Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thị trường vàng: Đối xử sao cho công bằng
2010-04-27 12:35:04

Là kênh đầu tư truyền thông, tuy nhiên, sau một thời gian dài được coi là “nơi trú ẩn” an toàn trước những biến động khó lường của nền kinh tế, vàng giờ đây như… đứa con hư bị phạt!

 

 

Sau khi đóng cửa sàn vàng, hoạt động huy động, cho vay vàng giờ cũng đang có nguy cơ bị dừng lại. Và mong muốn của Hiệp hội Kinh doanh vàng về việc Ngân hàng Nhà nước có thể đưa vàng ra khỏi danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu xem ra còn quá xa vời.

 

Tiền hay hàng?

 

Nghị định số 174/1999/NĐ – CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định rõ, hoạt động kinh doanh vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu.

 

Theo đó, chỉ có vàng tiêu chuẩn quốc tế mới được coi là ngoại hối, bao gồm vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá, có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận. Và việc kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.

 

Như vậy, vàng mua bán trên thị trường là thứ hàng hóa đáp ứng vai trò của đồng tiền thanh toán hoặc bảo toàn giá trị tài sản có giá trị cao của người dân. Còn vàng nhà nước dự trữ mới được coi là tiền. Kiến nghị của Hiệp hội Vàng, theo ông Đinh Nho Bảng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội xuất phát từ việc Việt Nam vẫn chưa công nhận vàng là một ngoại tệ, trong khi các nước trên thế giới đều coi đây là một ngoại tệ mạnh.

 

Ông Bảng dẫn chứng, các nước đều coi dự trữ vàng là dự trữ ngoại tệ quan trọng, như dự trữ vàng ở Mỹ lên tới 64%, Châu Âu trên 50%... Do đó, việc vàng Việt Nam hiện nay vẫn bị tính vào mặt hàng nhập khẩu sẽ làm tăng tỷ lệ nhập siêu mà lại hạn chế sự phát triển tự do của thị trường vàng.
 

Tuy nhiên, phản bác lại ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng mới đây khẳng định, vàng vẫn phải tính vào trong thống kê xuất nhập khẩu vì nó nằm trong các hoạt động trao đổi thương mại. Chỉ khi tính toán về tăng trưởng và xu hướng xuất nhập khẩu thì mới không nên tính vàng vào, có thể nó sẽ phản ánh không đúng, vì còn phụ thuộc vào thời điểm hay chính sách tiền tệ.

 

Có thể thấy, ngay trong cách nói của Bộ trưởng thì vàng“hàng hoá” vẫn chưa thực sự là hàng hoá, vì nếu là hàng hoá “đơn thuần” như quy định thì việc gì phải loại ra khi tính toán về tăng trưởng và xu hướng xuất nhập khẩu. Và cũng đâu phải lo phụ thuộc vào thời điểm hay chính sách tiền tệ?

 

Nên đấu giá quota nhập khẩu vàng

 

Người dân Việt Nam từ xưa đến nay có thói quen cất giữ tài sản bằng vàng và một bộ phận vẫn còn thói quen thanh toán bằng vàng, đặc biệt trong mua bán bất động sản và hoạt động cho vay. Ông Huỳnh Trung Khánh, thành viên Hội đồng vàng thế giới, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho biết, hiện nay trong dân đang giữ ít nhất khoảng 500 tấn vàng. “Lượng vàng này nếu tính thời điểm hiện nay tương đương gần 20 tỉ đô la Mỹ, một con số không nhỏ.

 

Nếu tận dụng được sẽ giúp giảm được việc vay nợ nước ngoài vì khát vốn và thâm hụt”, ông Khánh khẳng định. Tuy nhiên, để lượng vàng trong dân được đưa vào lưu thông chứ không ở dạng “đào sâu chôn chặt” thì cần có nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là lòng tin vào nền kinh tế, và tin vào một thị trường vàng vận hành theo đúng quy luật chứ không méo mó.

 

Hiện nay, mặc dù NHNN đã cho phép nhập khẩu vàng trở lại sau 18 tháng tạm ngưng nhập khẩu vàng đã khiến giá vàng trong nước sát hơn với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn chưa thể ngang bằng với giá vàng thế giới vì Nhà nước vẫn hạn chế việc xuất nhập khẩu vàng theo hạn ngạch. Đặc biệt, việc NHNN vẫn để SJC độc quyền được nhập vàng theo hạn ngạch cũng là một sự bất bình đẳng giữa các DN.

 
 Ông Trần Thanh Hải - Tổng giám đốc Cty CP Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB) bày tỏ quan điểm, NHNN có 2 cái lý khi để cho SJC độc quyền nhập khẩu vàng. Trước hết, SIC là DNNN, vì vậy lợi ích từ việc nhập khẩu vàng là vì lợi ích chung.

   

Thứ hai, vàng miếng SJC chiếm đến 90% thị phần vàng trong nước, nên việc để SJC nhập vàng thỏi về rồi mới chế tác thành vàng miếng, bán ra thị trường là kênh đi trực tiếp, không vòng vèo. Tuy nhiên, cách làm như SJC vừa qua khi nhập 200 triệu USD vàng theo tỷ giá chính thức, rồi về bán giá rẻ bằng sự chênh lệch, DN mua hết rồi bán vàng giá cao lấy lời. SJC lại phải mua vào USD giá cao - bị coi là “dại” và lỗ cho nhà nước.

 
 Theo ông Hải, sẽ công bằng hơn khi có nhiều DN tham gia vào hoạt động này thông qua đấu giá quota nhập khẩu vàng. Đây cũng là ý kiến phàn nàn của nhiều NHTM, bởi nếu cơ chế đấu giá này được áp dụng, thì chắc chắn, nhiều NHTM sẽ không đứng ngoài cuộc. “Việc đấu giá sẽ tạo sự cạnh tranh và công bằng cho các DN, tất nhiên có xét đến “điểm thưởng”. Chẳng hạn, nếu cũng trả phí quota bằng nhau thì SJC được. Còn nếu anh nào trả cao thì cũng tuỳ, cao hơn bao nhiêu mới “được” quota nhập khẩu vàng đó”, ông Hải “hiến kế”.

 

Theo các chuyên gia, giải pháp trên cũng là để áp dụng trong thời gian hiện nay, còn về lâu dài, sau một lộ trình nhất định, thị trường vàng cần phải được thả nổi như các nước trên thế giới thì mới thực sự hoà nhập cùng vàng thế giới.

 

Vanginfo.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,539.905,039.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,604.604,104.60
100g ABC Bullion Bar
14,709.2013,209.20
1kg ABC Bullion Silver
1,759.701,359.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 222
  • Truy cập hôm nay: 1917
  • Lượt truy cập: 8821547