Cho đến cuối tuần qua, khi giá vàng trên thị trường thế giới được giao dịch ở mức 1.731,58 - 1.732,08USD/oz (tương đương với giá mua vào và bán ra, mỗi lượng vàng SJC trong nước cùng thời điểm (ngày 23.11) lại được giao dịch với mức giá 46,99-47,14 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá quá cao, bởi quy đổi ra tiền đồng có cộng thêm toàn bộ các chi phí thuế, bảo hiểm, vận chuyển và gia công, mỗi lượng vàng thế giới vào thời điểm đó chỉ tương đương 43,650 triệu đồng/lượng. Mức chênh đến gần 3,5 triệu đồng là quá lớn cho mỗi lượng vàng, vốn chỉ vỏn vẹn 37,5gr.
Có nhiều ý kiến và thậm chí một bài viết đăng trên trang chủ của NHNN cũng cho rằng, lực mua từ Ngân hàng Á Châu (ACB) cùng với một số nhà băng khác là một nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá thế giới trong đợt biến động vài tháng qua. Con số từ NHNN cho thấy, các TCTD vừa qua phải mua tới 60,1 tấn vàng và vì phải mua theo giá thị trường, người hưởng lợi lớn nhất từ giá cao được cho là người có vàng (người dân và nhà đầu tư) và người thiệt chủ yếu là các NHTM. Việc ACB lỗ tới 1.251 tỉ đồng từ kinh doanh vàng trong quý III/2012 được đưa ra làm ví dụ.
Song đặt vị trí là người mua vàng, việc phải mất thêm tới gần 3,5 triệu đồng để sở hữu một lượng vàng nặng chỉ 37,5gr không phải là một ít tiền lẻ có thể nhẹ lòng bỏ qua. Dù rằng, mức giá mà SJC đang mua vào cho mỗi lượng vàng cũng cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 3,33 triệu đồng. Có nghĩa rằng, SJC cũng chỉ lãi vỏn vẹn 150 nghìn đồng cho mỗi lượng vàng mua vào và bán ra.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao sự chênh lệch bất thường vẫn được duy trì suốt thời gian qua. Trong các quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần thiết đến vai trò bình ổn của Nhà nước theo Luật Giá, vàng không thuộc diện cần phải thực hiện bình ổn giá. Song với trách nhiệm quản lý nhà nước, khi giá vàng có biến động bất thường và khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định KT-XH, NHNN phải có các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng.
Nghị định 24 của Chính phủ cũng giao cho NHNN thực hiện can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, tổ chức - quản lý sản xuất vàng miếng… Đặt trong bối cảnh dự trữ ngoại hối còn mỏng và ưu tiên dành cho những mục đích thiết yếu khác của quốc gia, việc phải chi một lượng lớn ngoại tệ cho nhập khẩu vàng nhằm liên thông giá vàng hai thị trường có thể chưa phù hợp. Song khi SJC là thương hiệu vàng quốc gia, NHNN cũng phải có các giải pháp khác để thực hiện việc liên thông này.
Vanginfo.vn (Theo LĐ)
Mức chênh tới 3,5 triệu đồng mỗi lượng vàng không phải là một con số nhỏ và càng trở nên bất thường hơn khi khoảng chênh lệch này duy trì suốt một thời gian dài.
Cho đến cuối tuần qua, khi giá vàng trên thị trường thế giới được giao dịch ở mức 1.731,58 - 1.732,08USD/oz (tương đương với giá mua vào và bán ra, mỗi lượng vàng SJC trong nước cùng thời điểm (ngày 23.11) lại được giao dịch với mức giá 46,99-47,14 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá quá cao, bởi quy đổi ra tiền đồng có cộng thêm toàn bộ các chi phí thuế, bảo hiểm, vận chuyển và gia công, mỗi lượng vàng thế giới vào thời điểm đó chỉ tương đương 43,650 triệu đồng/lượng. Mức chênh đến gần 3,5 triệu đồng là quá lớn cho mỗi lượng vàng, vốn chỉ vỏn vẹn 37,5gr.
Có nhiều ý kiến và thậm chí một bài viết đăng trên trang chủ của NHNN cũng cho rằng, lực mua từ Ngân hàng Á Châu (ACB) cùng với một số nhà băng khác là một nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá thế giới trong đợt biến động vài tháng qua. Con số từ NHNN cho thấy, các TCTD vừa qua phải mua tới 60,1 tấn vàng và vì phải mua theo giá thị trường, người hưởng lợi lớn nhất từ giá cao được cho là người có vàng (người dân và nhà đầu tư) và người thiệt chủ yếu là các NHTM. Việc ACB lỗ tới 1.251 tỉ đồng từ kinh doanh vàng trong quý III/2012 được đưa ra làm ví dụ.
Song đặt vị trí là người mua vàng, việc phải mất thêm tới gần 3,5 triệu đồng để sở hữu một lượng vàng nặng chỉ 37,5gr không phải là một ít tiền lẻ có thể nhẹ lòng bỏ qua. Dù rằng, mức giá mà SJC đang mua vào cho mỗi lượng vàng cũng cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới 3,33 triệu đồng. Có nghĩa rằng, SJC cũng chỉ lãi vỏn vẹn 150 nghìn đồng cho mỗi lượng vàng mua vào và bán ra.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao sự chênh lệch bất thường vẫn được duy trì suốt thời gian qua. Trong các quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần thiết đến vai trò bình ổn của Nhà nước theo Luật Giá, vàng không thuộc diện cần phải thực hiện bình ổn giá. Song với trách nhiệm quản lý nhà nước, khi giá vàng có biến động bất thường và khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định KT-XH, NHNN phải có các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng.
Nghị định 24 của Chính phủ cũng giao cho NHNN thực hiện can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, tổ chức - quản lý sản xuất vàng miếng… Đặt trong bối cảnh dự trữ ngoại hối còn mỏng và ưu tiên dành cho những mục đích thiết yếu khác của quốc gia, việc phải chi một lượng lớn ngoại tệ cho nhập khẩu vàng nhằm liên thông giá vàng hai thị trường có thể chưa phù hợp. Song khi SJC là thương hiệu vàng quốc gia, NHNN cũng phải có các giải pháp khác để thực hiện việc liên thông này.
Vanginfo.vn (Theo LĐ)
http://vanginfo.vn/index.aspx?Menu=1243&chitiet=35085&Style=1
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 279
- Truy cập hôm nay: 5565
- Lượt truy cập: 8816875