Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Dow Jones có khoảng thời gian tăng điểm dài nhất từ đầu năm 2010
2010-03-17 07:44:02

FED cam kết duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức thấp kỷ lục trong 6 tháng tới. FED nhận xét lạc quan hơn về thị trường lao động.

 
Chỉ số S&P 500 tăng 0,8% lên mức 1.159,46 điểm tại thị trường New York, mức cao nhất từ tháng 10/2008.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 43,83 điểm tương đương 0,4% lên mức 10.685,98 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones như vậy tăng điểm phiên thứ 6 liên tiếp, chuỗi thời gian tăng điểm dài nhất tính từ đầu năm 2010.

Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức 1.150,23 điểm vào ngày 19/01/2010, mức cao nhất từ tháng 10/2008. Sau đó chỉ số này giảm 8,1% tính đến ngày 08/02/2010 bởi lo lắng các nước châu Âu trong đó có Hy Lạp sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ và dự báo FED sẽ rút đi kế hoạch kích thích kinh tế. Từ đó đến nay, chỉ số đã hồi phục trở lại và hiện cao hơn 71% so với mức đáy thiết lập ngày 09/03/2009.

FED nhận xét thị trường lao động đang ổn định, chi tiêu doanh nghiệp tăng trong khi đó lạm phát vẫn ở mức thấp.

FED cho rằng điều kiện trên thị trường tài chính sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. FED cho rằng kinh tế Mỹ cần lãi suất cơ bản thấp kỷ lục trong thời gian dài.

Báo cáo cho thấy chỉ số giá nhập khẩu tháng 2/2010 giảm sâu hơn dự báo của giới chuyên gia, dấu hiệu cho thấy có rất ít áp lực lạm phát đến từ nước khác. Chỉ số giá nhập khẩu tháng 2/2010 giảm 0,3% và có tháng giảm đầu tiên trong 7 tháng.

Phiên ngày thứ Ba, S&P 500 và Nasdaq tăng điểm ngay từ đầu phiên, Dow Jones sau khi giảm nhẹ vào đầu phiên cũng tăng điểm. Đà tăng điểm của 3 chỉ số duy trì trong suốt phiên giao dịch. Tuy nhiên, mức độ tăng điểm được cải thiện từ sau khi FED đưa ra tuyên bố sau buổi họp của Ủy ban thị trường mở (FOMC).

Trong ngày thứ Ba, FED nhắc lại cam kết duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục để đảm bảo đà phục hồi kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thế nhưng FED đưa ra đánh giá lạc quan hơn về nền kinh tế. FED nhận xét thị trường lao động đang ổn định. Đánh giá này như vậy lạc quan hơn đánh giá gần nhất đưa ra vào tháng 1/2010, khi đó FED tuyên bố đà suy giảm của thị trường lao động đang giảm bớt.


Diễn biến 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ phiên ngày 16/03 (Nguồn: Google Finance)

FED đồng thời cũng nhận xét chi tiêu vào thiết bị và phần mềm đã cải thiện mạnh trong thời gian gần đây, mức điều chỉnh cao hơn so với lần gần nhất. Tuy nhiên, FED cảnh báo tiêu dùng người dân có thể đi xuống bởi thất nghiệp cao, tăng trưởng lương ở mức thấp, tài sản suy giảm và tín dụng thắt chặt. FED cũng nhấn mạnh đến sự suy yếu trên thị trường bất động sản thương mại và nhà đất.

Ông Stuart Hoffman, chuyên gia kinh tế trưởng tại PNC Financial Services Group, nhận xét: “FED đã lạc quan hơn về kinh tế Mỹ. Bức tranh kinh tế Mỹ đã được nhận xét u ám trong thời gian quá dài và nay đã có chút màu xám.”

FED duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0% đến 0,25%, mức lãi suất này đã được duy trì suốt từ tháng 12/2008. Lãi suất cơ bản thấp kỷ lục có lợi cho những người đủ tiêu chuẩn vay tiền và sẵn sàng vay tiền. Thế nhưng những người tiết kiệm tiền chịu thiệt. Lãi suất thấp kỷ lục ảnh hưởng tiêu cực đến những người sống nhờ vào thu nhập cố định, kiếm nguồn lợi nhuận trên tiền tiết kiệm của họ.

FED không đưa ra thay đổi nào đối với chương trình giảm lãi suất thế chấp để củng cố thị trường nhà đất ngay cả khi báo cáo từ chính phủ trong ngày thứ Ba cho thấy xây dựng nhà ở đi xuống trong tháng 2/2010.

Theo đúng chương trình đó, dự kiến chương trình 1,25 nghìn tỷ USD chứng khoán thế chấp từ Fannie Mae và Freddie Mac ở thời điểm cuối tháng này. Một số chuyên gia phân tích lo ngại một khi chương trình kết thúc, lãi suất thế chấp có thể tăng. Lãi suất tăng, đà phục hồi của thị trường nhà đất có thể yếu đi, FED để ngỏ khả năng kéo dài chương trình này nếu kinh tế yếu đi.

Ông Thomas Hoenig, chủ tịch FED tại Kansas, nhận xét quyết định của FED duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục là không hợp lý.

Ông Hoeing thể hiện lo lắng về việc lãi suất thấp có thể tạo ra nhiều sự mất cân bằng trong lĩnh vực tài chính, đặt sự ổn định của kinh tế Mỹ vào vòng rủi ro. Một số chuyên gia phân tích cho rằng ông Hoeing lo ngại việc duy trì lãi suất cơ bản trong thời gian dài sẽ tạo ra bong bóng tài sản như bong bóng trên thị trường chứng khoán hay hàng hóa.

Sự bất bình của ông Hoeing cho thấy thách thức của FED trong việc quyết định khi nào cần đưa ra quyết định nâng lãi suất cơ bản. Hoenig nhận xét kinh tế Mỹ hiện đã đủ mạnh để FED đưa ra tuyên bố sớm nâng lãi suất cơ bản để ngăn lạm phát hay bong bóng tài sản.

Dù vậy chủ tịch FED và các đồng sự cho rằng lãi suất thấp là cần thiết để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế.

Buổi họp ngày thứ Ba là buổi họp kéo dài 1 ngày đầu tiên của FED trong 2 năm. Tất cả những buổi họp trước đều diễn ra trong 2 ngày bởi FED cần thời gian để xem xét những chương trình ứng phó với khủng hoảng tài chính.

Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần

Ngày thứ Tư

Richard Fisher, chủ tịch FED tại Dallas, có bài phát biểu

8h30 sáng: Chỉ số giá sản xuất

10h30 sáng: Báo cáo về thị trường, dự trữ năng lượng của Cơ quan năng lượng Mỹ

Ngày thứ Năm

Elizabeth Duke, một chuyên gia tại FED, có bài phát biểu

8h30 sáng: Chỉ số giá tiêu dùng

8h30 sáng: Số lượng người thất nghiệp lần đầu tính theo tuần

8h30 sáng: Một số chủ tịch FED có bài phát biểu

10h sáng: Các chỉ số kinh tế chính được công bố

Ngày thứ Sáu

Ngày “Quadruple Witching” - ngày các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ quyết toán các hợp đồng chỉ số tương lai, quyền chọn mua/bán các chỉ số, quyền chọn mua/bán cổ phiếu và thanh toán các hợp đồng tương lai mua bán cổ phiếu.

Cụ thể, các hợp đồng mua bán tương lai sẽ đồng loạt hết hạn vào hôm thứ Sáu của tuần thứ 3 trong tháng 3, 6, 9 và 12 hàng năm. Do đó, các nhà đầu tư phải quyết toán hợp đồng trong ngày. Vào thời điểm một giờ giao dịch cuối cùng trong ngày này, từ 3h đến 4h chiều, thị trường sẽ rất sôi động với hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư.

Theo thống kê đến hết ngày 22/09/2009, vào những ngày “Quadruple Witching”, hơn 65% số phiên giao dịch rơi vào ngày này, chỉ số Dow Jones đều tăng điểm. Đối với chỉ số S&P 500, hơn 62% số phiên rơi vào ngày này đều lên điểm. (Theo VnEconomy)


Theo Dân Trí/CNNMoney,WSJ





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 126
  • Truy cập hôm nay: 3041
  • Lượt truy cập: 8596023