Xắn tay giảm lãi suất
2010-04-03 10:32:32
14%/năm là mức lãi suất vay dự kiến sẽ được các ngân hàng (NH) áp dụng sau khi bỏ trần lãi suất cho vay ngắn hạn. So với trần lãi suất cho vay hiện hành thì mức này cao hơn 2%/năm, nhưng so với lãi suất và phí thực tế người vay đang trả lại thấp hơn 3-4%/năm.
Mức
lãi suất này được đưa ra tại cuộc họp giữa NH Nhà nước và NH thương mại
tại Hà Nội và TP.HCM trong ngày 2-4. Đây là một trong những bước đi của
NH Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vừa với sức chịu
đựng của doanh nghiệp.
Lộ trình giảm dần lãi suất
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ, để giảm lãi suất, việc đầu tiên là phải khơi thông dòng vốn hiện đang bị ách tắc do trần lãi suất. NH Nhà nước sẽ cho áp dụng lãi suất thỏa thuận với cả vốn vay ngắn hạn sau khi đã cho áp dụng với vốn trung - dài hạn. Khi các NH thương mại nhà nước, chiếm thị phần tín dụng lớn, đồng loạt áp dụng mức lãi suất vay 14%/năm, là định hướng để kéo lãi suất thị trường xuống. Sẽ có những NH cho vay lãi suất 17-18% nhưng khách hàng của các NH này sẽ tìm đến những NH áp dụng lãi suất 14% để vay.
Mức 14%/năm tuy có cao hơn trần lãi suất cho vay 12% đang ghi trên hợp đồng nhưng thấp hơn mức lãi suất thực mà các doanh nghiệp đang phải trả do NH thu thêm phí.
Cũng theo ông Ngân, song song đó các NH sẽ kéo dần lãi suất huy động xuống. Trước mắt, tương tự như lãi suất vay, lãi suất huy động sẽ được công khai đầy đủ, có thể là 12%/năm. Hiện do vướng trần lãi suất huy động, các NH đều công bố trả cho người gửi 10,5%/năm nhưng lại trả thêm thông qua thưởng, khuyến mãi, cộng lại là 12%/năm. Khi NH đã giảm được lãi suất cho vay thì cũng phải giảm dần lãi suất huy động. Để giảm lãi suất huy động, NH Nhà nước nên cung ứng tiền qua thị trường mở với mức lãi suất thấp và kỳ hạn dài hơi hơn.
Công khai để giảm lãi suất
Theo ông Nguyễn Phước Thanh - tổng giám đốc NH Ngoại thương VN (Vietcombank), khi công khai, lãi suất sẽ giảm. Trước đây, do vướng trần lãi suất, trong quý 1 nhiều NH quốc doanh và cổ phần lớn không thể cho vay được vì lãi suất quá thấp, cho vay NH sẽ lỗ.
Hơn nữa vì tuân theo đúng quy định trần lãi suất, nhiều NH lớn bị các NH nhỏ lấy mất khách hàng thông qua khoản thưởng, khuyến mãi. Khi NH Nhà nước cho phép thỏa thuận lãi suất cho vay dài hạn, các NH nhỏ lại lách luật biến lãi suất huy động ngắn hạn thành dài hạn để cho vay. Ngay cả các khoản vay ngắn cũng bị phù phép thành trung hạn để được thỏa thuận lãi suất.
Các NH lớn không thể hành xử theo các NH nhỏ nên dẫn đến vốn tắc, tín dụng tăng chậm. Nguồn vốn khan hiếm, người dân có tiền tiết kiệm cũng nhân cơ hội này ra giá với NH. Cứ thế mặt bằng lãi suất huy động, cho vay trên thị trường liên tục bị đẩy lên.
Muốn giảm lãi suất chỉ còn cách công khai, minh bạch cả lãi suất đầu vào, đầu ra. Trả quyền định đoạt lãi suất lại cho NH. Trên cơ sở đó NH sẽ tính toán mức lãi suất hợp lý để cho vay. Doanh nghiệp khi ấy sẽ có quyền chọn lựa NH có lãi suất thấp để vay. Nhiều NH cùng cạnh tranh cho vay, khi đó các NH nhỏ không dám “nháo nhào” huy động lãi suất cao.
Xung quanh một số ý kiến lo ngại khi bỏ trần, lãi suất sẽ nóng hơn, ông Nguyễn Xuân Cảnh - giám đốc NH NN&PTNT TP.HCM - cho rằng lãi suất khó có thể tăng mà ngược lại sẽ giảm. Theo ông Cảnh, lãi suất sẽ theo quy luật cung cầu, huy động lãi suất cao có thể tiền vào nhiều nhưng sẽ có ít người vay vì lãi cao. Khi đó, vốn ứ đọng buộc NH phải giảm lãi suất huy động.
Còn theo TS Nguyễn Đức Thành - giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), lãi suất hiện nay là quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, do vậy bỏ trần chưa chắc NH dám đẩy lãi suất lên. Điều cần ghi nhận là đã có NH giảm lãi suất, đang chào người vay chỉ 13-14%/năm.
TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ, cho rằng mục tiêu nhắm đến khi cho vay theo lãi suất thỏa thuận là tạo ra cạnh tranh để giảm lãi suất cho vay. Trước đây, khi cho áp dụng lãi suất thỏa thuận đã có NH nhỏ tìm cách vay vốn của NH bạn để cho vay lãi suất cao kiếm lợi nhuận. Điều này dẫn đến mất cân đối trong huy động và cho vay, đẩy lãi suất tăng cao. Vì vậy, tới đây khi mở ra cho vay ngắn hạn cũng theo thỏa thuận, NH Nhà nước cần phải tăng cường thanh tra, giám sát bằng những chỉ tiêu, quy định về an toàn chuẩn tín dụng.
Lộ trình giảm dần lãi suất
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ, để giảm lãi suất, việc đầu tiên là phải khơi thông dòng vốn hiện đang bị ách tắc do trần lãi suất. NH Nhà nước sẽ cho áp dụng lãi suất thỏa thuận với cả vốn vay ngắn hạn sau khi đã cho áp dụng với vốn trung - dài hạn. Khi các NH thương mại nhà nước, chiếm thị phần tín dụng lớn, đồng loạt áp dụng mức lãi suất vay 14%/năm, là định hướng để kéo lãi suất thị trường xuống. Sẽ có những NH cho vay lãi suất 17-18% nhưng khách hàng của các NH này sẽ tìm đến những NH áp dụng lãi suất 14% để vay.
Mức 14%/năm tuy có cao hơn trần lãi suất cho vay 12% đang ghi trên hợp đồng nhưng thấp hơn mức lãi suất thực mà các doanh nghiệp đang phải trả do NH thu thêm phí.
Cũng theo ông Ngân, song song đó các NH sẽ kéo dần lãi suất huy động xuống. Trước mắt, tương tự như lãi suất vay, lãi suất huy động sẽ được công khai đầy đủ, có thể là 12%/năm. Hiện do vướng trần lãi suất huy động, các NH đều công bố trả cho người gửi 10,5%/năm nhưng lại trả thêm thông qua thưởng, khuyến mãi, cộng lại là 12%/năm. Khi NH đã giảm được lãi suất cho vay thì cũng phải giảm dần lãi suất huy động. Để giảm lãi suất huy động, NH Nhà nước nên cung ứng tiền qua thị trường mở với mức lãi suất thấp và kỳ hạn dài hơi hơn.
Công khai để giảm lãi suất
Theo ông Nguyễn Phước Thanh - tổng giám đốc NH Ngoại thương VN (Vietcombank), khi công khai, lãi suất sẽ giảm. Trước đây, do vướng trần lãi suất, trong quý 1 nhiều NH quốc doanh và cổ phần lớn không thể cho vay được vì lãi suất quá thấp, cho vay NH sẽ lỗ.
Hơn nữa vì tuân theo đúng quy định trần lãi suất, nhiều NH lớn bị các NH nhỏ lấy mất khách hàng thông qua khoản thưởng, khuyến mãi. Khi NH Nhà nước cho phép thỏa thuận lãi suất cho vay dài hạn, các NH nhỏ lại lách luật biến lãi suất huy động ngắn hạn thành dài hạn để cho vay. Ngay cả các khoản vay ngắn cũng bị phù phép thành trung hạn để được thỏa thuận lãi suất.
Các NH lớn không thể hành xử theo các NH nhỏ nên dẫn đến vốn tắc, tín dụng tăng chậm. Nguồn vốn khan hiếm, người dân có tiền tiết kiệm cũng nhân cơ hội này ra giá với NH. Cứ thế mặt bằng lãi suất huy động, cho vay trên thị trường liên tục bị đẩy lên.
Muốn giảm lãi suất chỉ còn cách công khai, minh bạch cả lãi suất đầu vào, đầu ra. Trả quyền định đoạt lãi suất lại cho NH. Trên cơ sở đó NH sẽ tính toán mức lãi suất hợp lý để cho vay. Doanh nghiệp khi ấy sẽ có quyền chọn lựa NH có lãi suất thấp để vay. Nhiều NH cùng cạnh tranh cho vay, khi đó các NH nhỏ không dám “nháo nhào” huy động lãi suất cao.
Xung quanh một số ý kiến lo ngại khi bỏ trần, lãi suất sẽ nóng hơn, ông Nguyễn Xuân Cảnh - giám đốc NH NN&PTNT TP.HCM - cho rằng lãi suất khó có thể tăng mà ngược lại sẽ giảm. Theo ông Cảnh, lãi suất sẽ theo quy luật cung cầu, huy động lãi suất cao có thể tiền vào nhiều nhưng sẽ có ít người vay vì lãi cao. Khi đó, vốn ứ đọng buộc NH phải giảm lãi suất huy động.
Còn theo TS Nguyễn Đức Thành - giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), lãi suất hiện nay là quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, do vậy bỏ trần chưa chắc NH dám đẩy lãi suất lên. Điều cần ghi nhận là đã có NH giảm lãi suất, đang chào người vay chỉ 13-14%/năm.
TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ, cho rằng mục tiêu nhắm đến khi cho vay theo lãi suất thỏa thuận là tạo ra cạnh tranh để giảm lãi suất cho vay. Trước đây, khi cho áp dụng lãi suất thỏa thuận đã có NH nhỏ tìm cách vay vốn của NH bạn để cho vay lãi suất cao kiếm lợi nhuận. Điều này dẫn đến mất cân đối trong huy động và cho vay, đẩy lãi suất tăng cao. Vì vậy, tới đây khi mở ra cho vay ngắn hạn cũng theo thỏa thuận, NH Nhà nước cần phải tăng cường thanh tra, giám sát bằng những chỉ tiêu, quy định về an toàn chuẩn tín dụng.
Theo Tuổi Trẻ
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,532.40 | 5,032.40 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,598.40 | 4,098.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,689.50 | 13,189.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,748.70 | 1,348.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 212
- Truy cập hôm nay: 6537
- Lượt truy cập: 8833859