Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Sàn giao dịch vàng: Kiến tạo luật chơi mới cho vàng
2013-11-28 08:14:58

Mốc 36 triệu đồng/lượng đã chính thức bị phá vỡ sáng ngày 22/11 khi giá vàng miếng SJC được giao dịch quanh mốc 35,98 – 36,04 triệu đồng/lượng, tiếp tục đà giảm cùng với giá vàng thế giới, đang dao động quanh mức 1.245 USD/oz.
 
Vàng miếng mất giá
 
Sự giảm giá mạnh của giá vàng thế giới được cho là do các nhà đầu tư lớn không còn thấy kênh vàng hấp dẫn. Đã vậy, mới đây lại có thêm thông tin khiến giới kinh doanh vàng thêm nản: tính từ đầu năm tới giờ, quỹ vàng PFR Gold Fund của tỷ phú Paulson đã mất 63% giá trị. Ông Paulson đã quyết định sẽ không tiếp tục rót tiền vào vàng.
 
Giới chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm, có thể về mốc 1.100 USD/oz. Đây là con số dự báo đã từng được đưa ra hồi tháng 6 năm nay, khi giá vàng thế giới có lúc giảm 40-50 USD/oz chỉ trong 1 ngày. Nhưng thực tế giá vàng thế giới đã không về mốc này. Ngược lại, sau những ngày giảm mạnh, giá vàng thế giới đã tăng trở lại khiến giá vàng trong nước từ mức kỳ vọng giảm về 34 triệu đồng/lượng đã quay đầu đi lên và có lúc đạt hơn 42 triệu đồng/lượng. Lần này thì sao?

Một trong những nguyên nhân khiến giá vàng giảm là kỳ vọng lạm phát cao không còn. Tuy nhiên, việc bà Janet Yellen sẽ chính thức nắm quyền Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Fed từ tháng 2/2014 được dự báo sẽ khiến thị trường có những biến động đáng kể. Vì chủ trương của bà Yellen là tiếp tục duy trì các gói hỗ trợ, trong đó có gói cứu trợ thứ ba (QE3) – mỗi tháng tung ra 85 tỷ USD để mua lại các trái phiếu dài hạn nhằm giữ lãi suất thấp để kích thích đầu tư và các khoản vay.

Việc cung lượng tiền lớn ra nền kinh tế đe dọa đẩy lạm phát tăng. Nhưng thực tế là mặc dù Fed đã và đang duy trì tỷ lệ lãi suất thấp gần như bằng không, kể từ tháng 12/2008 đến nay, lạm phát vẫn không hề cao. Điều này khiến dự báo của các nhà đầu tư về việc giá vàng sẽ leo thang theo lạm phát đã không diễn ra. Và hậu quả là họ đã phải chịu mất tiền như tỷ phú Paulson.

Trong nước, giao dịch trên thị trường vàng vẫn khá yên ắng. Nếu như trong lần giá vàng giảm mạnh trước (tháng 6/2013) lượng người mua và bán là ngang nhau, thì lần này xu hướng chờ giá hạ tiếp để mua nhiều hơn. Hiện giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới 4,3 triệu đồng/lượng – vẫn là mức chênh lệch hấp dẫn giới đầu cơ, nhập lậu vàng.

Ngày 21/11, trong phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 71, NHNN đã tổ chức đấu thầu thành công 14.800 lượng vàng trong tổng số 15.000 lượng chào thầu. Giá trúng thầu cao nhất của phiên này là 36,1 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 36,07 triệu đồng/lượng. Mức giá này cao hơn so với giá mua vào tại thị trường trong nước từ 50.000 – 80.000 đồng/lượng.

Như vậy có thể thấy, cầu vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn đã giảm, nhưng không phải đã hết. Tính đến thời điểm hiện tại, sau 71 phiên đấu thầu bán (từ 28/3/2013 đến nay), NHNN bán ra tổng số 1.740.500 lượng vàng trong tổng số 1.852.000 lượng chào thầu. Trả lời câu hỏi về việc bao giờ NHNN sẽ mở phiên đấu thầu mua vàng, lãnh đạo một vụ chức năng NHNN cho rằng: đó vẫn là chuyện của tương lai xa.

Trang sức có lên ngôi?
 
Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất tuần qua đối với vàng trang sức là Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức ban hành Thông tư 22/2013/TT-BKHCN (Thông tư 22) quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh và quản lý chất lượng vàng trang sức. Không có người để “ôm” cho xuể là lý do khiến NHNN chỉ quản chất lượng vàng miếng, mà buông chất lượng vàng trang sức, dù đây là vấn đề gây nhức nhối nhiều năm qua.
 
Theo Thông tư 22, chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo độ tinh khiết của vàng, với 17 hạng, dao động từ 8 Kara – 24 Kara, tương ứng với chỉ số đo độ tinh khiết và hàm lượng vàng được quy định cụ thể trong Thông tư. Từ ngày 1/6/2014 – khi Thông tư 22 có hiệu lực – vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định. Muốn nằm trong danh sách các đơn vị được chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các quy định về chuyên môn, cũng như phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp phép.

Khi cầu vàng miếng lớn thì vấn đề nguồn nguyên liệu càng trở nên nan giải đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Vì hiện chỉ khi NHNN cấp phép thì một số doanh nghiệp, ngân hàng thương mại mới được nhập khẩu vàng. Hơn 1 năm qua, vàng nhập về chính ngạch chủ yếu dùng để sản xuất vàng miếng, đáp ứng các tổ chức tín dụng tất toán tài khoản huy động vàng. Vì thế, thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ rất “đói” nguyên liệu. Một cửa khác là mua vàng từ các đơn vị trúng thầu của NHNN làm nguyên liệu, thì lại vấp phải vấn đề giá mua cao. Trong khi đó, chế tác lại không cần vàng chất lượng cao đến vậy.

Chính vì thế, có thể hiểu vì sao vàng nhập lậu vẫn hút khách và là nguồn nguyên liệu chính cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức. Tuy nhiên, đánh giá chung hiện nay là nhu cầu của khách hàng vẫn rất hạn chế. Vì thực tế thói quen của người dân Việt Nam vẫn là trang sức bằng vàng “bốn số 9”. Với những món đồ thực sự là trang sức, người kinh doanh kiếm lợi bằng sự lập lờ về tuổi vàng (lượng hợp kim không phải là vàng được “pha” vào). Khi chất lượng vàng trang sức được quản chặt, sẽ là thời kỳ khó khăn cho những đơn vị kinh doanh vàng.

Vàng miếng đã đạt tiêu chuẩn, chất lượng vàng trang sức cũng sẽ được đưa vào quy chuẩn. Có vẻ như mục tiêu của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý các hoạt động kinh doanh vàng đang dần đạt được. Vàng hiện không phải kênh đầu tư hấp dẫn. Nhưng đây vẫn loại hàng hóa được kinh doanh nhiều nhất trên thế giới. Vì vậy đã đến lúc cần kiến tạo luật chơi mới cho vàng.
 

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
Số dư cho vay bằng vàng giảm

Đến đầu tháng 7/2013, tất cả 18 tổ chức tín dụng có hoạt động huy động và cho vay bằng vàng đã mua hơn 100 tấn vàng để hoàn thành việc tất toán số dư huy động vốn bằng vàng. Số dư cho vay bằng vàng đã giảm dần. Đến cuối tháng 10/2013, dư nợ cho vay vàng của toàn hệ thống chỉ còn khoảng 5,6 tấn, giảm hơn 75% so với thời điểm ngày 30/4/2012.

 

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa Thành viên Ban cố vấn Chính phủ: 
Sự cần thiết của sàn giao dịch vàng

Để ổn định thị trường vàng, trong thời gian tới phải xây dựng sàn giao dịch vàng quốc gia. Sàn vàng được lập sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch lớn phát triển, đồng thời giúp NHNN siết chặt kiểm soát thị trường hơn. NHNN đang nghiên cứu một đề án để trả vàng lại cho thị trường, chịu trách nhiệm là cơ quan giám sát toàn bộ hoạt động của thị trường vàng, không còn đứng ra mua bán. Tuy nhiên, muốn bỏ một nghị định để xây dựng nghị định mới không phải là chuyện đơn giản, cần có thời gian, phải cân nhắc. Giá vàng có thể biến động nhưng không lớn, không đáng lo ngại như trong thời gian trước đây. Vì vậy, dù nhiều dự báo giá vàng sẽ trở lại, tức có thể tăng lên mức 1.300 – 1.400 USD/ounce, nhưng theo quan điểm của tôi, giá vàng vẫn tiếp tục diễn biến trong hình thái ổn định.


Theo Thái Thanh

Diễn đàn doanh nghiệp

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/san-giao-dich-vang-kien-tao-luat-choi-moi-cho-vang-201311271425483775ca34.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 111
  • Truy cập hôm nay: 2832
  • Lượt truy cập: 8590165