Mỗi đợt tỉ giá tăng, giá hàng hóa dịch vụ lại vù vù tăng theo dù trước đó giá bán đã được doanh nghiệp (DN) tính toán bao gồm cả rủi ro khi biến động tỉ giá USD.
Giá USD lại bắt đầu tăng tốc
USD giảm khi có tin NHNN bán ngoại tệ
Niêm yết bằng mã số
Ngày 9-3, đến hỏi giá một cửa hàng bán ôtô ở đường Chánh Hưng (Q.8, TP.HCM) được báo giá chiếc Toyota Yaris màu xanh 30.200 USD, Toyota Camry 2.0 giá 49.500 USD. Nếu đồng ý mua có thể thanh toán bằng USD, nếu trả bằng VND thì tính theo tỉ giá tự do thời điểm ngày 9-3 là 19.500 đồng/USD. Thắc mắc tỉ giá quá cao, chúng tôi được nhân viên cửa hàng giải thích DN phải mua USD với tỉ giá cao khi nhập khẩu xe nên không thể bán cho khách hàng theo tỉ giá ngân hàng (NH).
Tương tự, các công ty du lịch thông báo giá bán tour cho khách hàng theo hai mức giá VND và USD. Công ty du lịch Vòng Tròn Việt niêm yết giá tour du lịch Singapore - Malaysia (7 ngày) 10,1 triệu đồng và mở ngoặc 518 USD, quy ra 19.498 đồng/USD; tour Singapore (4 ngày) giá 7,9 triệu đồng, tương đương 409 USD, tức 19.315 đồng/USD.
Giải thích lý do mỗi tour tỉ giá khác nhau, các công ty du lịch cho biết khi bán tour cho khách lẻ, nếu vì lý do nào đó không tổ chức được tour thì họ sẽ chuyển cho công ty liên kết và khi đó với tỉ giá chênh lệch này họ sẽ không bị lỗ.
Ở các cửa hàng bán linh kiện máy tính tại các chợ máy tính Bùi Thị Xuân, Tôn Thất Tùng... sáng 9-3 điều dễ nhận thấy là bảng báo giá được ghi rất chi tiết linh kiện bằng giá VND. Tuy nhiên cột ngoài cùng ngoài số thứ tự còn được ghi thêm các con số nhỏ. Hỏi một số nhân viên bán hàng thì được biết đây là “mã số” quy định của cửa hàng. Tuy nhiên thực tế đó chính là giá tính theo USD của món hàng.
Chẳng hạn tại cửa hàng thiết bị vi tính trên đường CMTT (P.Bến Thành, Q.1) anh Cường mua một thiết bị mạng (D-link DWA-120) trên biên lai được tính giá 573.000 đồng và mã số được ghi trên bảng giá là N29.6. Nếu lấy 573.000đồng chia cho 29.6 sẽ có con số 19,358. Giám đốc một công ty kinh doanh linh kiện máy tính tại khu vực này thừa nhận “mã số” chính là tỉ giá USD của ngày hôm đó, nhưng do quy định cấm niêm yết bằng USD nên phải ẩn dưới “mã số”.
Một số trường hợp khác được ghi là “giá tham khảo”, khi tính tiền phải thanh toán với giá cao hơn. Chẳng hạn trường hợp chị H. (Phú Nhuận, TP.HCM) mua một con chuột máy tính giá niêm yết tham khảo là 257.000 đồng nhưng khi tính tiền phải trả 281.000 đồng, thắc mắc thì chị được nhân viên bán hàng giải thích do tỉ giá mới điều chỉnh.
Không hợp lý
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyện các mặt hàng nhập khẩu tăng giá ngay khi tỉ giá điều chỉnh chính là cách móc túi người tiêu dùng. Thực tế ôtô bày bán thời điểm hiện nay hầu hết đã được nhập trong quý 4-2009. Nếu nhập đầu quý 4 khi ấy tỉ giá NH mới chỉ ở mức xấp xỉ 17.850 đồng/USD, tỉ giá tự do trên 18.000 đồng/USD. Trường hợp nhập cuối tháng 11-2009 đến nay thì tỉ giá tự do không thay đổi, vẫn từ 19.300-19.500 đồng/USD. Khi tính toán giá thành bán ra DN đã tính theo tỉ giá này, do vậy lấy lý do tỉ giá tăng để tăng giá bán là không hợp lý.
Phụ trách kinh doanh một trung tâm kinh doanh hàng điện máy cho biết kế hoạch nhập khẩu hoặc đặt hàng từng tháng, thậm chí từng quý, giá hàng hóa được chốt ngay thời điểm đặt hàng, chứ không phải ngay thời điểm tỉ giá đồng ngoại tệ có thay đổi. Do vậy việc nhà bán lẻ lợi dụng lý do tỉ giá USD tăng là không chấp nhận được. Hơn nữa, phần lớn mặt hàng điện máy, điện tử gia dụng đang kinh doanh đều là nguồn hàng nhập từ trước tết, do vậy lợi dụng cơ hội tỉ giá USD tăng để tăng giá bán là "chơi không đẹp" với người tiêu dùng.
Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NH Nhà nước TP.HCM, cho biết trên lãnh thổ mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo... đều phải thực hiện bằng VND, trừ các trường hợp như các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Hiện Chính phủ đang đặt mục tiêu chống nhập siêu, do vậy các NH chỉ ưu tiên ngoại tệ cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu. DN nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng phải tự cân đối ngoại tệ nhưng không được quảng cáo và niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ. Về biến động tỉ giá dẫn đến khó tính toán được giá bán hàng hóa - dịch vụ, NH Nhà nước cho rằng các DN khi bán hàng hóa ở mức giá nào đều phải tính toán mọi yếu tố tác động đến giá thành sản phẩm, dịch vụ, trong đó có biến động của tỉ giá, chứ không thể viện lý do này để niêm yết giá bằng ngoại tệ, hoặc ngầm tính theo tỉ giá ngoại tệ thời điểm bán nhằm đẩy rủi ro cho người tiêu dùng.
Hiện Bộ Công thương và NH Nhà nước đều có hướng dẫn xử lý các trường hợp niêm yết, quảng cáo, thanh toán bằng USD. Giữa năm 2009 mức xử phạt theo quy định của Bộ Công thương nâng lên 30 triệu đồng/trường hợp, nhưng nhiều DN vẫn tìm cách lách quy định.
Một đại diện NH Nhà nước cũng thừa nhận chấn chỉnh thị trường là câu chuyện dài nhiều tập. Do vậy các biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức nên xử lý mạnh tay, đồng thời từng bước có các giải pháp nhằm giảm bớt tình trạng hai giá USD để từ đó DN bớt các lý do để “sính ngoại”.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,533.70 | 5,033.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,599.50 | 4,099.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,692.90 | 13,192.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,748.50 | 1,348.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 265
- Truy cập hôm nay: 4665
- Lượt truy cập: 8831987