Cổng thông tin Tom.com của tỷ phú Hong Kong Li Ka Shing lập tức thay thế đường link Google.cn bằng Baidu.com ngay sau khi nhà tìm kiếm số một thế giới tuyên bố rời Trung Quốc.
Nhiều đối tác tại Trung Quốc cũng bắt đầu cắt đứt quan hệ với Google.
Năm 2009, Baidu chiếm tới 60% thị phần tìm kiếm online tại Trung Quốc, trong khi Google chỉ chiếm một phần ba. Kể từ 12/1, khi Google để lộ ý tứ đầu tiên về kế hoạch ra đi, cổ phiếu Baidu tăng gần gấp rưỡi.
"Trước mắt, Baidu là người hưởng lợi nhiều nhất. Còn về trung và dài hạn, các đối thủ cạnh tranh khác sẽ tận dụng cơ hội để giành lấy thị phần Google vừa bỏ lại", Edward Yu, Chủ tịch hãng nghiên cứu Analysys International tại Bắc Kinh bình luận.
Tencent Holdings có thể là ứng viên sáng giá trong cuộc đua Internet thời hậu Google. Với mức vốn hóa 38 tỷ USD, thậm chí còn lớn gấp đôi Baidu, Tencent đang vận hành công cụ search mang tên Soso và có trong tay mạng xã hội nổi tiếng QQ.
"Tencent có rất nhiều dịch vụ cực kỳ tiện ích cho người dùng, trong đó có QQ. Họ đã và đang làm rất tốt để hướng người dùng làm quen với công cụ search của riêng mình và xúc tiến hợp đồng với các đại lý quảng cáo", Mark Natkin, Giám đốc điều hành Marbridge Consulting, hãng tư vấn danh tiếng trong làng công nghệ thông tin Trung Quốc.
Taobao.com cổng thương mại điện tử do Alibaba, nhà cung cấp dịch vụ e-commerce B2B lớn nhất thế giới hiện nay, cũng sẽ hưởng lợi khi Google.cn đóng cửa.
Người ta cũng chú ý tới Bing của Microsoft, một chiến binh thầm lặng trong cuộc đua giành thị phần tại thị trường Trung Quốc thời hậu Google. Microsoft từng tuyên bố không nối gói Google để rũ bỏ thị trường màu mỡ này.
Tuy nhiên, không dễ dàng gì để một đối thủ cạnh tranh có thể thay thế hoàn toàn Google. Các nhà quảng cáo Trung Quốc rất quan tâm tới công chúng nước ngoài, điều mà khó có một công cụ tìm kiếm trong nước nào có thể đáp ứng. Chính Google cũng tuyên bố vẫn duy trì phần lớn hoạt động của mình, kể cả đội ngũ bán hàng, điều đó có nghĩa doanh nghiệp Trung Quốc vẫn có thể mua vị trí quảng cáo trên các site toàn cầu của Google.
"Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn và phần lớn doanh nghiệp làm ăn quốc tế đều muốn quảng cáo trên Google", Kaiser Kuo, chuyên gia tư vấn về truyền thông điện tử tại Bắc Kinh nói.
Các đối tác kinh doanh của Google tại Trung Quốc có thể là những người chịu thua thiệt lớn nhất khi nhà tìm kiếm này ra đi. Google hiện đầu tư vào nhiều công ty trong đó có Dianping (phiên bản tiếng Hoa của Yelp), Xunlei hay Ganji. Các cổng thông tin như Sina.com cũng thiệt hại không nhỏ bởi họ đang sống dựa vào dịch vụ tìm kiếm của Google.
"Chẳng rõ điều gì sẽ xảy ra với các mối quan hệ này nếu Google ra đi. Nhờ vào Google mà họ tăng lưu lượng truy cập. Thu nhập của họ trông chờ nhiều vào việc làm ăn với Google", Bill Bishop, chủ một doanh nghiệp Internet ở Bắc Kinh nói.
Google ra đi có thể không ảnh hưởng nhiều tới 400 triệu người dùng Internet nơi đây. Nhưng với các nghiên cứu sinh, sinh viên hay đó quả là vấn đề không nhỏ, bởi họ đang lệ thuộc quá nhiều vào dịch vụ tìm kiếm của Google, đặc biệt là những thông tin không dễ kiếm ở các site trong nước.
Một cuộc thăm dò với 700 nhà khoa học Trung Quốc mới đây cho thấy, 80% trong số này thường xuyên tìm kiếm tài liệu thông qua Google, trong khi 60% cho biết thường đặt Google làm trang chủ.
'Google tiếp tay cho gián điệp'
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay buộc tội Google cấu kết với cơ quan gián điệp Mỹ và tuyên bố "Google không phải là thánh".
Bài báo trang nhất trên tờ Nhân dân Nhật báo viết: "Với người Trung Quốc, Google không phải là thánh. Kể cả sau vở kịch vụng về này, họ cũng không thể biến thành thánh. Sự thật lâu nay ai cũng biết là Google hợp tác và cấu kết với các cơ quan gián điệp, văn phòng an ninh của Mỹ. Hãy nghĩ về những nỗ lực gần đây của Mỹ trong cuộc chiến Internet. Và có vẻ như cuộc chiến chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu".
Trong phần kết luận, tờ báo cho rằng hành động của Google chỉ càng khuyến khích Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật để phát triển những hệ thống tìm kiếm hùng mạnh khác.
Bài báo được đăng trên phiên bản phát hành ở hải ngoại của tờ Nhân dân Nhật báo. Phiên bản này thường có những phát ngôn mạnh bạo hơn tờ phát hành trong nước.
Đây là phát ngôn mới nhất của báo chí Trung Quốc trước sự việc Google rời bỏ nước này. Hôm thứ 2, Google đóng cửa trang tiếng Trung Google.cn và chuyển hướng người dùng đến trang tìm kiếm của họ đặt tại Hong Kong. Hành động này của Google diễn ra 2 tháng sau khi họ tuyên bố không chấp nhận hệ thống kiểm duyệt kết quả mà chính phủ Trung Quốc áp đặt.
Những lời bình luận của bài báo không hoàn toàn đại diện cho chính sách của Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng phản ánh một phần sự giận dữ của người dân nước này đối với Mỹ sau những căng thẳng gần đây, như việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ Dalai Lama, Washington kêu gọi Bắc Kinh phải nâng giá trị đồng nhân dân tệ.
Sau khi Google hết lên án Trung Quốc đến kêu gọi chính phủ Mỹ can thiệp, giới báo chí Bắc Kinh cho rằng những sự việc hacker tấn công hay hệ thống kiểm duyệt chỉ là những màn kịch mà Google và Washington dựng lên.
Tuy nhiên, về phía Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ 2 phát biểu họ xem sự ra đi của Google là hành động của một công ty đơn lẻ và nước này sẽ vẫn luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ Mỹ bình luận rằng việc Google đóng cửa trang Google.cn là chuyện riêng của một công ty và Chính phủ Mỹ không liên quan đến sự việc.
Theo Song Linh,Thanh Bình
VnExpress
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 212
- Truy cập hôm nay: 3333
- Lượt truy cập: 8596315