Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Lãi suất cao sẽ gây lạm phát
2010-03-24 09:11:52

Kinh tế Việt Nam bước vào năm 2010 với không ít tín hiệu lạc quan về khả năng hồi phục sau khủng hoảng. Doanh nghiệp chưa kịp mừng thì lại “méo mặt” khi vốn vay trở nên khan hiếm và đắt đỏ.

Báo cáo mới nhất của ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ngày 22.3 cho biết, lãi suất cho vay vốn trung, dài hạn theo cơ chế thoả thuận khoảng 14 – 15%/năm đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, khoảng 15 – 17%/năm với nhóm ngân hàng TMCP; cá biệt có một số trường hợp, lãi suất vay vốn lên tới 18 – 20%.

Chi phí vốn cao đang đè nặng trên vai các nhà sản xuất. Ảnh: Hồng Thái

Lãi suất 18 – 25%: một tác nhân lạm phát

Thậm chí, tại hội nghị về thị trường phân bón vừa tổ chức, bà Nguyễn Thị Ngọ, phó chủ tịch hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, để vay được vốn, nhiều doanh nghiệp trong hiệp hội này đã phải chấp nhận mức lãi suất 18 – 25%!

“Lãi suất vay cao như vậy, doanh nghiệp nào chịu nổi!”, ông Cao Sỹ Kiêm, chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia thốt lên. Đây cũng là mối lo lắng hàng đầu của tất cả đại diện các hiệp hội, ngành hàng hiện nay. Không lo lắng sao được, bởi 90% doanh nghiệp phải tự huy động và vay vốn các nguồn để sản xuất – kinh doanh, trong đó 70% là vay ngân hàng.

Trong bối cảnh chi phí đầu vào đồng loạt tăng như vừa qua (điện, xăng dầu, nhân công…), nhiều doanh nghiệp cho biết lợi nhuận thu được chưa đủ trả lãi vay. Mặc dù vậy, họ vẫn phải tìm mọi cách gõ cửa ngân hàng, thậm chí huy động cả trên thị trường chợ đen để duy trì hoạt động, bởi ngừng sản xuất cũng coi như “tự sát”.

Chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thuý, cho rằng, “nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN, bằng việc ngừng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, nâng lãi suất cơ bản và để cho lãi suất thị trường lên mức quá cao”. Nguyên thống đốc NHNN nhận định, kiểm soát lạm phát vẫn chưa đến mức đáng lo ngại trong khi chính sách tiền tệ lại siết khá mạnh tay. “Đừng bắt tiền tệ chịu trách nhiệm duy nhất về lạm phát. Không cẩn thận, sự thắt chặt tiền tệ quá mức lại có tác dụng ngược với mục tiêu kiềm chế lạm phát”, ông Thuý cảnh báo.

Ông Thuý phân tích, điện và xăng dầu tăng giá, trên thực tế, mức độ tác động trực tiếp đến thị trường hàng hoá, giá cả không lớn. Chẳng hạn, tính toán của cơ quan quản lý cho thấy, giá điện tăng ước làm tăng chỉ số giá tiêu dùng tối đa 0,16%; tăng tiêu dùng của cá nhân khoảng 0,19 – 0,27%; một số lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều điện như cấp nước, điện phân…, giá thành sản phẩm đội thêm cao nhất khoảng 3,15%. Trong khi đó, do thắt chặt tiền tệ, lãi suất vay vốn trên thị trường đã bị đẩy lên quá cao như hiện nay, doanh nghiệp sẽ buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh. Thậm chí, không ít doanh nghiệp thua lỗ, phải ngừng hoạt động. Hậu quả là, nguồn cung hàng hoá, sản phẩm nói chung sẽ giảm.

Mặt khác, lãi suất tăng cũng làm tăng mạnh chi phí đầu vào của doanh nghiệp, của nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá bán ra. Cộng hưởng cả hai yếu tố này, hàng hoá sẽ lại có nguy cơ lên một mặt bằng giá mới, đẩy lạm phát tăng cao.

Mở rộng đối tượng áp dụng lãi suất thoả thuận


Để xử lý vấn đề này, theo ông Thuý, NHNN nên xem xét mở rộng đối tượng được áp dụng cơ chế thoả thuận lãi suất, bao gồm cả với khoản huy động và cho vay (hiện mới áp dụng với lãi suất vay vốn sản xuất trung và dài hạn, vốn vay tiêu dùng). Khi đó, lãi suất sẽ được cân bằng ở mức hợp lý thị trường, thay vì vọt lên quá cao so với nhu cầu thực như hiện nay.

Ông Thuý nhận định: “Khi ấy, lãi suất nếu có biến động thì chỉ làm biến động trong tạm thời, hoặc có tính hình thức. Còn sau đó, tôi tin rằng, thay vì phải vay “chui” ngân hàng với mức lãi suất rất cao, doanh nghiệp sẽ tiếp cận vốn dễ dàng hơn, minh bạch hơn với mức lãi suất hợp lý hơn. Không những vậy, những rủi ro đạo đức cũng giảm bớt, hiệu lực pháp lý cũng được nghiêm minh hơn”.

Quan điểm này cũng nhận được sự chia sẻ của ông Cao Sỹ Kiêm: trên thực tế, các doanh nghiệp muốn vay được vốn vẫn phải thoả thuận với ngân hàng, không chỉ về lãi suất mà cả một số điều kiện khác nữa. Nên trần lãi suất mà NHNN quy định lâu nay gần như bị các ngân hàng vô hiệu hoá bằng cách “đính kèm” đủ loại phí. Vô hình trung, biện pháp quản lý có phần nghiêng về mệnh lệnh hành chính này gây tù mù cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện. Do vậy, nên để cho thị trường định lãi suất!

Ông Kiêm cũng lưu ý, cần phải kiểm soát rất chặt chẽ đồng vốn vay, nhất là theo cơ chế thoả thuận lãi suất. Bởi nếu nguồn vốn này “đổ” vào những dự án kém hiệu quả, thậm chí để “tiếp nước” cho doanh nghiệp bên bờ vực phá sản thì ngân hàng rất khó thu hồi nợ, không những thế còn ảnh hưởng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát.


Theo SGTT
[Trở lại] [Trang chủ]




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,528.005,028.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,594.804,094.80
100g ABC Bullion Bar
14,677.7013,177.70
1kg ABC Bullion Silver
1,745.101,345.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 220
  • Truy cập hôm nay: 5653
  • Lượt truy cập: 8832975