Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

2009 - Năm ảm đạm của đồng USD
2009-12-22 13:26:57

Song giới trong ngành cho rằng, đồng USD tăng chỉ là sự điều chỉnh kỹ thuật của thị trường. Năm 2010, đồng Mỹ kim vẫn sẽ tiếp tục tụt giảm.

Tuột dốc do mối họa từ chính sách nới lỏng tài chính

Từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tới nay, chính phủ toàn cầu dốc sức giải cứu thị trường đến nay, chỉ số đồng USD không ngừng rơi xuống mốc thấp nhất trong lịch sử, thường xuyên ở mức 75USD và đã hơn một lần xuống dưới mốc này. Trong bối cảnh giá dầu mỏ, vàng, hàng hóa tăng mạnh, tỷ giá đồng USD/EUR, tỷ giá USD/Bảng Anh, tỷ giá USD/đô la Úc đều trượt giảm.

Nhà phân tích kinh tế tại OCBC - ngân hàng lớn thứ ba Singapore Đống Minh cho rằng, “Năm 2009, chính sách tiền tệ nới lỏng cực độ của các nước ở mức độ rất lớn đã khiến chỉ số đồng USD tuột dốc không phanh. Đồng USD lãi suất thấp đã khiến các nhà đầu tư xem nhẹ đồng Mỹ kim và nhanh nhóng muốn bán tháo số tài sản này. Việc này cũng đã khiến cho tỷ giá của đồng USD so với các đơn vị tiền tệ khác giảm liên tục. Hơn nữa, sau khi Ngân hàng trung ương Úc nâng lãi suất, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED trong thời gian ngắn không thể nâng lãi suất, thế giới đã sử dụng đồng USD để buôn bán chứng khoán, đồng USD rơi vào tình cảnh thê thảm”.

Cũng theo ông Đống, “Năm 2009, chính phủ Obama vẫn tích cực thúc đẩy đề án cải cách y tế, đồng thời ở mức độ nhất định đã giành được nhiều tiến triển, điều này chắc chắn sẽ từng bước gia tăng thêm thâm hụt tài chính. Dưới sức ép thâm hụt ngân sách khổng lồ, đồng USD rất khó mà không sụt giảm mạnh”.

Do còn thừa 250 tỷ USD trong gói tiền cứu trợ dành cho ngành ngân hàng, chính phủ Mỹ đã nâng dự đoán thâm hụt tài chính năm tài khóa 2009. Tuy nhiên, chiều hướng đi lên của tỷ lệ thâm hụt ngân sách Mỹ trong vài năm tới vẫn không thể thay đổi được. Nếu bội chi ngân sách với quy mô lớn chắc chắn sẽ khiến đồng USD mất giá và đe dọa tới vị thế quốc tế của tiền tệ này. Đồng thời mức thâm hụt ngân sách khổng lồ này cũng sẽ buộc chính phủ Mỹ mở rộng quy mô phát hành trái phiếu chính phủ, còn trong tình cảnh đồng USD mất giá và mất đi sức hấp dẫn trên thị trường, rất có thể sẽ gây ra lạm phát.

Đây có lẽ là lần đầu tiên vị thế của đồng đôla thực sự bị thách thức sau hơn 60 năm thống trị tiền tệ thế giới - kể từ ngày 44 quốc gia họp nhau tại Bretton Wood, Mỹ vào tháng 7/1944 để thống nhất về hệ thống tài chính - tiền tệ toàn cầu.

Chiều hướng tăng sẽ kéo dài trong 3 – 6 tháng nữa?

Năm 2009 sắp kết thúc, khi thị trường đều cho rằng việc FED nâng lãi suất là vô vọng và coi nhẹ đồng USD, thì đồng USD này lại  bật ngờ nhẹ nhàng đảo chiều. Hôm 17/12 (theo giờ địa phương), trên thị trường New York, chỉ số đồng USD đóng cửa ở  ngưỡng 77,84, mức cao nhất trong hơn 3 tháng qua.

Hội nghị lãi suất của FED là đòn bẩy lớn nhất cho chỉ số USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng qua. Mặc dù FED vẫn tiếp tục giữ chính sách lãi suất không đổi và cho biết trong thời gian dài vẫn giữ mức lãi suất như hiện nay, nhưng điều này lại mang đến tâm lý lạc quan cho nền kinh tế Mỹ, hơn nữa FED thông báo sẽ cân nhắc việc kết thúc các chương trình cho vay khẩn cấp vào tháng 2 năm sau. Tuyên bố này đã khiến đồng USD tăng giá.

Trong 3 – 6 tháng tới, chỉ số đồng USD sẽ tiếp tục theo chiều hướng tăng. Một mặt, gần đây số người thất nghiệp phi nông nghiệp và số liệu bán lẻ tốt hơn so với dự đoán và lòng tin người tiêu dùng đã cải thiện, điều này đã nâng cao giá trị của đồng USD. Mặt khác, khủng hoảng nợ Dubai vẫn chưa được hóa giải hoàn toàn, đồng thời nợ quốc gia của Hy Lạp, Tây Ban Nha cũng lần lượt bị hạ thứ hạng hoặc bị cảnh báo, rủi ro của các nhà đầu tư có phần giảm hơn do chuyển hướng sang đầu tư vào các loại tài sản thanh toán bằng đồng USD, ở mức độ nhất định sẽ đẩy đồng USD tăng giá.

Số phận suy yếu của đồng USD khó thay đổi?

FED không nâng lãi suất, nhưng đồng USD đã đảo chiều. Tuy nhiên, sự đảo chiều này thực sự có thể thúc đẩy chiều hướng đồng USD tăng mạnh trong thời gian dài? Hay chỉ là “ánh sáng phản chiếu” trước khi sụt giảm mạnh hơn của đồng USD? Hiện nay, thị trường đều dự đoán, hành động nâng lãi suất sớm nhất của FED có thể vào quý II/2010, hoặc muộn hơn, nhưng vậy sau 3 – 6 tháng, hướng đi của đồng USD sẽ như thế nào?

Một chuyên gia phân tích kinh tế vĩ mô cho rằng, chiều hướng tăng của đồng USD gần đây ở mức độ rất lớn vẫn là do tâm lý né tránh rủi ro của thị trường, hơn nữa những dự đoán hiện nay của thị trường về sự phục hồi kinh tế của châu Âu vẫn thấp hơn so với Mỹ. Tâm lý né tránh rủi ro tiền tệ của quốc gia khác, nên xuất hiện hiện tượng vốn chảy vào Mỹ là bình thường.

Tuy nhiên, một chuyên gia kinh tế lâu năm nhận định, từ bây giờ cho đến trung tuần tháng 2 năm sau, đồng USD sẽ đảo chiều, nhưng duy trì không quá lâu, từ 1 đến 2 năm tới đồng USD vẫn giảm.

Nhà sách lược ngoại tệ của Standard Chartered tại Singapore, ông Callum Henderson cho rằng, từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy, cho dù FED bắt đầu nâng lãi suất, sau một năm đồng USD cũng khó tăng trưởng ổn định.

Thu Hà (Theo JRJ)
Tin dịch



Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 186
  • Truy cập hôm nay: 2559
  • Lượt truy cập: 8589892