Kịch bản năm 1970 có lặp lại trên thị trường vàng thế giới?
2009-12-09 14:03:40
Khi sự tương đồng xảy ra, những yếu tố mới có thể khiến giá vàng trở nên ổn định hơn và hạn chế đà suy giảm khi nó xảy ra.
Khi giá vàng tăng trở lại bất chấp việc đi xuống vào cuối tuần trước, thị trường đang đặt câu hỏi về việc khi nào kịch bản năm 1970 sẽ lặp lại?
Trong thời kỳ đó, giá vàng tăng vọt lên mức 850USD/ounce và sau đó giảm tới 65% trong 2 năm.
Phiên giao dịch ngày thứ Năm tuần trước, giá vàng lập mức kỷ lục 1.226,30USD/ounce, giá vàng như vậy tăng gấp 4 lần so với mức đầu thập kỷ. Giá vàng hạ mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước và đóng cửa ở mức 1.168,80USD/ounce.
Thập niên 1970, nhiều yếu tố đã đẩy giá vàng xuống. Ở thời điểm đó, các Ngân hàng Trung ương đẩy mạnh bán vàng ra tuy nhiên rủi ro đối với kinh tế toàn cầu khi đó không tồn tại.
Những yếu tố mới hiện nay liên quan đến động thái mua vàng của các Ngân hàng Trung ương và kinh tế toàn cầu sẽ hạn chế đà giảm của giá vàng khi điều này xảy ra.
Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, mức tăng giá hiện nay của vàng không thể được so sánh với thời kỳ thập niên 1970.
Mức thay đổi đó một phần có nguyên nhân từ việc hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods đã chấm dứt vào năm 1971, đồng USD không còn neo chặt với giá vàng, trước đó đồng USD phải chịu mức giá cố định 35USD/ounce.
Làn sóng bán vàng tăng cao khi lãi suất cơ bản tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt vào đầu thập niên 1980. Sau khi giảm tới 2/3 so với mức đỉnh cao, giá vàng dao động quanh mức 300USD/ounce cho đến khi đợt tăng giá tiếp theo bắt đầu vào năm 2000.
Trong thời kỳ kinh tế bất ổn, biến động khó lường, giá vàng thường được coi như công cụ đầu tư tốt khi các đồng nội tệ suy yếu và phòng ngừa lạm phát.
Lãi suất cơ bản thấp gần 0%, đồng USD yếu, thâm hụt ngân sách Mỹ tăng cao, lo lắng về lạm phát đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng.
Ông Jeffrey Frankel, chuyên gia kinh tế học thuộc đại học Harvard – Mỹ, cho rằng chính sách tiền tệ lỏng lẻo và lãi suất thấp là điểm tương đồng của thời kỳ thập niên 1970 và thời điểm 9 năm vừa qua.
Hai yếu tố đó ở cả thập niên 1970 và hiện nay dẫn đến đồng USD yếu. Thế nhưng khi lãi suất cơ bản tăng và chính phủ hạn chế chi tiêu, đà tăng giá của vàng sẽ bị hãm lại giống như thời kỳ thập niên 1970.
Chuyên gia phân tích thị trường thuộc ngân hàng HSBC, ông James Steel nhận xét: “Tôi cho rằng việc chính sách thắt chặt sẽ mang lại ảnh hưởng tương tự lần này – đó là hồi chuông báo tử cho đà tăng của giá vàng. Thế nhưng hiện nay chưa hề có dấu hiệu nào cho việc này.”
Rất ít chuyên gia cho rằng giá vàng có thể tăng với tốc độ chóng mặt y như thời kỳ thập niên 1980, với mức độ tăng như vậy, giá vàng có thể lên 7.000USD/ounce. Nhìn chung các chuyên gia dự đoán giá vàng lên cao nhất cũng sẽ ở mức từ 1.200USD/ounce cho đến 2.000USD/ounce.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai thời kỳ trên khiến người ta có thể lạc quan về tính ổn định của đà tăng hiện tại của giá vàng.
Chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa tại Bache Commodities cho rằng việc giá vàng tăng trong thập niên 1970 có nguyên nhân chính từ yếu tố thời điểm, sự kiện, đó là bất ổn quân sự của Afganistan và Sô viết lúc đó, ngoài ra là yếu tố lạm phát và đồng USD yếu.
Hiện tại, lạm phát vẫn tồn tại, chính sách tiền tệ nới lỏng, nền kinh tế sẽ có đà để phát triển, lạm phát sẽ dần tăng thêm, tất cả những yếu tố trên sẽ giúp giá vàng tăng.
Bà Linda Yueh, chuyên gia kinh tế tại Oxford University, nhận xét: “Không giống thập niên 1970, hiện nay áp lực lạm phát chưa cao và thế giới không chịu ảnh hưởng từ cú sốc dầu mỏ. Thay vào đó, áp lực lạm phát hiện nay chủ yếu đến từ các chính sách kích cầu và kế hoạch giải cứu các ngân hàng.”
Ông Michael Lewis, chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa tại Deustche Bank, nhận xét nhiều chính phủ có thể không tránh được lạm phát và trong bối cảnh thâm hụt ngân sách tăng cao, họ muốn dùng vàng để ngăn rủi ro đó.
Yếu tố khác có thể khiến giá vàng tăng hay ít nhất không giảm sâu là hiện nay điều kiện đầu tư vàng của nhà đầu tư đã thuận lợi hơn rất nhiều. Năm 2003, quỹ đầu tư vàng vật chất ETF đã kinh doanh, lượng vàng nắm giữ ở thời điểm 30/10 là khoảng 1.738 tấn, con số này còn cao hơn dự trữ vàng của bất kỳ Ngân hàng Trung ương nào trên thế giới.
Thế nhưng gần đây, chính động thái mua vàng của các Ngân hàng Trung ương đã khiến các chuyên gia kinh doanh và phân tích không khỏi chú ý. Trong thời điểm cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, lượng vàng do các Ngân hàng Trung ương nắm giữ hết sức ổn định ở mức 35 nghìn tấn. Đợt bán tháo vàng bắt đầu vào những năm 2000, tổng lượng vàng nắm giữ rơi xuống dưới 30 nghìn trong năm 2007.
Năm nay, các chuyên gia phân tích cho rằng các Ngân hàng Trung ương sẽ là đối tượng mua ròng vàng lần đầu tiên trong 20 năm.
Khi giá vàng tăng trở lại bất chấp việc đi xuống vào cuối tuần trước, thị trường đang đặt câu hỏi về việc khi nào kịch bản năm 1970 sẽ lặp lại?
Trong thời kỳ đó, giá vàng tăng vọt lên mức 850USD/ounce và sau đó giảm tới 65% trong 2 năm.
Phiên giao dịch ngày thứ Năm tuần trước, giá vàng lập mức kỷ lục 1.226,30USD/ounce, giá vàng như vậy tăng gấp 4 lần so với mức đầu thập kỷ. Giá vàng hạ mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước và đóng cửa ở mức 1.168,80USD/ounce.
Thập niên 1970, nhiều yếu tố đã đẩy giá vàng xuống. Ở thời điểm đó, các Ngân hàng Trung ương đẩy mạnh bán vàng ra tuy nhiên rủi ro đối với kinh tế toàn cầu khi đó không tồn tại.
Những yếu tố mới hiện nay liên quan đến động thái mua vàng của các Ngân hàng Trung ương và kinh tế toàn cầu sẽ hạn chế đà giảm của giá vàng khi điều này xảy ra.
Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, mức tăng giá hiện nay của vàng không thể được so sánh với thời kỳ thập niên 1970.
Mức thay đổi đó một phần có nguyên nhân từ việc hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods đã chấm dứt vào năm 1971, đồng USD không còn neo chặt với giá vàng, trước đó đồng USD phải chịu mức giá cố định 35USD/ounce.
Làn sóng bán vàng tăng cao khi lãi suất cơ bản tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt vào đầu thập niên 1980. Sau khi giảm tới 2/3 so với mức đỉnh cao, giá vàng dao động quanh mức 300USD/ounce cho đến khi đợt tăng giá tiếp theo bắt đầu vào năm 2000.
Trong thời kỳ kinh tế bất ổn, biến động khó lường, giá vàng thường được coi như công cụ đầu tư tốt khi các đồng nội tệ suy yếu và phòng ngừa lạm phát.
Lãi suất cơ bản thấp gần 0%, đồng USD yếu, thâm hụt ngân sách Mỹ tăng cao, lo lắng về lạm phát đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng.
Ông Jeffrey Frankel, chuyên gia kinh tế học thuộc đại học Harvard – Mỹ, cho rằng chính sách tiền tệ lỏng lẻo và lãi suất thấp là điểm tương đồng của thời kỳ thập niên 1970 và thời điểm 9 năm vừa qua.
Hai yếu tố đó ở cả thập niên 1970 và hiện nay dẫn đến đồng USD yếu. Thế nhưng khi lãi suất cơ bản tăng và chính phủ hạn chế chi tiêu, đà tăng giá của vàng sẽ bị hãm lại giống như thời kỳ thập niên 1970.
Chuyên gia phân tích thị trường thuộc ngân hàng HSBC, ông James Steel nhận xét: “Tôi cho rằng việc chính sách thắt chặt sẽ mang lại ảnh hưởng tương tự lần này – đó là hồi chuông báo tử cho đà tăng của giá vàng. Thế nhưng hiện nay chưa hề có dấu hiệu nào cho việc này.”
Rất ít chuyên gia cho rằng giá vàng có thể tăng với tốc độ chóng mặt y như thời kỳ thập niên 1980, với mức độ tăng như vậy, giá vàng có thể lên 7.000USD/ounce. Nhìn chung các chuyên gia dự đoán giá vàng lên cao nhất cũng sẽ ở mức từ 1.200USD/ounce cho đến 2.000USD/ounce.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai thời kỳ trên khiến người ta có thể lạc quan về tính ổn định của đà tăng hiện tại của giá vàng.
Chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa tại Bache Commodities cho rằng việc giá vàng tăng trong thập niên 1970 có nguyên nhân chính từ yếu tố thời điểm, sự kiện, đó là bất ổn quân sự của Afganistan và Sô viết lúc đó, ngoài ra là yếu tố lạm phát và đồng USD yếu.
Hiện tại, lạm phát vẫn tồn tại, chính sách tiền tệ nới lỏng, nền kinh tế sẽ có đà để phát triển, lạm phát sẽ dần tăng thêm, tất cả những yếu tố trên sẽ giúp giá vàng tăng.
Bà Linda Yueh, chuyên gia kinh tế tại Oxford University, nhận xét: “Không giống thập niên 1970, hiện nay áp lực lạm phát chưa cao và thế giới không chịu ảnh hưởng từ cú sốc dầu mỏ. Thay vào đó, áp lực lạm phát hiện nay chủ yếu đến từ các chính sách kích cầu và kế hoạch giải cứu các ngân hàng.”
Ông Michael Lewis, chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa tại Deustche Bank, nhận xét nhiều chính phủ có thể không tránh được lạm phát và trong bối cảnh thâm hụt ngân sách tăng cao, họ muốn dùng vàng để ngăn rủi ro đó.
Yếu tố khác có thể khiến giá vàng tăng hay ít nhất không giảm sâu là hiện nay điều kiện đầu tư vàng của nhà đầu tư đã thuận lợi hơn rất nhiều. Năm 2003, quỹ đầu tư vàng vật chất ETF đã kinh doanh, lượng vàng nắm giữ ở thời điểm 30/10 là khoảng 1.738 tấn, con số này còn cao hơn dự trữ vàng của bất kỳ Ngân hàng Trung ương nào trên thế giới.
Thế nhưng gần đây, chính động thái mua vàng của các Ngân hàng Trung ương đã khiến các chuyên gia kinh doanh và phân tích không khỏi chú ý. Trong thời điểm cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, lượng vàng do các Ngân hàng Trung ương nắm giữ hết sức ổn định ở mức 35 nghìn tấn. Đợt bán tháo vàng bắt đầu vào những năm 2000, tổng lượng vàng nắm giữ rơi xuống dưới 30 nghìn trong năm 2007.
Năm nay, các chuyên gia phân tích cho rằng các Ngân hàng Trung ương sẽ là đối tượng mua ròng vàng lần đầu tiên trong 20 năm.
Nguồn: cafef.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 191
- Truy cập hôm nay: 252
- Lượt truy cập: 8593234