Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

AFMM 14 cam kết hội nhập thị trường vốn khu vực ASEAN
2010-04-09 09:14:03

Bộ trưởng Tài chính các nước ASEAN đã nhóm họp Hội nghị thường niên lần thứ 14 (AFMM 14) dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Vũ Văn Ninh tại thành phố Nha Trang vào ngày 08/04/2010.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về các thách thức chính sách quan trọng trong thời gian tới và tái khẳng định cam kết phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định tài chính.

Chúng tôi hoan nghênh nghênh về sự vận hành công cụ hoán đổi trị giá 120 tỷ đô-la Mỹ trong khuôn khổ Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) và hướng tới việc thành lập cơ quan giám sát khu vực của CMIM vào đầu năm tới. Đồng thời khẳng định cam kết thành lập Cơ chế bảo lãnh Tín dụng và Đầu tư (CGIF) vào tháng 5/2010 nhằm thúc đẩy hơn nữa các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ trong khu vực.” - Tuyên bố báo chí chung của Hội nghị vào chiều ngày 08/04/2010 cho biết.

Hội nhập tài chính – tiền tệ là một cấu phần vô cùng quan trọng trong hội nhập kinh tế ASEAN. Bên cạnh đó, các nội dung hợp tác cụ thể như “Sáng kiến phát triển thị trường vốn châu Á” và “Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai” thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN với 3 nước Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) sẽ là những nhân tố then chốt để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế - tài chính của khu vực.” – Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Hội nghị.

Cũng theo Phó Thủ tướng, kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua đòi hỏi chúng ta cần tăng cường cơ chế giám sát của khu vực và thực thi những giải pháp linh hoạt nhằm ứng phó với những tác động từ bên ngoài khi nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự phục hồi.


Triển vọng khu vực và các thách thức sau khủng hoảng

 

ASEAN đã duy trì được tăng trưởng bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, thể hiện sự năng động của khu vực. Các nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ nhờ sự dẻo dai của cầu nội địa, hệ thống tài chính lành mạnh, khung khổ kinh tế vững chắc, sự phục hồi của thương mại và thị trường tài chính toàn cầu cũng như sự dịch chuyển và phản hồi chính sách phù hợp. Các chính sách hướng tới kinh doanh và các điều kiện thuận lợi đã giúp các nền kinh tế ASEAN giảm nhẹ tác động của các cú sốc từ bên ngoài và nhanh chóng thu hút trở lại các luồng vốn đầu tư. Các Bộ trưởng đều bày tỏ tin tưởng rằng khu vực sẽ tăng trưởng từ 4,9 đến 5,6% trong năm 2010, cao hơn mức 1,5% của năm trước.

 

Khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách hỗ trợ cho đến khi sự phục hồi được đảm bảo, nhưng các Bộ trưởng cũng cho rằng sẽ thận trọng thoái lui các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực tài khoá, tiền tệ và tài chính khi cầu trong khu vực tư nhân đã trở nên bền vững. Chiến lược thoái lui này sẽ được định hướng bởi nền tảng kinh tế của từng quốc gia, và phù hợp với các mục tiêu trung hạn về bền vững tài khóa, ổn định giá và ổn định tài chính.

 

“Chúng tôi tiếp tục cam kết thực hiện các chính sách nhằm khôi phục tăng trưởng mạnh và bền vững, bao gồm các chính sách thúc đẩy hơn nữa cầu nội địa và dịch vụ, nâng cao năng suất lao động và tăng cường sự hội nhập của các thị trường. Chúng tôi nhận thức rằng việc củng cố thương mại nội vùng cùng với cầu nội địa và khu vực sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh đầu tư chính phủ và tư nhân, trong đó bao gồm đầu tư cho cơ sở hạ tầng và giáo dục, và đổi mới công nghệ.” – Thông cáo nêu rõ.

Lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ ASEAN

Hội nghị tái khẳng định cam kết về hội nhập tài chính trong khuôn khổ Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đặc biệt trong các lĩnh vực Phát triển Thị trường Vốn, Tự do hóa Dịch vụ Tài chính và Tự do hóa Tài khoản Vốn.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của các thị trường trái phiếu, Hội nghị đã thông qua bộ chỉ số “phát triển thị trường trái phiếu” làm chuẩn mực tham khảo đánh giá mức độ phát triển của các thị trường trái phiếu ASEAN, và là bảng chấm điểm nhằm xác định các ưu tiêu chính đối với sự hội nhập và phát triển thị trường trái phiếu trong ASEAN. Đây được xem là một động thái nhằm khuếch trương ASEAN như một tài sản đầu tư đối với các nhà đầu tư.

Đáng chú ý, bản “ASEAN và Các Chuẩn mực Bổ sung” để chào bán chứng khoán ở nhiều quốc gia trong khu vực đã được áp dụng tại Malaysia, Singapore và Thái Lan. Các Bộ trưởng nhất trí sẽ khuyến khích việc niêm yết song song chứng khoán, phát hành các công cụ nợ qua biên giới, và các chương trình đầu tư chung.

Về mục tiêu tự do hóa dịch vụ tài chính, các quốc gia thành viên có thể duy trì sự linh hoạt trong khuôn khổ đã thoả thuận đối với các phân ngành dịch vụ tài chính sẽ được tự do hoá vào năm 2015 như đã được xác định trong Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Khung khổ này sẽ được sử dụng làm mô hình hướng dẫn cho Vòng đàm phán thứ 5 về Tự do hóa Dịch vụ Tài chính ASEAN trong khuôn khổ Thỏa thuận khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS).

Bên cạnh đó, mục tiêu tự do hóa tài khoản vốn cũng được đem ra bàn thảo tại Hội nghị lần này và các đại biểu cũng đánh giá những rủi ro có liên quan và sự cần thiết quản lý các luồng vốn lớn và biến động thông qua việc tăng cường hệ thống giám sát. Về vấn đề này, các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết tiếp tục tự do hoá tài khoản vốn và xác định những nguyên tắc thúc đẩy hơn nữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Tăng cường hợp tác tài chính và hội nhập kinh tế ASEAN

Nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng đang đặt ra những thách thức mới cho khu vực. Do đó, điều quan trọng là chúng ta tiếp tục tăng cường năng lực giám sát để hỗ trợ hội nhập kinh tế và tài chính khu vực nhằm xác định sự phát sinh của các rủi ro và điểm yếu mới. Nhằm mục tiêu này, các Bộ trưởng cũng cam kết thành lập cơ quan giám sát khu vực độc lập nhằm hỗ trợ thực hiện thành công thỏa thuận CMIM đúng thời hạn, đồng thời cũng sẽ hợp tác với các đối tác từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để thiết lập cơ quan này vào đầu năm tới.

Tiếp theo Tuyên bố của các Nhà lãnh đạo về Kết nối ASEAN, Hội nghị lần này tái khẳng định cam kết của mình đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển như ADB và WB…

Thông cáo cũng cho biết mục tiêu hội nhập hải quan ASEAN sẽ tiếp tục được triển khai thông qua việc ký kết Nghị định thư lần thứ hai sửa đổi Nghị định thư quy định việc thực hiện Danh mục Hài hòa Thuế quan ASEAN. Các Bộ trưởng yêu cầu các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đẩy nhanh việc điều chỉnh Hiệp định Hải Quan ASEAN và hoàn thành Nghị định thư số 2 và số 7 trong Hiệp định khung ASEAN về Tạo thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh, cũng như việc triển khai các biện pháp hải quan có liên quan trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tập trung vào thoả thuận thừa nhận chung giữa các cơ quan hải quan trong ASEAN.

Trên cơ sở thành tựu hội nhập kinh tế, chiến lược của ASEAN sẽ tiếp tục tập trung vào việc phối hợp chính sách chặt chẽ hơn và hợp tác kinh tế sâu rộng hơn. Các nước thành viên tham gia khẳng định cũng sẽ tiếp tục đóng góp hơn nữa cho việc định hình bức tranh kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng và tích cực tham gia vào những nỗ lực quốc tế nhằm xây dựng một nền kinh tế toàn cầu lớn mạnh hơn.

 

InfoTV
(ghi)

Nguyễn Tuân




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 157
  • Truy cập hôm nay: 4095
  • Lượt truy cập: 8597077