Bằng kinh nghiệm lâu năm theo dõi thị trường vàng và ngoại tệ, Tiến sĩ Trần
Hoàng Ngân, Hiệu phó Đại học Kinh tế TP HCM, cho rằng kịch bản này thường xảy ra
khi giá vàng thế giới tăng cao rồi bất ngờ tuột dốc, các đầu mối kinh doanh chưa
kịp bán hết số vàng mua đắt, phải tìm cách giữ không cho giá trong nước giảm
nhanh theo. Giá vàng trong nước được quy đổi từ giá thế giới nhân với tỷ giá
USD/VNĐ.
Vào ngày 14/10, giá vàng thế giới vượt mốc 1.380 USD một ounce,
giá trong nước cũng chỉ 33,2 triệu đồng một lượng. Hôm đó, đôla trên thị trường
tự do ổn định ở 19.800 đồng. Nhưng sau một tuần liên tiếp giá thế giới đi xuống,
đến 21/10 chỉ dao động quanh 1.340 USD một ounce, giá trong nước vẫn bám trụ
trên ngưỡng 33 triệu đồng.
"Với mức giảm 40 USD của thế giới, lẽ ra trong
nước vàng phải giảm khoảng 800.000 đồng về sát 32 triệu đồng một lượng. Nhưng
các đầu mối kinh doanh vàng không muốn giá giảm, và họ đã cùng các cửa hàng
ngoại tệ tự do kích tỷ giá lên cao để giữ giá vàng", ông Ngân phân tích. Trên
thực tế, mức 1.340 USD một ounce hiện thấp hơn giá mà đa phần các đầu mối nhập
khẩu vàng theo quota được cấp hôm 7/10.
Lời "kết tội" của Tiến sĩ Ngân
hẳn nhiên khiến các nhà kinh doanh vàng không hài lòng. Song trao đổi với
VnExpress.net, các doanh nghiệp đều thừa nhận giá vàng trong nước đang bị kìm
nén để không giảm nhanh theo thế giới. Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji Đỗ
Minh Phú lý giải, các đầu mối kinh doanh lo ngại đà giảm trên thế giới chỉ là
nhất thời, bán rẻ ngay bây giờ sẽ khó xoay sở nếu giá thế giới tăng cao trở lại
trong khi khó có khả năng bổ sung nguồn cung từ nhập khẩu. Mặt khác, khi thị
trường biến động, các đầu mối nhập khẩu vàng thường không được tiếp cận nguồn
đôla đúng giá niêm yết trong ngân hàng. Trong hoàn cảnh này, để tránh thua
thiệt, họ phải ấn định giá bán vàng theo tỷ giá đôla mà thị trường kỳ vọng. Bởi
theo tính toán của các nhà kinh doanh, đôla Mỹ tăng giá một đồng thì vàng phải
tăng tới một đồng rưỡi.
"Tuy nhiên, không thể vì thế mà nói giới kinh
doanh vàng đang kích tỷ giá lên cao để giữ giá vàng", ông Phú thanh minh. Theo
ông tỷ giá chợ đen thoát ly khỏi giá trần của Ngân hàng Nhà nước, chủ yếu do nhu
cầu thanh toán nhập khẩu cuối năm tăng cao, cộng với tâm lý găm giữ ngoại tệ,
chứ không hoàn toàn do "tội" của các nhà kinh doanh vàng.
Chia sẻ quan
điểm này, ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng
Việt Nam VGB cho rằng nếu được nhập vàng, ngay tại thời điểm chốt giá ở nước
ngoài, giới kinh doanh đã phải bán ngay một phần trong nước rồi, chứ không bao
giờ liều lĩnh chờ cho tới khi đưa vàng về nước mới bán, để rồi nhỡ giá giảm
nhanh lại phải quay ra kích đôla để giữ.
Theo phân tích của hai nhà kinh
doanh vàng dày dạn kinh nghiệm này, tỷ giá đôla Mỹ trên thị trường tự do tăng
cao những ngày qua có thể do nhập lậu vàng. Với giá thế giới 1.340 USD một
ounce, ngay cả khi tính theo tỷ giá chợ đen, vàng nhập lậu về Việt Nam vẫn rẻ
hơn giá bán hiện nay tới 400.000-500.000 đồng một lượng.
"Chợ đen là nơi
cung ứng ngoại tệ cho nhu cầu nhập lậu vàng. Vì thế, khi tình trạng nhập lậu
vàng diễn ra, tỷ giá chợ đen ắt sẽ tăng cao", ông Hải nói.
Như vậy, dù
theo cách tiếp cận của Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân hay theo lập luận của các nhà
kinh doanh, vàng vẫn đang được coi là một nguyên nhân khiến thị trường ngoại tệ
vốn đã mất cân đối cung cầu càng trở nên căng thẳng hơn. Vì vậy, hạ nhiệt thị
trường vàng đang là giải pháp được cả giới chuyên gia và các nhà kinh doanh tin
sẽ giúp ổn định tỷ giá trong ngắn hạn.
Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân đề xuất
Ngân hàng Nhà nước cần yêu cầu các tổng công ty vàng bạc của Nhà nước đẩy mạnh
bán vàng ra, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để quản chặt
thị trường chợ đen, nhằm ngăn nguy cơ thị trường chợ đen tác động trở lại đối
với thị trường chính thức.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần quy mô lớn cũng
tán đồng quan điểm tăng cường bán vàng ra. Theo ông, chỉ cần bán ra vài chục
nghìn lượng, thị trường vàng lập tức hạ nhiệt và giá đôla tự do sẽ hạ
theo.
"Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ yên tâm bán vàng ra khi Ngân hàng Nhà
nước cho phép được mua một lượng vàng bảo hiểm dưới những hình thức khác nhau ở
nước ngoài", vị lãnh đạo này gợi ý. Từ nhiều tháng nay, hoạt động kinh doanh
vàng tài khoản ở nước ngoài đã bị ngừng lại. Vì vậy, các đầu mối kinh doanh
không có cơ hội cân đối trạng thái một cách nhanh chóng khi thị trường biến
động.
Một quan chức Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam đề nghị đưa vàng
nguyên liệu ra khỏi bảng cân đối kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của
cả nước, và nên thông thoáng hơn trong việc cấp phép nhập khẩu vàng miếng. Theo
phân tích của vị chuyên gia này, chính việc để vàng nguyên liệu trong rổ hàng
hóa xuất nhập khẩu đã khiến cơ quan quản lý khó xử khi ra quyết định cấp phép
nhập khẩu vàng, từ đó mới nảy sinh chuyện vàng không thể về theo đường chính
thức nhưng lại tràn qua đường biên mậu và gây náo loạn tỷ giá.
Hiện Ngân
hàng Nhà nước chưa lên tiếng chính thức về những biến động trên thị trường ngoại
tệ hơn một tuần qua, ngoài việc phát tín hiệu mờ nhạt là sẽ bơm một lượng ngoại
tệ hạn chế cho các ngân hàng. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng, cơ quan quản lý nhà
nước khó có thể chiều lòng các nhà kinh doanh, cho nhập khẩu tự do và kinh doanh
trên tài khoản.
"Các lực đẩy vẫn có thể làm giá trên thị trường, nếu cơ
quan quản lý nhà nước tiếp tục tỏ ra yếu thế như thời gian qua", một chuyên gia
ngân hàng bình luận. Một số giải pháp đang được thị trường nghĩ tới đó là Ngân
hàng Nhà nước tích cực bơm tiền ra hoặc điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, theo vị
chuyên gia này, cả hai giải pháp đó cũng chỉ mang tính nhất thời. Bởi nguồn dự
trữ ngoại tệ không dư dả để có thể thỏa cơn khát của thị trường. Còn nếu điều
chỉnh tỷ giá, đó sẽ là một bước lùi trước những áp lực làm giá trên thị
trường.
"Bài toán tỷ giá chỉ có thể giải quyết triệt để khi không còn
thâm hụt thương mại và lấy lại được niềm tin của thị trường đối với đồng đôla Mỹ
cũng như năng lực điều hành của cơ quan quản lý nhà nước", vị chuyên gia này
bình luận.
Thị trường ngoại tệ tự do cũng như trong ngân hàng ngày 21/10
hồi hộp theo dõi động thái của Ngân hàng Nhà nước. Đầu giờ sáng, tỷ giá trên thị
trường liên ngân hàng giảm 10-20 đồng khi các ngân hàng chờ đợi khả năng Ngân
hàng Nhà nước sẽ cung ứng tiền. Thị trường tự do đến đầu giờ chiều cũng phát tín
hiệu giảm nhẹ. Tuy nhiên, đến cuối ngày, tỷ giá chợ đen và trên liên ngân hàng
đồng loạt tăng trở lại khi chưa có dấu hiệu chắc chắn nào cho thấy Ngân hàng Nhà
nước đã bơm ngoại tệ cho thị trường.
Theo VnExpress.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 201
- Truy cập hôm nay: 5102
- Lượt truy cập: 8598084