Câu ngạn ngữ “Bạn có thể dẫn con ngựa đến bên hồ nước nhưng không thể buộc nó uống nước” mô tả tốt nhất về tình hình hiện tại của kinh tế Mỹ.
Chính phủ dù có tung ra kế hoạch kích cầu với quy mô thế nào nhưng cả giới doanh nghiệp và người tiêu dùng không phản ứng. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ ngày một tăng cao và dự kiến sẽ tăng cho đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2010.
Đến lượt nó, điều này cho thấy khả năng áp dụng một số biện pháp chống lại Trung Quốc là có thể nếu Trung Quốc khăng khăng với chính sách chú trọng phát triển thương mại bằng một đồng tiền được định giá thấp. Chính phủ Mỹ cần có lý do và việc Trung Quốc quá cứng rắn có thể khiến nước này trở thành một “đích nhắm”.
Sự suy yếu của kinh tế Mỹ bắt nguồn từ thực tế rằng dù chính phủ có tung ra kế hoạch tài khóa và tiền tệ với quy mô thế nào, ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng điều chỉnh chi tiêu sau một thập kỷ chi tiêu quá tay là không thể tránh khỏi.
Nguồn cung tiền quá dễ dãi dẫn đến sự trì hoãn và nới lỏng quá trình điều chỉnh, điều đó cũng đồng nghĩa với quá trình điều chỉnh sẽ kéo dài hơn.
Tổng thống Obama hẳn đã khôn ngoan hơn nếu chấp nhận mọi chuyện ở trong tình trạng tệ hại khoảng 18 tháng, người ta thường đổ lỗi vấn đề này cho thời kỳ của cựu Tổng thống Bush và các chuyên gia thay cho những nỗ lực cố gắng hồi phục quá sớm.
Thế nhưng Tổng thống Obama không chỉ chưa nhiều kinh nghiệm mà còn chịu quá nhiều ảnh hưởng bởi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner và chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế Lawrence Summers, đây là những nhà hoạch định chính sách kinh tế mà cho đến nay vẫn tập trung chủ yếu vào cứu ngành tài chính thay cho việc cân bằng lại nền kinh tế nói chung.
Việc người tiêu dùng hạn chế chi tiêu là yếu tố cần thiết để mang lại sự cân bằng thế nhưng lại khiến tình trạng thất nghiệp tệ hại hơn. Cuối cùng, lĩnh vực sản xuất của Mỹ sẽ hồi sinh trở lại nhờ tỷ giá hối đoái thay đổi và chính sách kích thích tài khóa sẽ tập trung chủ yếu vào các dự án có ích như dự án tái thiết.
Vấn đề đối với châu Á hiện nay là nếu thiếu Trung Quốc, các kế hoạch kích cầu là không đủ để bù lại việc nhu cầu từ Mỹ đi xuống. Tất nhiên, các chính phủ đã tăng cường chi tiêu nhưng đầu tư cá nhân và tiêu dùng chưa có phản ứng tích cực.
Xuất khẩu đã phục hồi tốt hơn nhiều người lo lắng trước đó thế nhưng chủ yếu nhờ ảnh hưởng từ những đồng nội tệ như đồng won trở nên suy yếu so với đồng euro và đồng yên. Trong khi đó, nhiều nước vẫn chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh của chính sách đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc. Các công ty sản xuất và cung cấp hàng hóa hưởng lợi từ việc giá hàng hóa tăng – hậu quả của nguồn tiền dễ dãi và củng cố lại hàng tồn kho chứ không phải nhu cầu từ người dùng cuối tăng.
Việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh cho thấy những ảnh hưởng trong ngắn hạn từ kế hoạch bơm tiền thông qua ngân hàng của chính phủ. Tuy nhiên, ngay cả Bắc Kinh cũng đang bắt đầu hạn chế những gì mà nước này coi là bong bóng mới, không chỉ trong lĩnh vực nhà đất mà còn trên thị trường ô tô. Trung Quốc tuy nhiên đã dành rất nhiều tiền chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và một số dự án khác không mang lại lợi nhuận.
Việc chính sách được nới lỏng kết hợp với áp lực lên xuất khẩu – dù là từ việc đồng nhân dân tệ tăng giá hay các biện pháp hạn chế của chính phủ Mỹ (có thể là EU) có thể dẫn đến hậu quả kinh tế Trung Quốc ở thời điểm cuối năm 2010 cũng không khá hơn mấy với thời điểm cuối năm 2009. Áp lực lạm phát đang ngày một tăng lên, việc quản lý kinh tế khó khăn hơn bao giờ hết.
Khắp châu Á, nền kinh tế duy nhất thực sự đi lên từ việc người tiêu dùng tăng chi tiêu là Ấn Độ. Dù thời tiết và vụ mùa khó khăn, chi tiêu tại Ấn Độ đã tăng trưởng tốt, kinh tế nước này không cần đến kế hoạch kích cầu đã được đưa ra vào thời điểm đầu năm. Dù vậy, chính Ấn Độ cũng phải đương đầu với những vấn đề thâm hụt ngân sách và vay nợ chính phủ quá nhiều, tiềm năng tăng trưởng vì thế cũng bị hạn chế.
Tại những nước nơi tiêu dùng mới chỉ có những dấu hiệu phục hồi đầu tiên, phần lớn sự đi lên này có được nhờ việc giá tài sản tăng. Điều này có thể kéo dài một thời gian miễn lãi suất cơ bản khắp nơi ở mức 0%.
Thế nhưng hiện nay khi giá cổ phiếu và bất động sản tại nhiều nước đang dễ chịu tổn thương từ khả năng lãi suất cơ bản tăng, điều này là tất yếu nếu đà tăng của giá vàng không còn giữ được và tiền giấy có giá trị trong dài hạn.
Cho đến nay, không nhiều nước dám nâng lãi suất cơ bản. Úc là nước mạnh tay nhất cho việc này thế nhưng họ có thể làm như vậy bởi giá hàng hóa và ngành khai mỏ hồi phục mạnh, đồng đôla Úc đã tăng giá mạnh. Một số đồng tiền của các nước sản xuất và cung cấp hàng hóa lớn trên thế giới như Brazil cũng diễn biến tương tự.
Thay đổi về giá hàng hóa và các đồng tiền đang diễn ra rất mạnh và dễ có thể đảo ngược. Đồng tiền của nước không sản xuất nhiều hàng hóa nguyên liệu như yên Nhật hiện đang được coi như chỗ trú ẩn an toàn, đang có khả năng tăng giá.
Điều này đồng nghĩa với việc đồng nhân dân tệ, đồng won Hàn Quốc và có thể là đồng bath Thái hay đồng đôla Singapore nằm trong nhóm những đồng tiền không giảm giá sâu ngay cả khi đồng USD hồi phục. Nếu đồng USD vẫn ở mức yếu, giá hàng hóa tăng, những đồng tiền trên là mục tiêu nâng giá.
Đây có thể là tin tốt đối với kinh tế toàn cầu và những người tiêu dùng. Thế nhưng nó có thể giúp “xì hơi” bong bóng tài sản đã hình thành bởi việc nguồn cung tiền tăng do đồng USD yếu và nguồn tiền dễ dãi.
Dự báo duy nhất có thể đưa ra là ở 9 tháng tới, mọi chuyện sẽ khác hơn rất nhiều so với 9 tháng vừa qua.
Nguồn: vitinfo.com.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,507.20 | 5,007.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,577.50 | 4,077.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,622.10 | 13,122.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,746.60 | 1,346.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 51
- Truy cập hôm nay: 3096
- Lượt truy cập: 8822726