Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Khả năng đồng USD mất giá lâu dài khá nhỏ
2009-11-07 11:33:33

Khi các nền kinh tế mới nổi phục hồi, ngân hàng trung ương của các quốc gia này sẽ lần lượt tăng lãi suất, nhưng do tình hình kinh tế và tài chính Mỹ vẫn đang co hẹp, cho nên buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ FED vẫn phải duy trì chính sách lãi suất thấp.

Ngoài ra, việc đồng USD suy yếu cũng khiến các nhà đầu tư bán tháo số tài sản đồng Mỹ kim này, thậm chí cuối cùng sẽ làm lung lay đến vị trí của đồng Mỹ kim. Nhưng có nhiều chuyên gia cho rằng, cho dù kinh tế Mỹ vẫn đang thu hẹp, đồng USD cũng sẽ không thể rơi vào tình trạng mất giá lâu dài.

So với cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay tại Mỹ kéo dài hàng chục năm vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, tình cảnh mà nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng thứ cấp lần này cũng tương tự như nhau. Về hệ thống tín dụng mà nói, trong thời gian diễn ra khủng hoảng tiết kiệm và cho vay, việc cơ quan giám sát thông qua cơ chế thả lỏng lãi suất và mở rộng hạn độ bảo hiểm tiền gửi cho các cơ quan tiết kiệm và cho vay đã khiến cho cơ cấu này được phục hồi trong thời gian ngắn, nhưng lại cho ra đời những rủi ro đạo đức của các cơ quan tiết kiệm và cho vay, từ đó trở nên “sống dở chết dở”;

Để cứu vãn cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng thế chấp lần này, những chính sách nới lỏng tiền tệ và các viện trợ mà chính phủ Mỹ tung ra cũng có thể để lại nhưng di chứng khá lớn, Mỹ có thể sẽ xuất hiện các “ngân hàng sống dở chết dở” do quá lớn mà không thể sụp đổ.

Về chi phí các khoản cứu trợ, trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay, gói cứu trợ trị giá 145 tỷ USD chủ yếu có được từ số tiền nộp thuế thu nhập cá nhân của người Mỹ, tỷ lệ nợ của chính phủ chiếm trong GDP đã không ngừng tăng lên. Còn trong cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp, chính phủ Mỹ cũng phải chịu một mức thâm hụt ngân sách với quy mô khổng lồ, nếu vị trí đồng USD bị lung lay, Mỹ sẽ rất khó tiếp tục bơm vốn, như vậy chi phí cứu vãn thị trường của Mỹ cuối cùng sẽ lại do người Mỹ hứng chịu, điều này sẽ gây bất lợi cho viễn cảnh kinh tế Mỹ và chiều hướng của đồng USD.

Về tình hình xử lý các tài sản xấu, trước đó, cựu chính phủ Bush năm 1989 đã tuyên bố một phương án giải cứu thị trường với quy mô lớn, thành lập Tập đoàn Giải pháp Tín thác (Resolution Trust Corporation – RTC) để tiếp nhận các tài sản xấu, phụ trách giám sát kinh doanh và vận hành. Còn trong cuộc khủng hoảng lần này, chính phủ Mỹ đã khởi động Chương trình giải cứu các tài sản xấu TARP, thu mua một khối lượng tài sản có vấn đề từ các cơ quan tài chính. Nếu chính phủ Mỹ không thể thuận lợi thoát thân từ Chương trình TARP, việc này sẽ tác động đến lòng tin của thị trường đối với đồng USD.

Quan sát thấy rằng, sự suy yếu của đồng USD do cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay gây ra cũng là một gợi ý về chiều hướng tương lai lâu dài của đồng USD. Số liệu lịch sử cho thấy, năm 1989 - thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay cho đến năm 1995 - thời điểm chấm dứt khủng hoảng, trong khi kinh tế Mỹ vẫn liên tục co hẹp, thì chỉ số đồng USD trong thời gian đó chỉ xuất hiện tình trạng biến động trong khoảng 10% - 15%. Từ đó chúng ta có thể dự đoán rằng, cho dù kinh tế Mỹ suy giảm trong thời gian dài do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay tín dụng thế chấp, khả năng đồng USD mất giá lâu dài cũng khá nhỏ.


Ntgold.com - Nguồn: vitinfo.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 178
  • Truy cập hôm nay: 2448
  • Lượt truy cập: 8595430