Phó thống đốc: “Còn thiếu cung thì còn đấu thầu vàng”
2013-08-19 08:47:34
Song, nhu cầu vẫn còn và dự báo vẫn lớn, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục đấu thầu tạo cung.
Hai ngày giao dịch cuối tuần này, giá vàng thế giới liên tiếp tăng mạnh. Và một lần nữa diễn biến giá trong nước cho thấy “đời sống riêng” của nó. Sức tăng trong nước nhẹ hơn, qua đó giúp thu hẹp chênh lệch giá - xu hướng thể hiện rõ từ cuối tháng 7 vừa qua.
Tính đến cuối giờ sáng nay (17/8), chênh giá trong nước so với giá quốc tế quy đổi đã co về còn 3,1 triệu đồng/lượng; nếu tính đủ các loại chi phí, chênh lệch chỉ còn khoảng 2,6 - 2,7 triệu đồng/lượng.
Như vậy, sau hơn một năm qua với mức cao tại nhiều thời điểm, chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới mới thực sự thu hẹp rõ rệt như hiện nay. Về tỷ lệ, tại một số đỉnh điểm đầu năm nay, chênh lệch giá từng lên tới gần 20%, nay chỉ còn khoảng 7%.
Với diễn biến trên, nhất là sau khi gần 55 tấn vàng đã bán ra thị trường, hoạt động đấu thầu vàng thời gian tới của Ngân hàng Nhà nước sẽ như thế nào?
Trả lời VnEconomy, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khẳng định: “Thị trường còn nhu cầu, còn thiếu cung thì còn tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng để tạo cung”.
Theo giải thích của ông Hưng, Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng, mà phải nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu. Mà hiện tại, theo quy định tại Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng, là đầu mối duy nhất tạo nguồn cung mới cho thị trường.
Gắn với đó, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và vai trò giữ ổn định thị trường vàng, điều tiết cung - cầu. Thị trường còn cần, còn phải tổ chức đấu thầu để tránh thiếu cung có thể gây bất ổn.
Về nhu cầu của thị trường, báo cáo vừa công bố của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy, trong một năm qua ước tính nhu cầu vàng tại Việt Nam đạt 77,4 tấn. Cũng lưu ý rằng, thị trường không có nguồn cung mới kể từ khi ngừng hẳn nhập khẩu từ năm 2011.
Với mức tham khảo trên, con số gần 55 tấn vàng mà Ngân hàng Nhà nước đã cung ra qua đấu thầu còn chưa đủ, chưa nói nhu cầu vẫn tiếp tục phát sinh.
Trong khi đó, trao đổi với VnEconomy, chủ một doanh nghiệp vàng tư nhân cỡ vừa lại đưa ra một tính toán đơn giản khác: “Thời gian gần đây, mỗi ngày giao dịch bình thường nhu cầu của thị trường vàng Việt Nam vào khoảng 5.000 - 7.000 lượng. Ngân hàng Nhà nước tạo cung 2 phiên đấu thầu mỗi tuần, mỗi phiên 26.000 lượng là quy mô hợp lý”.
Đầu mối này cũng cho hay, thời gian gần đây, bản thân ông nhận được đề nghị từ một số ngân hàng thương mại tham gia đấu thầu “bán hộ” vàng. Nguyên do, họ tham gia đấu thầu nhưng sau đó không bán được hết ra thị trường; một phần nhu cầu đã dần được đáp ứng sau khi có đấu thầu vàng, một phần tâm lý nhiều người dân vẫn quen và “thích” mua vàng tại các tiệm, cửa hàng hơn là vào ngân hàng (?).
Trở lại với định hướng tổ chức đấu thầu, Phó thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, điểm mà Ngân hàng Nhà nước tập trung thời gian tới không hẳn là phải bán ra bao lâu nữa, dài hạn hay ngắn hạn, mà làm sao để giữ ổn định được thị trường vàng, hạn chế những tác động bất lợi của nó đối với ổn định vĩ mô, trong đó đấu thầu vàng là một trong những giải pháp.
Qua đấu thầu, để từng bước tạo cung cho thị trường, để bóc hẳn vàng ra khỏi cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại, để hạn chế được những bất ổn từ vàng đối với vĩ mô như từng rất nóng những năm trước, thì mới chỉ khoảng 2,5 tỷ USD là một “chi phí” đáng xem xét. 2,5 tỷ USD đó không phải là “chi phí” mất đi, thậm chí ngân sách còn thu về hàng nghìn tỷ đồng từ chênh lệch giá - trước đây phần lớn thuộc về các đầu mối nhập khẩu, nhất là rơi vào túi nhập lậu.
Tất nhiên, bên cạnh đấu thầu vàng còn có nhiều biện pháp khác, cả những can thiệp hành chính để đạt những mục đích trên. Và hiện nay, một mục đích - yêu cầu đang có triển vọng là thu hẹp được chênh lệch giá trong nước so với thế giới.
Trong xu hướng co hẹp chênh lệch đó, một yếu tố hậu thuẫn là tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt nhanh chóng và ổn định, giá USD trên thị trường tự do liên tiếp giảm về gần mức giao dịch của các ngân hàng thương mại.
Sau khi nâng giá lên 21.100 VND, tìm hiểu qua một số thành viên thị trường, cuối tuần qua và trong tuần này Ngân hàng Nhà nước đã nối lại hoạt động mua vào ngoại tệ. Thông tin từ cơ quan này cũng cho biết khoảng một tuần nay các ngân hàng thương mại đã mua ròng ngoại tệ từ doanh nghiệp và dân cư.
Trao đổi với VnEconomy, Phó thống đốc Lê Minh Hưng nêu quan điểm rằng, mua vào ngoại tệ hiện không phải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước, thay vào đó là thanh khoản trên thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng thuận lợi và tỷ giá ổn định. Đó cũng là điểm đang thể hiện.
Hai ngày giao dịch cuối tuần này, giá vàng thế giới liên tiếp tăng mạnh. Và một lần nữa diễn biến giá trong nước cho thấy “đời sống riêng” của nó. Sức tăng trong nước nhẹ hơn, qua đó giúp thu hẹp chênh lệch giá - xu hướng thể hiện rõ từ cuối tháng 7 vừa qua.
Tính đến cuối giờ sáng nay (17/8), chênh giá trong nước so với giá quốc tế quy đổi đã co về còn 3,1 triệu đồng/lượng; nếu tính đủ các loại chi phí, chênh lệch chỉ còn khoảng 2,6 - 2,7 triệu đồng/lượng.
Như vậy, sau hơn một năm qua với mức cao tại nhiều thời điểm, chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới mới thực sự thu hẹp rõ rệt như hiện nay. Về tỷ lệ, tại một số đỉnh điểm đầu năm nay, chênh lệch giá từng lên tới gần 20%, nay chỉ còn khoảng 7%.
Với diễn biến trên, nhất là sau khi gần 55 tấn vàng đã bán ra thị trường, hoạt động đấu thầu vàng thời gian tới của Ngân hàng Nhà nước sẽ như thế nào?
Trả lời VnEconomy, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khẳng định: “Thị trường còn nhu cầu, còn thiếu cung thì còn tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng để tạo cung”.
Theo giải thích của ông Hưng, Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng, mà phải nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu. Mà hiện tại, theo quy định tại Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng, là đầu mối duy nhất tạo nguồn cung mới cho thị trường.
Gắn với đó, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và vai trò giữ ổn định thị trường vàng, điều tiết cung - cầu. Thị trường còn cần, còn phải tổ chức đấu thầu để tránh thiếu cung có thể gây bất ổn.
Về nhu cầu của thị trường, báo cáo vừa công bố của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy, trong một năm qua ước tính nhu cầu vàng tại Việt Nam đạt 77,4 tấn. Cũng lưu ý rằng, thị trường không có nguồn cung mới kể từ khi ngừng hẳn nhập khẩu từ năm 2011.
Với mức tham khảo trên, con số gần 55 tấn vàng mà Ngân hàng Nhà nước đã cung ra qua đấu thầu còn chưa đủ, chưa nói nhu cầu vẫn tiếp tục phát sinh.
Trong khi đó, trao đổi với VnEconomy, chủ một doanh nghiệp vàng tư nhân cỡ vừa lại đưa ra một tính toán đơn giản khác: “Thời gian gần đây, mỗi ngày giao dịch bình thường nhu cầu của thị trường vàng Việt Nam vào khoảng 5.000 - 7.000 lượng. Ngân hàng Nhà nước tạo cung 2 phiên đấu thầu mỗi tuần, mỗi phiên 26.000 lượng là quy mô hợp lý”.
Đầu mối này cũng cho hay, thời gian gần đây, bản thân ông nhận được đề nghị từ một số ngân hàng thương mại tham gia đấu thầu “bán hộ” vàng. Nguyên do, họ tham gia đấu thầu nhưng sau đó không bán được hết ra thị trường; một phần nhu cầu đã dần được đáp ứng sau khi có đấu thầu vàng, một phần tâm lý nhiều người dân vẫn quen và “thích” mua vàng tại các tiệm, cửa hàng hơn là vào ngân hàng (?).
Trở lại với định hướng tổ chức đấu thầu, Phó thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, điểm mà Ngân hàng Nhà nước tập trung thời gian tới không hẳn là phải bán ra bao lâu nữa, dài hạn hay ngắn hạn, mà làm sao để giữ ổn định được thị trường vàng, hạn chế những tác động bất lợi của nó đối với ổn định vĩ mô, trong đó đấu thầu vàng là một trong những giải pháp.
Qua đấu thầu, để từng bước tạo cung cho thị trường, để bóc hẳn vàng ra khỏi cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại, để hạn chế được những bất ổn từ vàng đối với vĩ mô như từng rất nóng những năm trước, thì mới chỉ khoảng 2,5 tỷ USD là một “chi phí” đáng xem xét. 2,5 tỷ USD đó không phải là “chi phí” mất đi, thậm chí ngân sách còn thu về hàng nghìn tỷ đồng từ chênh lệch giá - trước đây phần lớn thuộc về các đầu mối nhập khẩu, nhất là rơi vào túi nhập lậu.
Tất nhiên, bên cạnh đấu thầu vàng còn có nhiều biện pháp khác, cả những can thiệp hành chính để đạt những mục đích trên. Và hiện nay, một mục đích - yêu cầu đang có triển vọng là thu hẹp được chênh lệch giá trong nước so với thế giới.
Trong xu hướng co hẹp chênh lệch đó, một yếu tố hậu thuẫn là tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt nhanh chóng và ổn định, giá USD trên thị trường tự do liên tiếp giảm về gần mức giao dịch của các ngân hàng thương mại.
Sau khi nâng giá lên 21.100 VND, tìm hiểu qua một số thành viên thị trường, cuối tuần qua và trong tuần này Ngân hàng Nhà nước đã nối lại hoạt động mua vào ngoại tệ. Thông tin từ cơ quan này cũng cho biết khoảng một tuần nay các ngân hàng thương mại đã mua ròng ngoại tệ từ doanh nghiệp và dân cư.
Trao đổi với VnEconomy, Phó thống đốc Lê Minh Hưng nêu quan điểm rằng, mua vào ngoại tệ hiện không phải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước, thay vào đó là thanh khoản trên thị trường tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng thuận lợi và tỷ giá ổn định. Đó cũng là điểm đang thể hiện.
Theo Minh Đức
VnEconomy
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,232.30 | 4,832.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,349.60 | 3,969.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,939.10 | 12,839.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,692.80 | 1,342.80 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 95
- Truy cập hôm nay: 685
- Lượt truy cập: 8584181