Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Vàng kéo căng lãi suất, tỷ giá
2011-10-24 08:42:52

 

Thị trường vàng sẽ tiếp tục chứng kiến cảnh giá vàng trong nước bỏ xa giá thế giới một cách vô lý...

Lãi suất liên ngân hàng lên tới 35 -  40%; tỷ giá liên tục được điều chỉnh khiến tình trạng 2 giá đã trở lại; vàng tiếp tục được "đẩy" ra thị trường nhưng độ chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn được duy trì một cách khó hiểu.

Điều gì khiến thị trường tài chính trở nên rối như thế này là câu hỏi mà nhiều người đặt ra hiện nay?

Đi đúng... kịch bản

Trước đây, việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới luôn được lý giải bởi cung không đủ cầu. Đó là lý do NHNN quyết định cho phép bán vàng ra thị trường để cân đối cung - cầu, san bằng độ chênh giữa vàng trong nước và thế giới. Nhưng hơn nửa tháng kể từ khi 7 ngân hàng và Công ty Cổ phần kinh doanh vàng bạc đá quý SJC (giải pháp 7+1) bán vàng bình ổn thị trường, mục tiêu kéo giá trong nước sát giá thế giới vẫn không đạt được.

Điều này rất vô lý bởi cung tăng (390.000 lượng vàng tương đương 15 tấn đã được đổ ra thị trường), cầu giảm (kể từ khi áp dụng giải pháp bán vàng ra, hiện tượng xếp hàng mua vàng đã không còn); giá vàng thế giới cũng trong xu hướng giảm... nhưng giá vàng trong nước vẫn duy trì mức cao hơn giá thế giới khoảng 1 triệu đồng/lượng.

Điều vô lý này thực ra không gây bất ngờ bởi ngay từ khi NHNN áp dụng giải pháp "7+1" (đầu tiên là "5+1"), hầu hết ý kiến đều dự đoán, các đơn vị được bán vàng sẽ bắt tay nhau để duy trì một khoảng cách có lợi cho họ khi được mua vàng thế giới giá thấp, bán trong nước giá cao. Trên thực tế, kịch bản giá vàng đã đi đúng với như dự báo. Bất chấp vàng bán ra, độ chênh giữa giá trong nước và giá thế giới vẫn ổn định ở mức hàng triệu đồng/lượng. Có 1 - 2 phiên, khi lực cầu quá yếu, giá vàng đột ngột giảm xuống, nhằm kích thích người mua "nhào" vào rồi lại nhanh chóng tăng vọt trở lại, tiếp tục duy trì khoảng cách lợi nhuận như nói trên.

Đơn cử, 2 phiên giữa tuần trước, giá vàng trong nước giảm xuyên ngưỡng 43 triệu đồng/lượng, đủ để "mồi" lực săn hàng giá rẻ vào cuộc. Nhưng ngay sau đó, giá vàng trong nước lại "ngược sóng", bất chấp sự giảm giá của vàng thế giới để tăng vọt lên trên 44 triệu đồng/lượng vào phiên cuối tuần qua. Độ chênh giữa vàng trong nước và vàng thế giới lại được "cố thủ" ở mức khoảng 1 triệu đồng/lượng.

Nếu tính khoảng cách trung bình 1 triệu đồng/lượng giữa giá vàng trong nước và thế giới, với 15 tấn vàng bán ra, các đơn vị được "mở kho" bán vàng đút túi khoản lợi nhuận lên tới gần 400 tỉ đồng trong vòng nửa tháng (390.000 lượng x 1 triệu đồng). Đây cũng là nguyên nhân tuần qua xuất hiện tình trạng nhiều ngân hàng bán vàng khuyến khích, thậm chí bắt những người mua vàng gửi lại. Rất dễ hiểu, gửi lại thì ngân hàng có thêm vàng huy động. Huy động được nhiều thì vàng bán ra nhiều, thu lợi càng lớn. Như vậy có thể thấy, giải pháp bán vàng đã giúp các đơn vị này "lãi mẹ đẻ lãi con". Nên đương nhiên, thị trường vàng sẽ tiếp tục chứng kiến cảnh giá vàng trong nước bỏ xa giá thế giới một cách vô lý như nói trên.

Tiền đẻ ra tiền

Đó là từ đúng nhất để nói về các ngân hàng nằm trong nhóm "7+1" hiện nay. Ngay sau khi kiếm lời khủng từ việc được mua vàng thế giới giá thấp, bán trong nước giá cao, các đơn vị này còn kiếm lợi lớn khi đầu cơ vốn trên thị trường liên ngân hàng. Đó cũng là lý do tỷ giá, lãi suất liên ngân hàng lên cơn sốt trong thời gian qua.

Có thể nói, thị trường liên ngân hàng chưa bao giờ lại nóng như tuần qua khi lãi suất có lúc được đẩy lên mức 40% "mà vẫn không có để vay" như nhiều báo đã thông tin. Nắm được tâm lý "giá nào cũng vay" của các ngân hàng nhỏ khi đối mặt với việc bị rút vốn do áp dụng nghiêm trần lãi suất huy động 14%, đặc biệt là thiếu hụt thanh toán bởi đẩy mạnh cho vay bằng hết vốn huy động theo Thông tư 22 của NHNN, các ngân hàng thừa vốn không bỏ lỡ cơ hội tăng lãi suất lên cao để trục lợi. lãi suất trên thị trường liên ngân hàng mỗi ngày một giá, tăng liên tục và chưa có điểm dừng. Sự căng thẳng của lãi suất liên NH đang cản trở việc đưa lãi suất cho vay xuống mức 17 - 19% theo ý đồ NHNN.

Quan trọng hơn, nhóm ngân hàng được bán vàng cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá hiện nay. Với 15 tấn vàng bán ra, số tiền mà các đơn vị này phải ký quỹ (10%) mua vàng tài khoản nước ngoài để cân bằng trạng thái cũng lên tới khoảng 100 triệu USD. Đó là chưa kể, khi chưa thực hiện mua lại vàng ở thị trường nội địa, họ cũng đổi một phần số tiền bán vàng qua USD để phòng ngừa rủi ro. Lực cầu ngoại tệ tăng đột biến từ nhóm này tạo nên mảnh đất màu mỡ để các đơn vị dồi dào nguồn ngoại tệ làm ăn.

Cũng tương tự như trên thị trường liên ngân hàng, nắm rõ nhu cầu USD cũng như nắm rõ mức lời lớn của một số ngân hàng nhỏ trong nhóm "7+1", những đơn vị có ngoại tệ ghim giữ USD, đẩy tỷ giá tăng hết lần này đến lần khác để trục lợi.

Theo một chuyên gia tài chính tại TP.HCM, lỗi là tại NHNN khi cho một số ngân hàng bán vàng nhưng không có USD, trong khi không ít ngân hàng không được bán vàng lại mạnh về ngoại tệ. Nghịch lý này đã tạo ra khe hở để người nọ trục lợi người kia dẫn đến việc tỷ giá nóng lên mỗi ngày.

Lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng nhưng huy động giảm, cho vay cũng khó khăn do lãi suất cao. Tuy nhiên nhiều ngân hàng vẫn "sống khỏe" do tận dụng tối đa các khe hở từ các quy định thiếu công bằng của cơ quan quản lý. Các vấn đề nóng bỏng của nền kinh tế như lãi suất, tỷ giá, giá vàng vẫn lâm vào bế tắc dù hết giải pháp này đến giải pháp khác được đưa ra.

 

 

Vanginfo.vn (Theo Thanhnien)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 153
  • Truy cập hôm nay: 630
  • Lượt truy cập: 8593612