Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Xung quanh đề xuất “gạt” vàng khỏi danh sách hàng xuất nhập khẩu
2010-04-16 09:34:26

  Một lần nữa, nhập khẩu vàng lại được cho là nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu trong quý 1/2010.
Anh minh hoa

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm đã giảm 1,6%, nhưng với việc nhập khẩu hơn 10 tấn vàng trong cùng thời kỳ, kim ngạch nhập khẩu tăng tới 37,6%.

Kết quả là nhập siêu 3 tháng đầu năm 2010 ước đạt 3,5 tỷ USD, tương đương trên 25% kim ngạch xuất khẩu, một tỷ lệ vượt chỉ tiêu Quốc hội đặt ra, khống chế dưới 20%.

Và sự việc càng được xới xáo lên, sau khi Hiệp hội Kinh doanh vàng dự kiến đề nghị Ngân hàng Nhà nước “gạt” vàng ra khỏi danh sách hàng xuất nhập khẩu. Vậy đâu là mục tiêu các bên liên quan đặt ra trong sự việc này?

Lý do “gạt” vàng

Tại báo cáo trình lên Chính phủ trong kỳ họp cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa rồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, nếu loại trừ “yếu tố” vàng, xuất khẩu của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay vẫn tăng 11,9%.

Với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà thực chất người “chắp bút” thường lệ là Tổng cục Thống kê, những tác động của vàng trong hoạt động thương mại quốc tế, cũng như cân đối xuất nhập khẩu thường được đưa ra công khai để người xem hiểu đúng vấn đề.

Nhưng đã vậy, Bộ Công Thương dường như còn “rộng tính” hơn. Theo ý kiến một thứ trưởng của bộ này, cách tính toán của Bộ Công Thương cho thấy, nếu không tính vàng, xuất khẩu của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay vẫn tăng xấp xỉ 18%; và thậm chí có thể tăng đến 24% nếu dầu thô không phải “để dành” khoảng 2 triệu tấn cho sử dụng trong nước.

“Rõ ràng, việc chúng ta đưa vàng vào cân đối xuất nhập khẩu và cân đối nhập siêu hoàn toàn không phản ánh đúng tương quan thực tế. Bởi vì, vàng thực ra không phải hàng hóa đơn thuần mà đây là một thứ ngoại tệ, cho nên nhập vàng làm tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia lên, nói chung”, vị thứ trưởng trên cho biết.

Không lâu sau khi những thông tin trên được báo chí đưa tin, xuất hiện ý kiến “ủng hộ” từ phía Hiệp hội Kinh doanh vàng. Theo hiệp hội này, Ngân hàng Nhà nước nên đưa vàng ra khỏi danh sách mặt hàng xuất nhập khẩu, và xem vàng như một ngoại tệ mạnh.

Không tạo được đồng thuận

Tuy nhiên, những quan điểm nghiêng về kiến nghị gạt vàng ra khỏi danh sách hàng hóa xuất nhập khẩu dường như khá đơn độc với đề xuất của mình. Theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7/4, Ngân hàng Nhà nước chưa tính đến việc này.

Là người có lẽ sẽ phúc đáp đề xuất của Hiệp hội Kinh doanh vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu giải thích rằng, việc nhập vàng phải dùng đến ngoại tệ, như vậy vẫn có ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.

Chịu trách nhiệm chính trước con số nhập siêu lớn trong quý 1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong một cuộc trả lời trực tiếp VnEconomy bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 16, khẳng định: “Vàng vẫn phải tính vào thống kê xuất nhập khẩu, vì nó nằm trong các hoạt động trao đổi thương mại”.

Giải thích cho việc bộ này đưa ra con số tăng trưởng xuất khẩu khi loại vàng khỏi danh sách hàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Hoàng cho rằng, khi so sánh tăng trưởng và xu hướng xuất nhập khẩu thì không nên tính vàng vào.

Bởi nếu không, sẽ làm sai lệch cách nhìn nhận về xuất, nhập khẩu và nhập siêu, do cân đối này sẽ lệ thuộc nhiều vào thời điểm xuất hay nhập khẩu vàng, và việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, đặc biệt là tỷ giá, Bộ trưởng Hoàng cho biết.

Ông khẳng định: “Chúng tôi chỉ đề nghị, khi xem xét so sánh tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu thì không nên tính vàng vào, chỉ riêng cái đó thôi. Chứ còn thống kê vẫn phải tính”.

Về phía cơ quan lập và công bố báo cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng tháng, Tổng cục Thống kê cho rằng việc đưa vàng vào danh sách hàng hóa xuất nhập khẩu như hiện nay là đúng thông lệ quốc tế.

Theo một số tài liệu được bà Lê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê) gửi cho VnEconomy trước đó, từ năm 1998, phương pháp thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa đã tuân theo các chuẩn mực của thống kê Liên hợp quốc (khuyến nghị IMTS.Rev.2), và Qũy tiền tệ quốc tế (liên quan đến thống kê Cán cân thanh toán - BPM5).

Theo bà Thủy, việc thống kê vàng trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu như hiện nay thể hiện đúng luồng hàng hóa vào/ra khỏi phạm vi quốc gia và phản ánh trong cán cân xuất, nhập khẩu.

Làm rõ thêm quan điểm trên, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Bùi Bá Cường khẳng định, chỉ có Ngân hàng Nhà nước xuất, nhập khẩu vàng mới coi là vàng tiền tệ, còn các doanh nghiệp ngân hàng hoặc phi ngân hàng khác khi nhập hay xuất vàng đều coi là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa bình thường.

“Khi quan niệm vàng là xuất hay nhập khẩu hàng hóa thì nó sẽ tác động đến tính toán vĩ mô. Nếu loại bỏ vàng ra khỏi thống kê xuất, nhập khẩu thì sẽ tác động ngay đến việc nhìn nhận về cán cân thương mại”, ông nói.

* Theo thông lệ quốc tế hiện nay, vàng với ba chức năng là hàng hóa (sử dụng cho sản xuất, chế tác, kinh doanh), phương tiện lưu giữ giá trị và phương tiện thanh toán, được phân làm hai loại: vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ, hay còn gọi là vàng hàng hóa.

Vàng tiền tệ là vàng do các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ sở hữu và nắm giữ làm tài sản dự trữ quốc gia. Nếu cơ quan này mua, bán vàng với cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của nước khác hoặc một tổ chức tiền tệ quốc tế thì giao dịch này không được thống kê vào xuất nhập khẩu hàng hóa.

Vàng phi tiền tệ là vàng ở các dạng đã hoặc chưa gia công (thanh, thỏi, bột, vảy…) được xuất nhập khẩu bởi các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cho mục đích sản xuất, kinh doanh, lưu giữ giá trị, được tính vào thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa.

Theo VnEconomy.





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 88
  • Truy cập hôm nay: 1391
  • Lượt truy cập: 8601761