Phải đến cuộc khủng hoảng này cả hai phái "nước ngọt" và "nước mặn" mới nhận ra họ khác nhau nhiều đến ra sao và phái “Keynes mới” đã lạc quan tếu đến thế nào.
Thập niên 70, nhà kinh tế học “nước ngọt” hàng đầu từng đoạt giải Nobel Robert Lucas lập luận rằng nguyên nhân của suy thoái là sự hỗn loạn nhất thời: doanh nghiệp và người lao động không phân biệt nổi sự thay đổi mức giá chung vì lạm phát hoặt giảm phát và sự thay đổi tại chính ngành mình. Lucas cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào chống lại chu kỳ kinh doanh sẽ phản tác dụng: các chính sách kinh tế chỉ làm tình hình thêm rối loạn.
Tuy vậy cho đến những năm 80, các nhà kinh tế “nước ngọt” còn phủ định cả chuyện suy thoái là điều xấu. Thay vào đó, những nhà lãnh đạo mới của phong trào này, đặc biệt là Edward Prescott khi đó đang công tác tại ĐH Minnesota lập luận rằng biến động của giá và thay đổi sức cầu không hề có liên quan tới chu kỳ kinh doanh.
Thay vào đó, chu kỳ kinh doanh phản ánh sự biến động dựa trên tiến bộ công nghệ, nó đươc khuếch đại bởi phản ứng hợp lý từ người lao động, họ tình nguyện làm việc nhiều hơn khi điều kiện thuận lợi và ít hơn khi điều kiện không thuận lợi. Thất nghiệp là quyết định có chủ đích của người lao động muốn dành thời gian nghỉ ngơi.
Nói trắng ra như vậy thì lý thuyết này nghe thật ngớ ngẩn, Đại suy thoái hóa ra lại là một kỳ nghỉ dài ngày à? Thực thà mà nói người viết bài này thấy nó thật sự ngô nghê. Nhưng giả định cơ bản trong “lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực” của Prescott lại được diễn giải thành những mô hình toán học khéo léo đến tài tình, được sắp xếp thành những chuỗi dữ liệu thống kê tinh tế và rút cục lý thuyết này lại tiến tới chi phối việc giảng dạy môn kinh tế vĩ mô tại nhiều cơ sở đại học.
Năm 2004, như một minh chứng cho sức ảnh hưởng của lý thuyết đó, Prescott nhận chung giải Nobel với Finn Kydland từ ĐH Carnegie Mellon.
Nhưng các nhà kinh tế tự coi mình thuộc phái “Keynes mới” này không cưỡng lại được sự hấp dẫn của những cá nhân hiệu quả và thị trường hoàn hảo. Họ cố giữ mình càng gần lý thuyết tân cổ điển chính thống càng tốt. Điều đó có nghĩa là không có chỗ trong các mô hình thông dụng cho những thứ như bong bóng hay hệ thống ngân hàng sụp đổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vĩ mô như ở Châu Á trong hai năm 1997-1998 và cuộc suy thoái tại Arghentina năm 2002, những sự kiện diễn ra trong thế giới thực ấy không được phản ánh trong dòng tư tưởng chủ đạo của phái Keynes mới.
Kể cả như vậy, người ta vẫn có thể nghĩ rằng sự khác biệt quan điểm giữa hai trường phái kinh tế “nước ngọt” và “nước mặn” sẽ luôn đặt họ ở thế đối đầu về các chính sách kinh tế.
Tuy vậy đáng ngạc nhiên là từ năm 1985 cho đến năm 2007, tranh luận giữa hai phái “nước ngọt” và “nước mặn’ chủ yếu về lý thuyết chứ không phải thực tiễn. Lý do là những người “Keynes mới”, không giống như những người theo Keynes nguyên bản, không nghĩ rằng cần phải sử dụng chính sách tài khóa (thay đổi trong thuế khóa và chi tiêu chính phủ) để chống suy thoái.
Họ tin rằng chính sách tiền tệ do những nhà kỹ trị tại FED cầm trịch là đủ đề điều tiết nền kinh tế. Tại lễ sinh nhật 90 tuổi của Milton Friedman, Ben Bernanke, người dù ít dù nhiều cũng từng là một GS theo phái “Keynes mới” tại ĐH Princeton và khi ấy là một thành viên trong Hội đồng thống đốc FED, phát biểu về cuộc Đại suy thoái: “Ông đã đúng. Chúng tôi đã gây ra nó. Chúng tôi xin lỗi. Nhưng nhờ có ông, nó đã không xảy ra thêm một lần nữa.” Thông điệp rõ ràng là tất cả những gì cần để tránh suy thoái là một Cục dự trữ liên bang khéo léo hơn.
Và kể từ khi chính sách kinh tế vĩ mô được giao vào tay nhạc trưởng Greenspan và không còn các chương trình kích thích kinh tế kiểu Keynes, các nhà kinh tế “nước ngọt” chẳng còn gì để phàn nàn. (Họ không tin chính sách tiền tệ có tác động gì tốt đẹp, nhưng họ tin rằng nó cũng chẳng có gì hại.)
Phải đến cuộc khủng hoảng này cả hai phái mới nhận ra họ khác nhau nhiều đến ra sao và phái “Keynes mới” đã lạc quan tếu đến thế nào.
V. AI MÀ BIẾT ĐƯỢC …
Trong các cuộc tranh luận của giới kinh tế học gần đây, câu mở đầu được ưa chuộng nhất thường là “không ai có thể tiên đoán được …” Đó là những gì người ta nói về một thảm họa hoàn toàn có thể dự đoán, đáng lẽ ra đã được tiên đoán và thực sự đã được một số ít nhà kinh tế - những người bị chỉ trích vì nỗ lực cảnh báo của mình - nhìn thấy trước.
Có thể lấy ví dụ về sự leo thang rồi xuống dốc của giá nhà đất. Một vài nhà kinh tế, trong đó nổi bật là Robert Shiller, đã nhận thấy tình trạng bong bóng của thị trường này và lên tiếng báo động về những hậu quả nghiêm trọng nếu xảy ra đổ vỡ. Tuy nhiên, những nhà hoạch định chính sách không tiếp thu được sự thật đó. Năm 2004, Alan Greenspan đã gạt bỏ những lời bình luận về bong bóng nhà đất, ông tuyên bố: “Không thể có tình trạng giá cả bị bóp méo nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc”. Đến năm 2005, Ben Bernanke phát biểu: “Giá nhà tăng chủ yếu do nền tảng kinh tế vững chắc”.
Tại sao họ không thấy được bong bóng này? Khách quan mà nói, lãi suất được giữ ở mức thấp một cách bất bình thường chính là một trong những nguyên nhân làm cho giá nhà tăng. Có lẽ ngài Greenspan và ngài Bernanke muốn biểu dương thành công của Fed trong việc cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái năm 2001, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận những thành công đó phần lớn là nhờ họ đã tạo ra một quả bong bóng khổng lồ mà vụ nổ của nó có thể dập tắt niềm hân hoan mừng thắng lợi.
Tuy vậy, công chúng vẫn tin tưởng rằng chẳng có bong bóng nào cả. Thật đáng ngạc nhiên là nếu đọc lại những lời cam đoan của Greenspan sẽ thấy chúng chẳng hề dựa trên một bằng chứng thực tế nào mà chỉ xuất phát từ một giả định đơn giản - không thể có bong bóng nhà đất. Những nhà lý thuyết tài chính còn tin tưởng mạnh mẽ hơn vào quan điểm này.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2007, Eugene Fama, cha đẻ của lý thuyết thị trường hiệu quả, đã tuyên bố: “Đối với tôi, từ “bong bóng” chẳng có ý nghĩa gì cả”, và ông giải thích lý do tại sao chúng ta có thể tin tưởng thị trường nhà đất: “Thị trường nhà đất tuy thanh khoản thấp, nhưng bù lại mọi người rất thận trọng khi quyết định mua nhà. Đó thường là khoản đầu tư lớn nhất mà họ thực hiện, vì thế họ sẽ xem xét kỹ càng và so sánh giá cả. Chuyện mặc cả cũng rất chặt chẽ.”
Đúng như vậy, những người mua nhà thường so sánh rất cẩn thận giá ngôi nhà mà họ có thể sẽ sở hữu với những căn nhà khác. Nhưng điều này không có nghĩa rằng giá cả chung trên toàn bộ thị trường nhà đất là hợp lý. Chúng ta lại bắt gặp kinh tế học kiểu “nước sốt cà chua”: bởi vì một chai nước sốt cà chua 2 quart (đơn vị đo chất lỏng của Anh – ND) đắt gấp đôi chai 1 quart nên các nhà nghiên cứu lý thuyết tài chính cho rằng giá của nước sốt là hợp lý.
Tóm lại, niềm tin vào tính hiệu quả của các thị trường tài chính đã che mắt rất nhiều nếu không muốn nói là gần như tất cả các nhà kinh tế học, khiến họ không nhận ra tình trạng báo động về một trong những bong bóng tài chính lớn nhất trong lịch sử. Và lý thuyết thị trường hiệu quả phải chịu trách nhiệm vì đã thổi phống quả bong bóng đó lên.
VI. NHỮNG TRANH CÃI XUNG QUANH GÓI KÍCH THÍCH
Sự yên bình giả tạo đã phủ bóng lên kinh tế học vĩ mô suốt từ năm 1985 cho tới năm 2007. Thực tế không hề có một sự hội tụ nào giữa hai trường phái “nước mặn” và “nước ngọt” trong suốt quãng thời gian này. Thế nhưng đó là những năm tháng của “Thời kỳ ổn định lớn” – giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng với lạm phát không đáng kể và chỉ có một vài đợt suy thoái nhẹ. Những nhà kinh tế theo trường phái “nước mặn” tin rằng Fed đã kiểm soát mọi thứ rất tốt. Trong khi trường phái “nước ngọt” không cho rằng hành động của Fed thực sự đem lại lợi ích, nhưng họ chấp nhận im lặng trước sự giả dối đó.
Thế rồi cuộc khủng hoảng xảy ra đã kết thúc thời kỳ êm đềm giả tạo ấy. Những chính sách kỹ trị hạn hẹp được cả hai trường phái ủng hộ đột nhiên không còn đáp ứng được hoàn cảnh nữa – và sự cần thiết phải có chính sách mạnh tay hơn đã lại châm ngòi cho những cuộc tranh cãi muôn thuở, lần này trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Trong một cuộc suy thoái thông thường, Fed sẽ phản ứng bằng cách mua vào Trái phiếu kho bạc – chứng khoán nợ ngắn hạn của chính phủ - từ các ngân hàng. Điều này làm cho lãi suất trái phiếu giảm, các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn sẽ chuyển sang các tài sản khác và kéo lợi tức từ những tài sản đó giảm theo; và thường thì lãi suất được hạ xuống thấp theo cách như vậy sẽ kích thích nền kinh tế đi lên nhanh chóng.
Trong quá khứ, Fed cũng đã đối phó với cuộc suy thoái năm 1990 bằng cách hạ tỷ lệ lãi suất ngắn hạn từ 9% xuống còn 3%; và với cuộc suy thoái năm 2000, lãi suất được hạ từ 6,5% xuống 1%. Trong nỗ lực đương đầu với đợt suy thoái hiện nay, Fed tiếp tục điều chỉnh lãi suất từ 5,25% xuống 0%.
Thế nhưng 0% vẫn là chưa đủ để vực dậy nền kinh tế, và Fed cũng không thể đẩy lãi suất xuống thấp hơn được nữa. Từ lúc lãi suất gần bằng 0%, nhiều nhà đầu tư đã chọn giải pháp tích trữ tiền mặt thay vì cho vay ra. Do đó, vào cuối năm 2008, khi lãi suất cơ bản đã ở mức mà các nhà kinh tế học vĩ mô gọi là “giới hạn số không” thì chính sách tiền tệ đã mất hoàn toàn tác dụng, mặc cho suy thoái vẫn tiếp tục lún sâu hơn.
Vậy chúng ta phải làm gì trước tình trạng này? Đây là lần thứ hai nước Mỹ vấp phải sự cản trở từ “giới hạn số không”, lần đầu tiên chính là trong cuộc Đại suy thoái. Nhưng cũng chính vì nhìn thấy được giới hạn lãi suất ấy, Keynes đã chủ trương dùng biện pháp tăng chi tiêu chính phủ: khi chính sách tiền tệ không phát huy được hiệu quả và không thể khuyến khích khu vực tư nhân tăng chi tiêu, thì chính phủ phải thay thế vị trí đó để chống đỡ cho nền kinh tế. Kích thích tài khóa là câu trả lời của Keynes cho những lần suy thoái trầm trọng như cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tư tưởng của Keynes chính là nền tảng cho những chính sách kinh tế dưới thời chính quyền Obama đã được trường phái “nước ngọt” ủng hộ mạnh mẽ. Trong 25 năm qua, họ đã không phản đối cho những nỗ lực điều tiết nền kinh tế của Fed, nhưng sự hồi sinh của học thuyết Keynes đã khiến mọi thứ hoàn toàn thay đổi.
Trở lại những năm 1980, Lucas, giáo sư đại học Chicago, đã viết rằng kinh tế học của Keynes bị coi thường đến nỗi “trong các hội thảo nghiên cứu, mọi người không còn coi trọng lý thuyết của Keynes nữa; những thính giả thường huýt sáo và cười đùa với nhau” - việc thừa nhận cái nhìn đúng đắn của Keynes đồng nghĩa với bị giễu cợt và chế nhạo.
G.S Cochrane từ ĐH Chicago nổi giận với ý tưởng tăng cường chi tiêu công có thể giảm bớt suy thoái. Ông ta đã nói: “Nó không còn nằm trong bài giảng của bất cứ giảng viên đại học nào từ những năm 1960. Những tư tưởng của Keynes chỉ là chuyện hão huyền mà sai lầm của chúng đã được chứng minh.
Khi bị stress, ta có thể giải tỏa bằng cách hồi tưởng lại những câu chuyện cổ tích được nghe từ thời thơ ấu, nhưng điều đó không làm cho chúng bớt hoang đường hơn.” (Đây chính là bằng chứng thể hiện mối bất đồng sâu sắc giữa hai trường phái “nước ngọt” và “nước mặn”, đến nỗi Cochrane tin rằng “không một ai” còn dạy kinh tế học theo Keynes nữa, nhưng thực tế thì nó vẫn đang được giảng dạy ở những trường như Princeton, MIT hay Havard.
Các nhà kinh tế “nước ngọt” đã lên tiếng chỉ trích kịch liệt gói kích thích của chính phủ không có vẻ là những người đã nghiền ngẫm kỹ kinh tế học theo Keynes và thấy chúng vẫn còn thiếu sót mà họ giống như những kẻ không biết gì về lý thuyết này và đang làm sống lại những tư tưởng sai lầm trước năm 1930 mà cứ nghĩ rằng những gì mình phát biểu là hoàn toàn mới mẻ và sâu sắc.
Và tất nhiên Friedman cũng không hề tin tưởng vào quan điểm tỷ lệ thất nghiệp cao phản ánh tinh thần lao động sa sút cũng như ý kiến cho rằng các cuộc suy thoái thực ra có tác dụng tốt cho nền kinh tế. Những lập luận này đã được chính thế hệ các nhà kinh tế học “nước ngọt” gần đây đưa ra.
Casey Mulligan, nhà kinh tế trường phái Chicago, lập luận rằng tỷ lệ thất nghiệp cao là do có nhiều người không muốn làm việc: “Động lực tài chính sẵn có khiến người lao động không thiết tha đi tìm việc... sự sụt giảm từ phía nguồn cung lao động (mong muốn đi làm của người dân) là nguyên nhân chính làm cho số lượng việc làm ít đi chứ không phải là phía cầu lao động (số công nhân mà nhà tuyển dụng cần thuê mướn).” Cụ thể, Mulligan cho rằng người công nhân lựa chọn phương án tiếp tục nghỉ làm bởi họ sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp tài sản thế chấp nhiều hơn. Còn Cochrane thì tuyên bố tỷ lệ thất nghiệp cao thực ra là một điều tốt: “Chúng ta nên có một cuộc suy thoái. Những người thợ cả đời chỉ biết đóng đinh ở Nevada cần một thứ gì đó khác để làm.”
Cá nhân tôi cho rằng điều này thật sự điên rồ. Tại sao nên để thất nghiệp lan tràn khắp cả nước chỉ nhằm mục đich kéo những người thợ mộc đi khỏi Nevada? Và ai có thể nói một cách nghiêm túc rằng chúng ta đã mất 6,7 triệu việc làm đơn giản bởi người Mỹ không muốn đi làm nữa? Nhưng sớm muộn gì thì những nhà kinh tế “nước ngọt” cũng sẽ mắc vào cái bẫy của chính họ và lâm vào ngõ cụt: nếu bạn bắt đầu với giả định rằng cá nhân hoàn toàn hợp lý và thị trường hoàn toàn hiệu quả, thì bạn phải đi đến kết luận rằng thất nghiệp là tự nguyện và suy thoái là điều đáng mong muốn!
Nếu như cuộc khủng hoảng đã khiến cho những nhà kinh tế “nước ngọt” trở nên ngớ ngẩn, thì nó cũng làm nhiều nhà kinh tế “nước mặn” quay trở lại với nền tảng của mình. Không giống như trường phái Chicago, lý thuyết của họ đồng ý với khả năng thất nghiệp là không tự nguyện và coi nó như một điều tồi tệ. Tuy nhiên mô hình của trường phái “Keynes mới” đang thống trị cả trong giảng dạy và nghiên cứu lại cũng giả định rằng con người luôn hành động theo lý trí và thị trường tài chính hoàn toàn hiệu quả.
Để đưa cuộc suy thoái hiện nay vào mô hình, “những người Keynes mới” buộc phải chắp vá thêm những yếu tố vụn vặt kém thuyết phục với vai trò là tác nhân kéo chi tiêu của khu vực tư nhân tạm thời giảm sút. (Đó chính xác là những gì người viết bài này đã làm trong một vài nghiên cứu gần đây) Và nếu dựa vào những yếu tố đó để phân tích tình cảnh hiện tại thì làm sao chúng ta có thể tin tưởng được vào những dự đoán của mô hình về tương lai nền kinh tế?
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,191.20 | 4,791.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,311.30 | 3,921.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,821.00 | 12,671.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,663.60 | 1,313.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 133
- Truy cập hôm nay: 115
- Lượt truy cập: 8616666