Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thị trường vàng dịp cuối năm: Liệu có biến động?
2009-11-23 09:01:12

Theo một số chuyên gia kinh tế, dự kiến sẽ có 6 tấn vàng được nhập về vào cuối tháng 11, còn tại thời điểm này 3 ngân hàng lớn đã tiếp nhận 1,5 tấn. Trước đó, thị trường vàng trong nước đã trải qua những thời điểm đột biến tăng kỷ lục với đỉnh điểm của "cơn sốt" trưa ngày 11-11, khi giá tăng chóng mặt lên 29,3 triệu đồng/lượng.

Việc nhập khẩu sẽ có tác động như thế nào và từ giờ đến cuối năm, thị trường vàng sẽ còn những biến động nào nữa khi tới phiên giao dịch mở cửa sáng 20-11, giá vàng vẫn ở mức cao, trên 27 triệu đồng/lượng?

Nhìn lại những yếu tố tạo nên "lốc vàng"


Trên thị trường quốc tế, trong phiên giao dịch chiều 18-11, giá vàng phá vỡ các dự đoán, lập kỷ lục mới tại 1.152,80 USD/ounce dù đến giữa phiên, vàng rời mốc và giá đóng cửa ở mức 1.143 USD/ounce, chỉ tăng 3 USD so với lúc mở cửa. Như vậy, chỉ trong 2 tháng, vàng liên tục phá vỡ các kỷ lục và đã 14 lần lập đỉnh mới.

Còn giá vàng trong nước thời gian qua tăng như vũ bão, bỏ qua mọi diễn biến của giá vàng thế giới, có nguyên nhân bởi sự mất cân đối cung - cầu vàng do đầu nhập khẩu bị thắt (từ giữa năm 2008, Chính phủ đã ngừng cấp phép nhập khẩu vàng để bảo đảm cân đối vĩ mô).
 

                                                     


Cũng có ý kiến cho rằng, giá vàng trong nước tăng dữ dội, đỉnh điểm là "cơn điên" trong ngày 11-11 có nguyên nhân đầu cơ. Nhưng ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước ra quyết định cho nối lại hoạt động nhập khẩu vàng thì thị trường vàng vật chất vẫn diễn biến rất phức tạp, có lúc bình ổn nhưng vẫn "trở chứng".

Theo các chuyên gia kinh tế, ngoài những nguyên nhân như đồng USD tiếp tục mất giá; Mỹ giữ nguyên mức lãi suất giảm của đồng USD nên các nhà đầu tư ồ ạt tìm đến vàng; nhu cầu mua vàng của nhiều nước tăng cao nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ... thì cầu trong nước có thể xem là yếu tố quyết định. Các yếu tố hình thành nên giá vàng còn bao gồm chỉ số kinh tế của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật... và giá của các hàng hóa, đặc biệt là giá dầu.

Những yếu tố cần lưu ý nhất gồm hoạt động mua bán vàng của các ngân hàng trung ương, giá trị đồng USD, tình hình lạm phát (CPI, PPI). Nhưng giá vàng trong nước có tính độc lập tương đối so với giá vàng thế giới còn do biến động của tỷ giá USD/VND, chính sách xuất nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước và tùy thuộc cung - cầu vàng nội địa, chính sách tiền tệ.

Ai đã hưởng lợi?

Không ít nhà đầu cơ vay vàng với đánh giá xuống đã "dính đòn đau" trong đợt vừa qua. Theo đánh giá chung, nhiều người ký quỹ vay vàng để bán khi giá ở mức 20 triệu đồng/lượng, đến khi giá vàng lên 29 triệu đồng/lượng đã bị ngân hàng thanh lý tài sản ký quỹ. Được lợi nhiều nhất chính là các ngân hàng.

Mặc dù vậy, cũng có rất nhiều nhà đầu cơ vàng chớp thời cơ giá lên thắng lớn. Ông Lê Xuân Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc - Đá quý Phú Quý (PQJ) cho biết: Trong đợt biến động vừa qua, những người hưởng lợi nhất chính là các nhà đầu tư đã quyết định mua vào tại thời điểm từ 22-26 triệu đồng/lượng.

Tại thời điểm đỉnh của giá vàng ngày 11-11, cũng có rất nhiều nhà đầu tư đã kịp thời bán ra. Trên thực tế, rất khó cho các chuyên gia đưa ra lời khuyên, vì vấn đề cơ bản là xác định được đâu là đỉnh, đâu là đáy. Với những nhà đầu tư vàng chuyên nghiệp, ít ai dám khuyên gì.

Riêng với những người muốn đầu tư vàng tích lũy thì khuyến nghị đưa ra là nên đầu tư (cả mua và bán), khi giá ổn định. Bài học theo dõi, nghiên cứu diễn biến của thị trường vàng trong nước và thế giới… để kịp thời có chiến lược mua, bán hợp lý đến giờ vẫn nóng. Chẳng hạn, khi có các đợt sốt giá, người dân và các nhà đầu tư cần bình tĩnh trước biến động ngắn hạn, không nên vì tâm lý mà cả nhà đầu tư và khách hàng mua, bán tự nhiên bị cuốn vào để chuốc lấy những rủi ro.

Về tổng thể, hưởng lợi nhiều nhất là những người bình tĩnh, không chạy theo xu hướng đám đông. Đối tượng gánh rủi ro là những người làm ngược lại và nhóm này chiếm số lượng lớn hơn.

Những ảnh hưởng

Động thái cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước được coi là một liều thuốc "giải nhiệt" thị trường. Tuy nhiên, quyết định này chỉ có tác dụng "chữa bệnh". Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, không chỉ bằng biện pháp trên là cắt "bệnh" khỏi hoàn toàn được.

Nhập vàng liên quan tới rất nhiều vấn đề trong cân đối vĩ mô, xuất nhập khẩu, GDP… Khi giá vàng thế giới và trong nước chênh lệch ở mức độ vừa phải thì không sao, nhưng nếu mức sai biệt giá như trong đợt sốt vừa rồi thì không thể không có sự can thiệp. Vấn đề là cơ quan chức năng đã không dự báo trước được tình huống.

Việc nhập khẩu vàng cơ bản là tạo liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thị trường thế giới. Khi nhập vàng thì cần ngoại tệ, nhưng nếu có chênh lệch âm (tức giá trong nước thấp hơn giá thế giới), thì các doanh nghiệp lại có thể xuất vàng để thu ngoại tệ về.

Trên thực tế, việc xuất vàng thu ngoại tệ đã được thực hiện vào đầu năm nay. Tuy vậy, nhiều ý kiến cảnh báo không thể cho phép nhập khẩu vàng "không hạn chế" mà phải lưu ý đến nguồn ngoại tệ dùng cho hoạt động này vì liên quan đến nhập siêu, căng thẳng thị trường ngoại hối... Đồng thời, tỷ giá USD/VND cũng chịu ảnh hưởng từ việc nhập khẩu vàng, tuy không mạnh.

Giá vàng cuối năm ra sao?

Giá vàng trong nước ổn định hay không phụ thuộc vào giá vàng thế giới, mà giá vàng thế giới tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đã nói ở trên. Vàng là hàng hóa có mức giá cả biến động liên tục, khái niệm ổn định chỉ là tương đối.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm giá vàng sẽ bình ổn, tăng hay giảm? Có nên mua vàng để cất giữ thời điểm này không? Nhiều ý kiến cho rằng, từ giờ đến cuối năm giá vàng sẽ có thể tăng nhưng với tốc độ chậm do nhiều nguyên nhân.

Nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp so với các nền kinh tế châu Á và châu Âu với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 10,2%, khiến FED sẽ còn phải duy trì lãi suất USD ở mức thấp kỷ lục 0,25% trong khoảng thời gian dài nữa. Lãi suất thấp gây áp lực giảm giá lên USD.

Đồng thời, các ngân hàng trung ương từ trạng thái bán vàng ròng đã trở thành lực lượng mua vàng ròng với động thái mới nhất là Ngân hàng Trung ương Ấn Độ mua 200 tấn vàng từ IMF với mức giá trung bình là 1.045 USD/ounce.

Các ngân hàng trung ương cũng tiến hành phân hóa dự trữ ngoại hối từ USD sang vàng trước sức ép giảm giá của USD. Mới đây nhất IMF đã cảnh báo tình trạng bong bóng tài sản tại các thị trường châu Á, khi có bất ổn xảy ra người ta sẽ tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn cho tài sản.

 Hai tháng 11, 12 hằng năm là "mùa vàng", với mùa cưới tại thị trường châu Á và Lễ Giáng sinh tại Mỹ, châu Âu. Vì vậy, các đợt giảm giá của vàng chỉ là những điều chỉnh về mặt kỹ thuật khi có những thông tin cơ bản bất lợi. Xu hướng chính của vàng, theo các chuyên gia, vẫn rất tích cực. Với xu hướng giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao thì giá vàng vật chất trong nước cũng có xu hướng sẽ tăng cao.

Giá vàng trong nước từ nay đến cuối năm vì vậy có thể vẫn tiếp tục tăng, nhưng việc tăng đến bao nhiêu còn tùy thuộc vào tình hình cung - cầu vàng trong nước và giá vàng thế giới. Mặc dù còn khác nhau nhưng các ý kiến đều thống nhất ở một điểm: dự báo chỉ là dự báo.

Nguồn: infotv.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,231.204,831.20
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,348.703,968.70
100g ABC Bullion Bar
13,936.2012,836.20
1kg ABC Bullion Silver
1,685.001,335.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 64
  • Truy cập hôm nay: 119
  • Lượt truy cập: 8583615