Trong những năm tiền khủng hoảng, có một cuộc đua xuống địa ngục trong đó các quốc gia đều cố “đơn giản hóa” hành lang pháp lý của mình.
Nên làm quyết liệt ngay rồi điều chỉnh cơ chế pháp lý lại sau còn hơn cứ trì hoãn mãi
Người viết là Joseph Stiglitz, kinh tế gia tại ĐH Columbia từng đoạt giải Nobel năm 2001.
Trong những năm tiền khủng hoảng, có một cuộc đua xuống địa ngục trong đó các quốc gia đều cố “đơn giản hóa” hành lang pháp lý của mình.
Iceland đáng lẽ đã chiến thắng nhưng công dân của họ thì ngậm trái đắng.
Khi mà hậu quả của nó đến đâu vẫn còn chưa đong đếm hết và những thảo luận về một thể chế pháp lý mới đang sôi nổi thì sự phối hợp toàn cầu lại nổi lên với vai trò trung tâm.
Các ngân hàng hoạt động dưới bất kỳ hệ thống pháp lý nào cũng đe dọa sẽ rời công việc kinh doanh sang nơi khác nếu các quy tắc mới được thi hành (hay dù cho chỉ bị bắt phải trả một phần phí tổn mà họ đã gây ra với người khác).
Tài chính hiện đại là một ngành khá tự do, vì thế đây phần nào chẳng phải lời đe dọa suông.
Nếu mỗi hệ thống pháp lý lại có những quy tắc khác nhau, chuyện tìm kiếm “chênh lệch pháp lý” (regulatory arbitrage) là nguy cơ rõ ràng.
Nếu ngành tài chính chuyển đến nơi có hệ thống pháp lý lỏng lẻo, những vấn đề nổi cộm của hệ thống tài chính toàn cầu tiền khủng hoảng vẫn còn nguyên.
Ai cũng đồng tình rằng cần có một sự phối hợp toàn cầu. Nhưng tiến trình xây dựng một thể chế pháp lý chung hiệu quả lại rất chậm.
Diễn đàn ổn định tài chính ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đã làm quá ít để ngăn ngừa thảm họa một thập kỷ sau đó. Tổ chức ấy nay lại được tin tưởng giao nhiệm vụ chèo lái cộng đồng quốc tế tới một thể chế pháp lý mới.
Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu G20 hy vọng việc đổi tên tổ chức này thành Ủy ban ổn định tài chính và thêm vài thành viên mới sẽ tạo ra sự khác biệt; nhưng người viết bài này không mấy tin tưởng vào điều đó.
Có lẽ những ai tin tưởng vào chủ nghĩa tự do, thứ phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng lần này, đã có được bài học của mình; nhưng lề lối suy nghĩ cũ thường chẳng dễ đổi thay.
Có nhiều lý do để bi quan về việc sẽ sớm có một sự phối hợp toàn cầu hiệu quả. Ưu tiên của các nước có vẻ khác nhau: Anh và Pháp nhấn mạnh đến động cơ làm việc còn Mỹ lại quan tâm đến họat động tự doanh hơn.
Dù Thống đốc BOE Mervyn King cùng giới nghiên cứu đã cảnh báo về những nguy cơ từ các định chế quá lớn, quá liên quan, quá phụ thuộc lẫn nhau để sụp đổ thì không chính phủ nào trong G20 muốn khơi lên vấn đề này để chọc giận các đại gia ngân hàng, ít nhất là cho tới khi Tổng thống Barack Obama định làm gì đó tại Mỹ.
Vẫn chưa có một đề xuất hữu hiệu nào cho những chứng khoán phái sinh phức tạp và thiếu minh bạch trên thị trường OTC.
Hơn nữa, mỗi quốc gia đều xem xét các đề xuất rồi tính toán xem nó sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính nước mình đến đâu; họ muốn tìm một hệ thống pháp lý gây khó khăn cho đối thủ nhiều hơn doanh nghiệp mình.
Như người ta thường nói, chính trị là chuyện địa phương, và ít nhất trong hệ thống luật pháp ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, giới tài chính có một quyền lực chính trị đáng gờm.
Bên cạnh đó còn có sự khác biệt sâu sắc về thế giới quan khiến chỉ có những hiệp ước giữa các quốc gia nhỏ mới dễ được thông qua.
Cứ nhìn việc giải quyết vấn nạn “thiên đường thuế” cũng rõ kể cả những chiến thắng nhỏ nhặt như thế cũng phải khó khăn lắm mới đạt được.
Khi sự phối hợp toàn cầu gặp trục trặc thì việc tiếp tục nhấn mạnh vào nó để khiến tình hình thêm rối ren chính là điều mà giới ngân hàng mong muốn.
Có lẽ chẳng có gì lạ khi họ là những người mạnh miệng nhất về sự cần thiết của các hành động mang tính toàn cầu.
Nhưng mỗi quốc gia đều có trách nhiệm đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính và nền kinh tế cũng như bảo vệ công dân của mình. Các nhà lãnh đạo, đôi khi bị những cử tri thiếu kiên nhẫn thúc ép, dần cho rằng không thể đợi phối hợp được nữa.
Nên làm quyết liệt ngay rồi điều chỉnh cơ chế pháp lý lại sau. Đó có thể chỉ là điều “tốt thứ hai”, nhưng vẫn còn tốt hơn nhiều lựa chọn “tốt thứ ba” là tiếp tục trì hoãn.
Cũng có khả năng xảy ra một cuộc “đua tranh tới thiên đang”. Cử tri Mỹ có thể chứng kiến chuyện lương thưởng được giải quyết mạnh tay hơn Châu Âu.
Dù thế giới có cùng hành động thì bài học Iceland cũng cho thấy không thể dựa vào các cơ quan giám sát nước ngoài để bảo vệ công dân và thị trường tài chính nước mình.
Hơn nữa, một trong những lập luận nữa dành cho những cổ đông và trái chủ đã được bảo lãnh là nếu không làm vậy nhiều nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính nữa sẽ diễn ra.
Vì nguy cơ đó, người nộp thuế Mỹ đã phải trả hóa đơn cho người khác. Để ngăn chặn điều đó tái diễn, phải dỡ bỏ bớt sự phụ thuộc lẫn nhau của các tổ chức tài chính, và đó lại là chuyện mỗi nước phải tự giải quyết lấy.
Các quốc gia đi theo hướng này phải đối diện với một nguy cơ, đó là ngành tài chính sẽ chuyển ra nước ngoài.
Nhưng các bộ phận quan trọng nhất của hệ thống tài chính đối với nền kinh tế thực, ví dụ như hoạt động cho vay, không dễ dàng chuyển đi như thế.
Bất kỳ phân tích chi phí-lợi ích nào về những thua thiệt vì chuyện này chắc chắn cũng sẽ đưa ra kết luận rằng nếu một số chính phủ muốn liều lĩnh với sự ổn định kinh tế cũng như tiền của người nộp thuế thì hãy cứ làm vậy.
Nhiệm vụ của thế giới đơn giản chỉ là ngăn ngừa sự lây lan của những hệ thống pháp lý lỏng lẻo.
Không quốc gia nào có thể tự cách ly chính mình, nhưng lá chắn tốt nhất là một nền tảng pháp lý vững chắc cho chính mình.
Sự mất ổn định kéo dài của thị trường tài chính toàn cầu đã minh chứng rõ ràng rằng đó là điều thế giới cần ngay bây giờ.
Theo Minh Tuấn
Dân Trí/FT
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,515.60 | 5,015.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,584.50 | 4,084.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,644.60 | 13,144.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,750.10 | 1,350.10 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 120
- Truy cập hôm nay: 3468
- Lượt truy cập: 8830790