Con số về dự trữ vàng tăng dần của các Ngân hàng Trung ương
chỉ cho thấy “phần nổi của tảng băng chìm”.
Hoạt động đa dạng dự trữ ngoại hối của các Ngân hàng Trung ương
cùng với nhiều yếu tố khác như nhu cầu đầu tư tăng đã khiến giá vàng tăng mạnh
trong thời gian qua.
Con số trên thực chất chỉ cho thấy “phần nổi của tảng băng
chìm”. Từ báo cáo của Hội đồng vàng thế giới (WGC) và IMF, cần chú ý đến những
điểm sau:
Các Ngân hàng Trung ương vẫn tiếp tục đa dạng dự trữ của họ sang vàng mà không hề đưa ra thông tin nào về giá đến thị trường. Dự trữ bằng USD giảm sâu hơn so với dự trữ đồng euro và nhiều loại tiền tệ khác. Dự báo về khả năng đồng USD tiếp tục suy yếu đã khiến xu thế trên trở nên căng thẳng hơn. Trung Quốc, Trung Đông, Nga và Ấn Độ sẽ đi đầu trong làn sóng mua vàng của các Ngân hàng Trung ương. Dự trữ đồng USD giảm trong khi dự trữ vàng và các loại tiền tệ lớn tăng lên Dự trữ tiền tệ Theo IMF, trước khủng hoảng tài chính năm 2008, dự trữ của
thế giới khoảng 7,5 nghìn tỷ USD.
Từ tháng 9/2008 đến tháng 3/2009, dự trữ giảm 4,3% chủ yếu bởi các nước phải cố gắng ngăn đồng tiền sụt giá. 6 tháng đầu năm 2010, dự trữ toàn cầu tăng thêm hơn 3%, từ 8,17 nghìn tỷ USD lên 8,42 nghìn tỷ USD. Từ quý 2/2007 đến nay, dự trữ bằng đồng euro của nhóm nước trên tăng khoảng 11,63% lên 25,15%. Trong khi đó dự trữ bằng đồng USD giảm 4,55% xuống 64,66%. Nhóm nước mới nổi chỉ tăng nhẹ dự trữ bằng đồng euro. Dự trữ bằng đồng euro của nhóm nước mới nổi tăng 2,75% lên 29,51%; dự trữ bằng đồng USD hạ 6,46% xuống 58,04%. Trong khoảng thời gian trên, dự trữ vàng của nhóm nước phát triển hạ 1,72% từ 712,4 triệu ounce xuống 700,2 triệu ounce. Dự trữ vàng của nhóm nước mới nổi tăng từ 140,2 triệu ounce lên 170,1 triệu ounce, mức tăng hơn 21,37%.
Dự trữ vàng Không có quy tắc nào cứng nhắc liên quan đến việc một nước cần nắm bao nhiêu dự trữ. Thông thường người ta nói đến tiêu chí đủ để chi trả các khoản nợ trong 12 tháng hay đủ để giải quyết từ 3 đến 4 tháng nhập khẩu. Một nước sở hữu dự trữ vì nhiều lý do khác nhau trong đó bao gồm giao dịch hàng ngày như thanh toán nợ. Chính phủ nhiều nước còn nắm dự trữ như hình thức tự bảo vệ thiệt hại liên quan đến dòng chảy đầu tư tiềm ẩn khả năng tạo ra khủng hoảng tài chính. Dự trữ vàng do Ngân hàng Trung ương các nước sở hữu ước tính khoảng 30.462 tấn tương đương 18% tổng dự trữ vàng trên thế giới. Nhóm nước sở hữu nhiều vàng nhất thế giới bao gồm Mỹ (8.135 tấn), Đức (3.406 tấn), Ý (2.451 tấn) và Pháp (2.435 tấn). Dự trữ vàng thế giới tính trong tương quan với dự trữ tiền tệ thế giới giảm cho tới quý 3/2005, đi ngang đến quý 3/2007 và bắt đầu tăng sau đó.
Đến cuối tháng 6/2010, dự trữ tiền tệ thế giới lên mức 8,42
nghìn tỷ USD. Gần như tất cả nhóm nước có dự trữ lớn trên thế giới bắt đầu xây
dựng lại dự trữ từ tháng 4/2009. Nhiều nước sử dụng một phần dự trữ để có tiền
cho các chương trình kích cầu.
Dự trữ của Nga giảm sâu nhất, mất 120,1 tỷ USD chỉ trong 7 tháng. Theo số liệu từ IMF và WGC, Nga, Trung Quốc và nhóm nước Trung Đông (sở hữu hơn 50% dự trữ tiền tệ thế giới) có đủ động lực để tiếp tục đa dạng dự trữ tiền tệ. |
||
Theo Giavang |
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,189.60 | 4,769.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,300.90 | 3,900.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,793.60 | 12,493.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,674.20 | 1,324.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 346
- Truy cập hôm nay: 6703
- Lượt truy cập: 8607073