Phân tích các yếu tố vĩ mô khiến vàng trở thành một loại tiền tệ quan trọng nhất hiện nay
2009-12-04 08:35:31
Như chúng ta đã biết, giá vàng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trên thị trường, trong đó mỗi yếu tố ít nhiều cũng ảnh hưởng riêng tới giá kim loại quý. Trong vòng 18 tháng qua, mức giá trung bình của vàng đạt $950.
Và theo nhận định thì xu hướng vàng tiếp tục thiết lập các mức cao mới sẽ vẫn được duy trì trong tương lai. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động tới giá vàng để làm rõ nguyên nhân tại sao kim loại quý lại có thể leo lên ngưỡng cao như vậy.
Anh minh hoa
Một điều không thể phủ nhận là chính phủ các nước đã và đang nỗ lực hết mình để kiếm soát giá vàng. Đó là bởi vì giá vàng ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá các đồng tiền giấy. Tại thời điểm này, điều cần thiết mà các quốc gia nên làm đó là kiểm soát nhu cầu ngoại hối bằng cách hạn chế việc sử dụng chúng với vai trò là tiền.
Hợp đồng mua vàng của ECB trở thành lực hỗ trợ vững chắc cho đồng Euro. Và hoạt động quản lý này vẫn hiệu quả cho đến khi nó ảnh hưởng trực tiếp tới các quỹ tiền tệ khác. Như chúng ta đã biết, đa phần mọi người thường dự trữ tiền bằng đồng dollar, tuy nhiên niềm tin dành cho đồng tiền này dường như sẽ bị mất đi khi chính phủ Mỹ đang bắt đầu đề cập tới việc tìm kiếm 1 đồng tiền chung khác. Vậy đồng tiền nào sẽ thay thế đồng USD? Đây chính là lý do khiến chính phủ các nước thi nhau đầu tư vào vàng với mục tiêu đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình.
Hiện tại Nga và Trung Quốc đang đầu tư vào thị trường vàng. Và lực mua của các ngân hàng trung ương từ hai quốc gia này cũng đủ khả năng khiến giá vàng tăng cao trong thời gian tới.
Các yếu tố truyền thống ảnh hưởng tới thị trường vàng
Thị trường trang sức
Kể từ những năm 1980 đến năm 2007, thị trường kim hoàn luôn được coi là nhân tố chính tác động tới nhu cầu vàng Tuy nhiên, nhu cầu này lại giảm đi rõ rệt trong thời gian gần đây. Chính điều này đã khiến một số chuyên gia phân tích cho rằng giá vàng tương lai sẽ đi xuống.
Có thể thấy tình trạng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua chính là nguyên nhân khiến nhu cầu trang sức sụt giảm. Trong quý 3/2008, giá vàng giảm đã kích thích hoạt động sản xuất nữ trang tăng thêm 30%. Ấn Độ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là những quốc gia phải chứng kiến sự suy giảm này thường xuyên hơn cả.
Trong những tháng cuối năm này, thị trường kim hoàn vẫn tiếp tục lắng xuống khi mà các mức cao mới của giá vàng đã kiềm chế nhu cầu kim loại quý. Đồng thời, tốc độ hồi phục chậm chạp của nền kinh tế thế giới đang tạo áp lực cho thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ.
Thị trường Trung Quốc
Trong thời gian gần đây, nhu cầu bán lẻ tại thị trường TRung Quốc đã giảm đi trông thấy. Nguyên nhân chính là do hệ thống phân phối hàng hóa của quốc gia này dường như còn kém hiệu quả. Kể từ sau chuyến thăm của ban giao dịch vàng thuộc ngân hàng HSBC, lãi suất tính bằng vàng tại Trung Quốc đã tăng cao. Đồng thời, tỷ giá đồng nhân dân tệ tương đối ổn định so với đồng USD, bởi vậy mà các nhà đầu tư của Trung Quốc vẫn luôn hứng thú với đà tăng của kim loại quý. Nhờ những quan tâm tích cực của người tiêu dùng và giới đầu cơ tại đây, chúng tôi cho rằng nhu cầu vàng của Trung Quốc trong những năm tới sẽ tăng cao với tốc độ ổn định. Ngoài ra, tổng thu nhập sau thuế của các cá nhân và doanh nghiệp tăng mạnh, do đó việc giá vàng leo cao dường như không ảnh hưởng gì tới nhu cầu kim loại quý của người dân Trung Quốc. Cùng với đó, chính phủ nước này cũng tận dụng triệt để các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khích lệ lực mua vàng của cư dân bản địa. Dựa theo những phân tích nói trên, chúng tôi thiết nghĩ nhu cầu vàng của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ bật lên đáng kể. Tuy nhiên theo nhìn nhận của giới chuyên môn, nhu cầu kim hoàn toàn cầu vẫn chưa thể thiết lập đà tăng mạnh mẽ cho đến tận năm 2010.
Ấn Độ
Ấn Độ cũng được coi là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đến giá vàng thế giới. Cụ thể là, năm ngoái quốc gia này đã mua tới 700 tấn vàng. Cùng với đà hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu kim loại quý của quốc gia này cũng đang dần tăng cao, để có được cú nhảy bứt phá trong năm tới. Các nguồn cung nhỏ lẻ sẽ hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vàng. Điều này có thể khiến cho khối lượng vàng xuất khẩu tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu của giới đầu tư trên thế giới.
IMF
Chủ tịch IMF, ông Strauss-Kahn cho biết: “IMF sẽ tiến hành bán vàng theo một cách thức an toàn và hợp lý, để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường kim loại quý. Trên thực tế con số 403.3 chỉ bằng 1/8 tổng tài sản của quỹ này”
Điều quan trọng là, IMF luôn sẵn sàng bán vàng trực tiếp cho các ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức khác. Tuy nhiên, các tổ chức khác sẽ phải mua vàng theo giá thị trường . Nhìn chung, điều mà IMF cần làm lúc này là tối đa hóa lực bán chứ không phải là điều chỉnh giá kim loại quý trên thị trường. Sự thay đổi này sẽ giúp chúng ta có thể hiểu được tâm lý và nhận định của các ngân hàng trung ương đối với vàng. Vàng đã có được chỗ đứng vững chắc trong hệ thống tiền tệ và trở thành loại tài sản dự trữ của nhiều nhà đầu tư.
Có lẽ thị trường đã hoàn toàn đảo lộn sau khi IMF bán 200 tấn vàng cho Ấn Độ. Cho nên, việc Nga hay Trung Quốc đầu tư vào số vàng còn lại của quỹ này sẽ không còn là điều đáng ngạc nhiên nữa. Đặc biệt phải kể đến hợp đồng mua vàng của ngân hàng trung ương Mauritius. Tuy số lượng không đáng kể song đây cũng là tính hiệu cho thấy tâm lý của khối ngân hàng về hoạt động đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình. Theo báo cáo mới nhất của IMF: “Nếu Ấn Độ không nắm lấy cơ hội này thì quỹ sẽ bán số vàng còn lại của mình ra thị trường.”
Có lẽ động thái của thị trường trong thời gian gần đây đã thực sự thay đổi. Việc các ngân hàng trung ương đang đua sức mua vàng đã xóa đi những nhận định tiêu cực đối với thị trường kim loại quý. Cùng với các nhà đầu tư lớn, các tổ chức nhỏ lẻ cũng bắt đầu bước chân vào thị trường này. Đó là một điều tất yếu sẽ xảy ra.
Những yếu tố tác động tới giá vàng được mô tả như ảnh hưởng của thủy triều. Cụ thể là, khi giá tăng, giới đầu tư có xu hướng thoái lui và nghiêng về dự trữ vàng. Ngược lại, đà sụt giảm của giá kim loại quý sẽ kích thích lực mua trên thị trường. Lực hỗ trợ của thị trường trong thời gian tới có lẽ sẽ mạnh mẽ hơn. Nhất là khi giá vàng tiến sát đến mốc mà các ngân hàng lớn đưa ra thì giới đầu tư sẽ chuyển sang dự trữ thay vì bán xả trên thị trường. Chính vì thế, ngưỡng mục tiêu của năm tới không phải là $1,200, mà là $2,000.
Hiện có nhiều tín hiệu cho thấy việc hợp tác toàn cầu trên lĩnh vực tiền tệ sẽ giúp xóa đi những áp lực và rủi ro có thể đe dọa đến tỷ lệ hối đoái và giá trị của các loại tiền tệ. Vàng một lần nữa sẽ lại trở thành nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư.
Trong chuyến viếng thăm Trung Hoa của mình, tồng thống Obama mong muốn chính phủ Trung Quốc sẽ tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Ông cho biết: “ Nếu chúng ta không giải quyết được một số vấn đề nổi cộm hiện nay thì chắc hẳn mối quan hệ hai nước sẽ gặp phải những rào cản lớn.” Chính phủ hai nước đã không đề cập tới những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng. Bởi vậy mà, áp lực và biến động trên thị trường tiền tệ hiện vẫn bao trùm lên đồng USD và đồng nhân dân tệ. Chỉ cần nhìn vào sự khác biệt về mối quan tâm của hai quốc gia này cũng đủ thấy họ không thể hợp tác trong những lĩnh vực kể trên.
Hẳn chúng ta còn nhớ, năm ngoái khối G-20 đã mong muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn cầu trên thị trường tiền tệ cũng như trong các vấn đề kinh tế. Vậy thực tế hiện nay ra sao? Mọi can thiệp của các ngân hàng trung ương cũng như chính phủ các nước dường như ngày càng giảm xuống. Thay vì tham gia vào các hoạt động hợp tác chung, các nước hiện nay thường tự mình đưa ra các quyết định riêng. Tại thời điểm này, vàng ngầm được coi như một loại tiền tệ. Mục tiêu của hầu hết các quốc gia là duy trì tính cạnh tranh của tiền tệ nước mình. Điều này có lẽ sẽ khiến đồng dollar suy yếu và hỗ trợ tích cực cho giá kim loại quý. Khi các nước trên thế giới tỏ ra ích kỷ và bảo thủ hơn và áp lực thị trường tăng cao thì vấn đề chính trị giữa hai miền Đông Tây chắc hẳn sẽ căng thẳng hơn. Đó là khi vàng trở thành một loại tiền tệ và người nắm giữ vàng sẽ có được thế mạnh.
Những sức ép càng được bộc lộ rõ nét hơn khi khí hậu chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Và những ai nhận ra xu hướng này trước tiên thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Hiện nay, khi Mỹ và IMF bán vàng để thực hiện hỗ trợ tình hình tài chính của họ thì thị trường đều cho rằng những tổ chức lớn, các ngân hàng trung ương đều mang xu thế bán vàng. Tâm lý này kéo dài từ những thập kỷ 70 và 80 trở lại đây. Mục đích của họ là hỗ trợ hệ thống tiền tệ mà cụ thể là tiền giấy lưu thông và họ đã thành công. Do vậy, khi mọi người nghĩ rằng IMF bán vàng sẽ tiếp tục đi theo hướng này nhưng IFM đã cố gắng bán vàng với mức giá cao cho các ngân hàng trung ương. Rõ ràng, động thái này cho thấy vàng đang được mua để phục vụ mục tiêu hỗ trợ tiền tệ của các nhà lãnh đạo các cơ quan tài chính lớn.
Diễn biến trên đã ảnh hưởng tích cực đến các tầng lớp tiếp theo của các nhà đầu tư mang tính tổ chức. Quỹ đầu tư Sovereign Wealth cùng các quỹ lớn đang nhận thấy mức tăng về nhu cầu đầu tư vàng từ các tầng lớp trung lưu và họ đang nhẩy vào thị trường vàng. Khi nhu cầu đầu tư vàng tăng mạnh như vậy sẽ khiến vàng đứng ở mức giá cao. Những người mua sẽ chịu trả giá cao hơn và vì thế những người bán sẽ giữ lại hàng của mình mà không bán. Do vậy, các con số dự đoán 1200$-2000$ và thậm chí là 5000$ không phải là không có cơ sở.
Vậy xu hướng chính từ các yếu tố trên ảnh hưởng tới thị trường vàng như thế nào? Để hiểu được tại sao vàng lại có thể trụ được ở mức giá cao như hiện nay, ta sẽ tổng hợp các yếu tố tác động đến thị trường vàng trước khi đưa ra cảm nhận mới về tương lại của giá vàng.
Theo yếu tố thời gian mua vụ của giá vàng, thị trường vàng từ những năm 80 cho đến hết thế kỷ 20 chỉ chú trọng vào tiêu thụ vàng trên lĩnh vực vàng trang sức. Nhu cầu đầu tư an toàn tài chính của Ấn Độ có lẽ là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng tới thị trường tại giai đoạn này. Nhưng tới khi hết thống tiền tệ bị tấn công, vàng bỗng nhiên trở thành một vật hết sức quý giá được lùng mua. Hệ thống tiền giấy bỗng thay đổi chúng mặt do NH trung ương châu Âu tái khẳng định vàng là vật dự trữ quan trọng và giới hạn doanh số bán vàng của mình. Đức mô tả vàng như một vật đối trọng với đô la và Hiệp ước bán vàng giới hạn doanh số trần được bán.
Thêm vào đó, khi khủng hoảng tín dụng nổ ra, nó ảnh hưởng tiêu cực tới quan điểm của toàn bộ nhà đầu tư tin vào hệ thống tín dụng hiện nay. Quan trọng hơn, nó ảnh hưởng tới sức mạnh của giá trị đồng đô la. Điều này càng giúp cho vàng bỗng trở thành một thứ tiền tệ siêu cường.
Từ năm 2002, ngân hàng trung ương châu Âu đã ngừng bán vàng. Từ năm 2002, Trung Quốc đã bắt đầu tích trữ vàng và đến tháng 8.2006, Nga cũng trở thành người mua vàng. Hiện nay, gần như các ngân hàng trung ương trên thế giới đều mua vàng. Điều này một lần nữa khẳng định tới toàn thể các nhà đầu tư rằng vàng bây giờ thực sự tốt để đầu tư lâu dài.
Khi quyền lực đang dần chuyển về phương Đông và Trung Quốc thì họ càng ra sức cũng cố một chỗ đứng trên hệ thống tài chính toàn cầu. Những bất ổn của việc dịch chuyển này sẽ càng tăng cho vàng vai trò dự trữ của vàng. Nga và Trung Quốc muốn tăng lượng dự trữ vàng lên 10% dự trữ tiền tệ nhưng thị trường vàng dường như đang bắt họ mua với mức giá cao hơn.
Như vậy, khi thị trường cho rằng cả ngân hàng trung ương và thị trường cùng giữ mức giá vàng như hiện nay sẽ càng đem lại lực mua mạnh từ các thị trường truyền thống. Tại thời điểm này, vẫn có thêm các tổ chức tài chính muốn nhẩy vào thị trường. Các ngân hàng trung ương tiếp tục mua khi vàng hạ giá vàng các tổ chức tài chính khác sẽ tiếp tục đẩy giá vàng lên cao để làm lợi đống cổ phiếu của họ.
Cuối cùng, chúng tôi tin rằng vàng đang tăng giá như một thứ tiền tệ mới và sẽ kích thích những nhà đầu tư tổ chức, có tính kiên nhẫn, có tính chắc chắn tham gia vào thị trường nhiều hơn là chúng ta đang thấy tại thời điểm hiện tại. Điều này càng làm vàng trở nên quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Nguồn: vangthegioi.com.vn
Và theo nhận định thì xu hướng vàng tiếp tục thiết lập các mức cao mới sẽ vẫn được duy trì trong tương lai. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động tới giá vàng để làm rõ nguyên nhân tại sao kim loại quý lại có thể leo lên ngưỡng cao như vậy.
Anh minh hoa
Một điều không thể phủ nhận là chính phủ các nước đã và đang nỗ lực hết mình để kiếm soát giá vàng. Đó là bởi vì giá vàng ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá các đồng tiền giấy. Tại thời điểm này, điều cần thiết mà các quốc gia nên làm đó là kiểm soát nhu cầu ngoại hối bằng cách hạn chế việc sử dụng chúng với vai trò là tiền.
Hợp đồng mua vàng của ECB trở thành lực hỗ trợ vững chắc cho đồng Euro. Và hoạt động quản lý này vẫn hiệu quả cho đến khi nó ảnh hưởng trực tiếp tới các quỹ tiền tệ khác. Như chúng ta đã biết, đa phần mọi người thường dự trữ tiền bằng đồng dollar, tuy nhiên niềm tin dành cho đồng tiền này dường như sẽ bị mất đi khi chính phủ Mỹ đang bắt đầu đề cập tới việc tìm kiếm 1 đồng tiền chung khác. Vậy đồng tiền nào sẽ thay thế đồng USD? Đây chính là lý do khiến chính phủ các nước thi nhau đầu tư vào vàng với mục tiêu đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình.
Hiện tại Nga và Trung Quốc đang đầu tư vào thị trường vàng. Và lực mua của các ngân hàng trung ương từ hai quốc gia này cũng đủ khả năng khiến giá vàng tăng cao trong thời gian tới.
Các yếu tố truyền thống ảnh hưởng tới thị trường vàng
Thị trường trang sức
Kể từ những năm 1980 đến năm 2007, thị trường kim hoàn luôn được coi là nhân tố chính tác động tới nhu cầu vàng Tuy nhiên, nhu cầu này lại giảm đi rõ rệt trong thời gian gần đây. Chính điều này đã khiến một số chuyên gia phân tích cho rằng giá vàng tương lai sẽ đi xuống.
Có thể thấy tình trạng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua chính là nguyên nhân khiến nhu cầu trang sức sụt giảm. Trong quý 3/2008, giá vàng giảm đã kích thích hoạt động sản xuất nữ trang tăng thêm 30%. Ấn Độ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là những quốc gia phải chứng kiến sự suy giảm này thường xuyên hơn cả.
Trong những tháng cuối năm này, thị trường kim hoàn vẫn tiếp tục lắng xuống khi mà các mức cao mới của giá vàng đã kiềm chế nhu cầu kim loại quý. Đồng thời, tốc độ hồi phục chậm chạp của nền kinh tế thế giới đang tạo áp lực cho thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ.
Thị trường Trung Quốc
Trong thời gian gần đây, nhu cầu bán lẻ tại thị trường TRung Quốc đã giảm đi trông thấy. Nguyên nhân chính là do hệ thống phân phối hàng hóa của quốc gia này dường như còn kém hiệu quả. Kể từ sau chuyến thăm của ban giao dịch vàng thuộc ngân hàng HSBC, lãi suất tính bằng vàng tại Trung Quốc đã tăng cao. Đồng thời, tỷ giá đồng nhân dân tệ tương đối ổn định so với đồng USD, bởi vậy mà các nhà đầu tư của Trung Quốc vẫn luôn hứng thú với đà tăng của kim loại quý. Nhờ những quan tâm tích cực của người tiêu dùng và giới đầu cơ tại đây, chúng tôi cho rằng nhu cầu vàng của Trung Quốc trong những năm tới sẽ tăng cao với tốc độ ổn định. Ngoài ra, tổng thu nhập sau thuế của các cá nhân và doanh nghiệp tăng mạnh, do đó việc giá vàng leo cao dường như không ảnh hưởng gì tới nhu cầu kim loại quý của người dân Trung Quốc. Cùng với đó, chính phủ nước này cũng tận dụng triệt để các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khích lệ lực mua vàng của cư dân bản địa. Dựa theo những phân tích nói trên, chúng tôi thiết nghĩ nhu cầu vàng của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ bật lên đáng kể. Tuy nhiên theo nhìn nhận của giới chuyên môn, nhu cầu kim hoàn toàn cầu vẫn chưa thể thiết lập đà tăng mạnh mẽ cho đến tận năm 2010.
Ấn Độ
Ấn Độ cũng được coi là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đến giá vàng thế giới. Cụ thể là, năm ngoái quốc gia này đã mua tới 700 tấn vàng. Cùng với đà hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu kim loại quý của quốc gia này cũng đang dần tăng cao, để có được cú nhảy bứt phá trong năm tới. Các nguồn cung nhỏ lẻ sẽ hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vàng. Điều này có thể khiến cho khối lượng vàng xuất khẩu tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu của giới đầu tư trên thế giới.
IMF
Chủ tịch IMF, ông Strauss-Kahn cho biết: “IMF sẽ tiến hành bán vàng theo một cách thức an toàn và hợp lý, để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường kim loại quý. Trên thực tế con số 403.3 chỉ bằng 1/8 tổng tài sản của quỹ này”
Điều quan trọng là, IMF luôn sẵn sàng bán vàng trực tiếp cho các ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức khác. Tuy nhiên, các tổ chức khác sẽ phải mua vàng theo giá thị trường . Nhìn chung, điều mà IMF cần làm lúc này là tối đa hóa lực bán chứ không phải là điều chỉnh giá kim loại quý trên thị trường. Sự thay đổi này sẽ giúp chúng ta có thể hiểu được tâm lý và nhận định của các ngân hàng trung ương đối với vàng. Vàng đã có được chỗ đứng vững chắc trong hệ thống tiền tệ và trở thành loại tài sản dự trữ của nhiều nhà đầu tư.
Có lẽ thị trường đã hoàn toàn đảo lộn sau khi IMF bán 200 tấn vàng cho Ấn Độ. Cho nên, việc Nga hay Trung Quốc đầu tư vào số vàng còn lại của quỹ này sẽ không còn là điều đáng ngạc nhiên nữa. Đặc biệt phải kể đến hợp đồng mua vàng của ngân hàng trung ương Mauritius. Tuy số lượng không đáng kể song đây cũng là tính hiệu cho thấy tâm lý của khối ngân hàng về hoạt động đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình. Theo báo cáo mới nhất của IMF: “Nếu Ấn Độ không nắm lấy cơ hội này thì quỹ sẽ bán số vàng còn lại của mình ra thị trường.”
Có lẽ động thái của thị trường trong thời gian gần đây đã thực sự thay đổi. Việc các ngân hàng trung ương đang đua sức mua vàng đã xóa đi những nhận định tiêu cực đối với thị trường kim loại quý. Cùng với các nhà đầu tư lớn, các tổ chức nhỏ lẻ cũng bắt đầu bước chân vào thị trường này. Đó là một điều tất yếu sẽ xảy ra.
Những yếu tố tác động tới giá vàng được mô tả như ảnh hưởng của thủy triều. Cụ thể là, khi giá tăng, giới đầu tư có xu hướng thoái lui và nghiêng về dự trữ vàng. Ngược lại, đà sụt giảm của giá kim loại quý sẽ kích thích lực mua trên thị trường. Lực hỗ trợ của thị trường trong thời gian tới có lẽ sẽ mạnh mẽ hơn. Nhất là khi giá vàng tiến sát đến mốc mà các ngân hàng lớn đưa ra thì giới đầu tư sẽ chuyển sang dự trữ thay vì bán xả trên thị trường. Chính vì thế, ngưỡng mục tiêu của năm tới không phải là $1,200, mà là $2,000.
Hiện có nhiều tín hiệu cho thấy việc hợp tác toàn cầu trên lĩnh vực tiền tệ sẽ giúp xóa đi những áp lực và rủi ro có thể đe dọa đến tỷ lệ hối đoái và giá trị của các loại tiền tệ. Vàng một lần nữa sẽ lại trở thành nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư.
Trong chuyến viếng thăm Trung Hoa của mình, tồng thống Obama mong muốn chính phủ Trung Quốc sẽ tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Ông cho biết: “ Nếu chúng ta không giải quyết được một số vấn đề nổi cộm hiện nay thì chắc hẳn mối quan hệ hai nước sẽ gặp phải những rào cản lớn.” Chính phủ hai nước đã không đề cập tới những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng. Bởi vậy mà, áp lực và biến động trên thị trường tiền tệ hiện vẫn bao trùm lên đồng USD và đồng nhân dân tệ. Chỉ cần nhìn vào sự khác biệt về mối quan tâm của hai quốc gia này cũng đủ thấy họ không thể hợp tác trong những lĩnh vực kể trên.
Hẳn chúng ta còn nhớ, năm ngoái khối G-20 đã mong muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn cầu trên thị trường tiền tệ cũng như trong các vấn đề kinh tế. Vậy thực tế hiện nay ra sao? Mọi can thiệp của các ngân hàng trung ương cũng như chính phủ các nước dường như ngày càng giảm xuống. Thay vì tham gia vào các hoạt động hợp tác chung, các nước hiện nay thường tự mình đưa ra các quyết định riêng. Tại thời điểm này, vàng ngầm được coi như một loại tiền tệ. Mục tiêu của hầu hết các quốc gia là duy trì tính cạnh tranh của tiền tệ nước mình. Điều này có lẽ sẽ khiến đồng dollar suy yếu và hỗ trợ tích cực cho giá kim loại quý. Khi các nước trên thế giới tỏ ra ích kỷ và bảo thủ hơn và áp lực thị trường tăng cao thì vấn đề chính trị giữa hai miền Đông Tây chắc hẳn sẽ căng thẳng hơn. Đó là khi vàng trở thành một loại tiền tệ và người nắm giữ vàng sẽ có được thế mạnh.
Những sức ép càng được bộc lộ rõ nét hơn khi khí hậu chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Và những ai nhận ra xu hướng này trước tiên thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Hiện nay, khi Mỹ và IMF bán vàng để thực hiện hỗ trợ tình hình tài chính của họ thì thị trường đều cho rằng những tổ chức lớn, các ngân hàng trung ương đều mang xu thế bán vàng. Tâm lý này kéo dài từ những thập kỷ 70 và 80 trở lại đây. Mục đích của họ là hỗ trợ hệ thống tiền tệ mà cụ thể là tiền giấy lưu thông và họ đã thành công. Do vậy, khi mọi người nghĩ rằng IMF bán vàng sẽ tiếp tục đi theo hướng này nhưng IFM đã cố gắng bán vàng với mức giá cao cho các ngân hàng trung ương. Rõ ràng, động thái này cho thấy vàng đang được mua để phục vụ mục tiêu hỗ trợ tiền tệ của các nhà lãnh đạo các cơ quan tài chính lớn.
Diễn biến trên đã ảnh hưởng tích cực đến các tầng lớp tiếp theo của các nhà đầu tư mang tính tổ chức. Quỹ đầu tư Sovereign Wealth cùng các quỹ lớn đang nhận thấy mức tăng về nhu cầu đầu tư vàng từ các tầng lớp trung lưu và họ đang nhẩy vào thị trường vàng. Khi nhu cầu đầu tư vàng tăng mạnh như vậy sẽ khiến vàng đứng ở mức giá cao. Những người mua sẽ chịu trả giá cao hơn và vì thế những người bán sẽ giữ lại hàng của mình mà không bán. Do vậy, các con số dự đoán 1200$-2000$ và thậm chí là 5000$ không phải là không có cơ sở.
Vậy xu hướng chính từ các yếu tố trên ảnh hưởng tới thị trường vàng như thế nào? Để hiểu được tại sao vàng lại có thể trụ được ở mức giá cao như hiện nay, ta sẽ tổng hợp các yếu tố tác động đến thị trường vàng trước khi đưa ra cảm nhận mới về tương lại của giá vàng.
Theo yếu tố thời gian mua vụ của giá vàng, thị trường vàng từ những năm 80 cho đến hết thế kỷ 20 chỉ chú trọng vào tiêu thụ vàng trên lĩnh vực vàng trang sức. Nhu cầu đầu tư an toàn tài chính của Ấn Độ có lẽ là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng tới thị trường tại giai đoạn này. Nhưng tới khi hết thống tiền tệ bị tấn công, vàng bỗng nhiên trở thành một vật hết sức quý giá được lùng mua. Hệ thống tiền giấy bỗng thay đổi chúng mặt do NH trung ương châu Âu tái khẳng định vàng là vật dự trữ quan trọng và giới hạn doanh số bán vàng của mình. Đức mô tả vàng như một vật đối trọng với đô la và Hiệp ước bán vàng giới hạn doanh số trần được bán.
Thêm vào đó, khi khủng hoảng tín dụng nổ ra, nó ảnh hưởng tiêu cực tới quan điểm của toàn bộ nhà đầu tư tin vào hệ thống tín dụng hiện nay. Quan trọng hơn, nó ảnh hưởng tới sức mạnh của giá trị đồng đô la. Điều này càng giúp cho vàng bỗng trở thành một thứ tiền tệ siêu cường.
Từ năm 2002, ngân hàng trung ương châu Âu đã ngừng bán vàng. Từ năm 2002, Trung Quốc đã bắt đầu tích trữ vàng và đến tháng 8.2006, Nga cũng trở thành người mua vàng. Hiện nay, gần như các ngân hàng trung ương trên thế giới đều mua vàng. Điều này một lần nữa khẳng định tới toàn thể các nhà đầu tư rằng vàng bây giờ thực sự tốt để đầu tư lâu dài.
Khi quyền lực đang dần chuyển về phương Đông và Trung Quốc thì họ càng ra sức cũng cố một chỗ đứng trên hệ thống tài chính toàn cầu. Những bất ổn của việc dịch chuyển này sẽ càng tăng cho vàng vai trò dự trữ của vàng. Nga và Trung Quốc muốn tăng lượng dự trữ vàng lên 10% dự trữ tiền tệ nhưng thị trường vàng dường như đang bắt họ mua với mức giá cao hơn.
Như vậy, khi thị trường cho rằng cả ngân hàng trung ương và thị trường cùng giữ mức giá vàng như hiện nay sẽ càng đem lại lực mua mạnh từ các thị trường truyền thống. Tại thời điểm này, vẫn có thêm các tổ chức tài chính muốn nhẩy vào thị trường. Các ngân hàng trung ương tiếp tục mua khi vàng hạ giá vàng các tổ chức tài chính khác sẽ tiếp tục đẩy giá vàng lên cao để làm lợi đống cổ phiếu của họ.
Cuối cùng, chúng tôi tin rằng vàng đang tăng giá như một thứ tiền tệ mới và sẽ kích thích những nhà đầu tư tổ chức, có tính kiên nhẫn, có tính chắc chắn tham gia vào thị trường nhiều hơn là chúng ta đang thấy tại thời điểm hiện tại. Điều này càng làm vàng trở nên quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Nguồn: vangthegioi.com.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 206
- Truy cập hôm nay: 4872
- Lượt truy cập: 8592205