều tiết nước ngoài mới thấy quan chức Mỹ lạc hậu đến thế nào trong việc đưa ra được giải pháp chấm dứt vấn đề. Trên phương diện này, người Anh đang đi trước người Mỹ.”

Theo cựu chuyên gia ngân hàng đầu tư Douglas Elliott, dự thảo cải tổ ngành tài chính của ông Dodd cho phép nhà điều tiết thị trường quyền tiếp quản và đóng cửa tổ chức tài chính lớn trước khi nhóm tổ chức đó trở thành một vấn đề lớn đối với nền kinh tế, nhưng thực tế lại không buộc họ phải làm như vậy.

Ông Elliott cho rằng dự thảo để ngỏ vấn đề khi nào nhà điều tiết thị trường nên thực thi quyền của họ.

Năm 2008, ít nhà điều tiết dám đóng của một ngân hàng. Ông Elliott nói: “Nhà điều tiết thị trường thường tìm kiếm giải pháp dễ dàng hơn, đó là giải cứu.”

Chuyên gia Alex Pollock của Viện doanh nghiệp Mỹ cho rằng ông Dodd có thể khiến mọi chuyện tệ hại hơn. Việc nhóm các ngân hàng phải đóng tiền cho quỹ giải cứu đồng nghĩa với việc tự xếp nhóm ngân hàng này vào diện quá lớn để sụp đổ. Nhiều chuyên gia ngân hàng sẽ mặc định rằng chính phủ phải bảo trợ cho họ. Nhiều công ty và người dân sẽ tiếp tục rót tiền vào đây, ngân hàng vốn đã lớn lại càng phình to.

Chuyên gia Johnson và Elliott cho rằng hiện có ít bằng chứng cho thấy dự thảo của ông Dodd sẽ khiến mọi chuyện tệ hại hơn.

Theo hai chuyên gia này, nhóm ngân hàng lớn và có tầm quan trọng cao nhất tất yếu phải đóng tiền vào quỹ giải cứu và vì thế dự thảo của ông Dodd đã đi đúng hướng.

Bằng việc cho phép các nhà điều tiết quyền “đánh sập” các ngân hàng lớn và lập ra quỹ 50 tỷ USD, khả năng tiền thuế của dân bị dùng để cứu các ngân hàng giảm xuống.

Ông Elliot còn nói thêm rằng trọng tâm của dự thảo là các tập đoàn lớn, như vậy chưa giải quyết được đúng nguyên nhân gây ra vấn đề hiện nay tại Mỹ.

Vấn đề không chỉ ở việc các tổ chức có quy mô quá lớn mà bởi tất cả các ngân hàng vay nợ quá nhiều. Nhìn chung, chuyên gia Elliot tin dự thảo nếu trở thành luật sẽ giúp thị trường bớt rủi ro. Ông khẳng định: “Nếu người ta có “đập” Citigroup ra thành 10 “mảnh” thì cả 10 ngân hàng đó cũng sẽ trở thành “con bạc khát nước” trên thị trường thế chấp.”

Ngọc Diệp
Theo Dân Trí/Time




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 148
  • Truy cập hôm nay: 4083
  • Lượt truy cập: 8597065