Khan tiền hay kẹt vốn?
2010-01-12 07:04:32
Khan tiền hay kẹt vốn?
Vào dịp cuối năm, tình hình cung cầu vốn càng trở nên căng thẳng. Có thể thấy hầu hết các ngân hàng đều phải dốc sức để ổn định thanh khoản, trong lúc cuộc đua huy động vốn vẫn tiếp tục diễn ra âm ỉ nhưng vô cùng quyết liệt. Trên thực tế mức trần lãi suất tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) muốn khống chế (10,5%/năm) đã bị phá vỡ bởi rất nhiều chiêu khuyến mãi khác nhau.
Theo ý kiến của nhiều nhà chuyên môn, có lẽ chưa khi nào thị trường tiền tệ hội tụ cùng một lúc nhiều “biểu hiện lạ” như hiện nay, ví dụ lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn kỳ hạn dài, lãi suất liên ngân hàng cao hơn lãi suất huy động tiền gửi của dân cư, tổ chức, lãi suất huy động vốn cao hơn nhiều so với mức lạm phát cả năm... Vô hình trung doanh nghiệp và nền kinh tế chính là đối tượng phải gánh chịu phần lớn hậu quả của biện pháp “thắt chặt sớm” về tiền tệ.
Bất chấp hứa hẹn của nhiều ngân hàng chờ ra năm mới sẽ mở hầu bao, khách hàng nhận thức được rằng trong tình hình hiện nay khả năng cung ứng vốn của một ngân hàng gần như không còn phụ thuộc vào “thời vụ điều hành” (hàng năm/hàng quí) mà phải dựa vào chính thực lực cân đối vốn trong mọi thời điểm, đặc biệt khi mà NHNN đã cảnh báo sẽ áp dụng chế tài xử lý chặt chẽ đối với những ngân hàng vi phạm tỷ lệ an toàn cho phép.
Tăng trưởng tín dụng 38% trong năm 2009 đã để lại gánh nặng lớn cho NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm thực hiện cùng lúc mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng đi đôi với kiềm chế lạm phát.
Mặc dù đã áp dụng giải pháp mạnh như nâng lãi suất cơ bản, điều chỉnh mạnh tỷ giá, cắt giảm liều lượng kích cầu... nhằm tăng khả năng huy động vốn, khuyến khích tiền chạy vào ngân hàng, kìm hãm bớt nhu cầu tín dụng nhưng nhìn chung tình hình vẫn chưa chuyển biến theo hướng khả quan.
Dù muốn hay không, trước thực trạng căng thẳng về cung cầu vốn tiếp tục gia tăng, cần thiết phải nhanh chóng tập trung sức chỉ đạo, đánh giá chuẩn xác tình hình để tìm ra những biện pháp hóa giải kịp thời.
Về mặt ngắn hạn, chỉ có thể giải tỏa sớm hiện tượng khan tiền trong lưu thông, không có giải pháp nào nhanh và hiệu quả bằng chính sách tiền tệ nhạy cảm, năng động và linh hoạt hơn nữa. NHNN cần chủ động tính toán lại cung cầu tiền tệ và hàng hóa trong nền kinh tế, kể cả khối tiền tệ phục vụ các nhu cầu hoán đổi ngoại tệ, để kịp thời cung ứng ra thị trường thông qua các công cụ chiết khấu, tái cấp vốn hoặc thực hiện mua bán trực tiếp.
Chưa khi nào thị trường tiền tệ hội tụ cùng một lúc nhiều “biểu hiện lạ” như hiện nay, ví dụ lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn kỳ hạn dài, lãi suất liên ngân hàng cao hơn lãi suất huy động tiền gửi của dân cư, tổ chức, lãi suất huy động vốn cao hơn nhiều so với mức lạm phát cả năm...
Đây là sự can thiệp chủ động, có liều lượng và có thời hạn ngắn nên sẽ không tác động đáng kể đến áp lực lạm phát, hơn nữa sẽ có tác dụng sớm hạ nhiệt căng thẳng cung tiền trong thời điểm giáp Tết Nguyên đán.
Việc đưa tiền ra lưu thông không thể và không nên làm đại trà, mà chỉ thông qua các kênh dẫn chủ lực trong nền kinh tế như hệ thống các ngân hàng thương mại lớn, các tập đoàn kinh tế đang sở hữu nhiều ngoại tệ, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng... mang tính tập trung, có quy mô lớn mà Nhà nước có thể kiểm soát tốt hiệu quả sử dụng và thu hồi vốn.
Về mặt dài hạn, những diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ đi kèm với tình trạng căng thẳng hiện nay đã góp phần phản ánh rõ thêm bức tranh tổng thể về nội lực và chất lượng phát triển thực sự của nền kinh tế. Có đủ cơ sở để khẳng định rằng “mạch máu” lưu thông tuần hoàn vốn trong cơ cấu kinh tế nước ta đang có dấu hiệu bị tắc với rất nhiều “nút thắt” quan trọng chưa được tập trung tháo gỡ.
Hiện tượng vốn tung ra nhiều nhưng quay về chậm hoặc ít hơn, nợ xấu tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng thương mại gia tăng, tình trạng kẹt vốn, sử dụng vốn không hiệu quả, tham nhũng lãng phí... khá phổ biến, nhất là trong lĩnh vực đầu tư công.
Một trong những minh chứng cụ thể là chỉ số ICOR thống kê liên tục qua nhiều năm của Việt Nam luôn lớn hơn nhiều so với các nước có cùng môi trường, điều kiện phát triển tương tự. Điều này đồng nghĩa với hiệu suất sử dụng vốn đầu tư rất thấp. Qua đó có thể thấy chỉ có thể vận hành chính sách tiền tệ thông suốt, có hiệu quả một khi Việt Nam chủ động triển khai đồng bộ chiến lược xây dựng nền tảng kinh tế mang tính bền vững.
Nguồn: cafef.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,469.80 | 4,969.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,546.50 | 4,046.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,522.50 | 13,022.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,721.50 | 1,321.50 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 346
- Truy cập hôm nay: 6641
- Lượt truy cập: 8826271