Kinh tế thế giới quý 2: tăng trưởng đã chậm lại
2010-08-17 13:30:21
Ngoài
trường hợp nước Đức có kết quả tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ngoài dự
kiến, các nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Nhật, đều
tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý hai, gây lo ngại về sự phục hồi
kinh tế toàn cầu.
Bức tranh kinh tế toàn cầu theo những dữ liệu GDP quý hai mới được công bố gần đây bao gồm nhiều điểm đáng lo ngại hơn lạc quan. Mặc dù vẫn đi lên, nhưng kinh tế thế giới đang phục hồi với tốc độ yếu hơn và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Mỹ:
Nhiều dấu hiệu đang cho thấy rõ ràng là sức mạnh phục hồi kinh tế Mỹ đang yếu đi trông thấy và để tăng tốc lại quá trình này không phải là dễ dàng. Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý đạt mức ít hơn so với dự đoán của giới phân tích, chậm lại chỉ còn 0,6% trong quý hai năm nay so với quý trước. Tốc độ tăng trưởng này đang trên đà giảm dần, bởi trong quý một năm nay, GDP tăng 0,9%, và tăng 1,2% trong quý tư năm ngoái.
Ngân hàng trung ương Mỹ, Fed, trong tuần qua đã phải thừa nhận rằng tốc độ phục hồi đã chậm lại trong những tháng gần đây và nhiều khả năng sẽ chỉ ở mức trung bình trong thời gian tới.
Vấn đề nổi cộm nhất của Mỹ hiện tại có lẽ là thị trường việc làm. Trong tháng Bảy, các công ty Mỹ cắt giảm 131.000 vị trí, là tháng thứ hai liên tiếp kinh tế mất thêm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao là 9,5%.
Với việc tăng trưởng kinh tế yếu đi, dự định của Fed rút lại dần dần các biện pháp kích cầu kinh tế có lẽ sẽ phải hoãn lại. Trong tuần qua, cơ quan này đã trấn an nhà đầu tư bằng cách tuyên bố giữ nguyên chương trình hỗ trợ tín dụng trị giá 2 nghìn tỷ đôla. Nếu nền kinh tế yếu đi, có thể ngân hàng này sẽ phải hành động hơn nữa. Tuy nhiên, khó khăn đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nằm ở chỗ công cụ có hiệu quả nhất là lãi suất đã nằm ở mức gần 0 kể từ tháng 12 năm 2008 và không thể xuống thấp hơn nữa.
Trung Quốc:
Nền kinh tế Trung Quốc cũng phát triển chậm lại, tuy nhiên khác với trường hợp các nước khác, việc giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc là có chủ ý.
Trong quý hai năm nay, Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 10,3% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 11,9% của quý một. Đây là kết quả của chính sách giảm nhiệt nền kinh tế của chính phủ, với một loạt các biện pháp thắt chặt giao dịch nhà đất nhằm kiểm soát sự bùng nổ tại thị trường này. Các ngân hàng cũng phải hạn chế cho vay. Trong khi đó, các chương trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ gói kích cầu kinh tế cũng được giảm bớt.
Trung Quốc đang có tăng trưởng lương cao tại nhiều khu vực ngành nghề, lạm phát ở mức kiểm soát được và nợ của các hộ dân ở mức thấp, điều này sẽ giúp cho chi tiêu tiêu dùng khởi sắc và đóng góp mạnh vào tăng trưởng GDP trong năm nay.
Có nhiều lo ngại về khả năng xuất khẩu thụt lùi trong thời gian tới. Tuy nhiên, những số liệu mới nhất vẫn cho thấy ngành này vẫn phát triển vững mạnh nhờ nhu cầu không ngừng tăng tại các thị trường lớn.
Nhật:
Mức tăng trưởng kinh tế Nhật trong quý hai gây bất ngờ cho nhiều nhà kinh tế bởi xuống quá thấp. Trong quý này, kinh tế Nhật chỉ tăng với tốc độ 0,1% so với quý trước, và tổng giá trị sản phẩm quốc nội GDP trong quý đã bị Trung Quốc vượt qua.
Đồng yên tăng giá mạnh, và trong tuần qua đã có lúc đạt ngưỡng cao nhất trong 15 năm qua so với đồng đôla Mỹ, đang là một trở ngại nghiêm trọng cho nước xuất khẩu lớn này.
Song song với đó là nỗi lo giá cả giảm, ảnh hưởng tới tiêu dùng nội địa tại đây. Giá cả tiêu dùng Nhật đã liên tiếp giảm trong nhiều tháng gần đây, trong khi đó ngân hàng trung ương nước này cũng không còn nhiều biện pháp hiệu quả để thúc đẩy nền kinh tế, khi mà lãi suất đã ở mức thấp kỷ lục và nhiều chương trình thúc đẩy cho vay đã được tung ra nhưng kết quả thu về rất hạn chế.
Châu Âu:
Nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ trên diện rộng tại châu Âu, cũng như sự sụp đổ của đồng euro đã bị đẩy lùi. Tuy nhiên, khó khăn của kinh tế châu Âu vẫn còn tồn tại khi mà chênh lệch tăng trưởng tại những nước có nền kinh tế mạnh và những nước đang có vấn đề đang là bài toán khó giải quyết.
Kinh tế Đức tăng trưởng đầy ấn tượng, nhờ xuất khẩu khởi sắc và ngành chế tạo sản xuất phục hồi mạnh, trong khi tiêu dùng cũng bắt đầu đi lên. Kinh tế Pháp cũng giữ vững được đà phát triển với mức tăng 0,6% trong quý hai so với quý trước đó, phần lớn là do chi tiêu tiêu dùng, khu vực chiếm 60% tỷ trong kinh tế nước này.
Tuy nhiên những nước thành viên khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu thời gian qua vẫn còn chìm trong khó khăn. Tây Ban Nha tăng trưởng rất ít trong quý với tốc độ 0,2%. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất đối với một nền kinh tế lớn tại châu Âu. Thủ tướng nước này cũng cảnh báo kết quả quý tới có thể còn tồi tệ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức gần 20% vẫn là một thách thức lớn khi mà chính phủ đang phải cắt giảm chi tiêu để hạ mức thâm hụt ngân sách cao.
Hy Lạp là điểm tối nhất trong bức tranh kinh tế châu Âu với mức tăng trưởng âm 1,5% trong quý hai so với quý trước đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trên 12%. Đây là hậu quả của các biện pháp thắt chặt chi tiêu mà chính phủ đưa ra để giảm nợ và thâm hụt của nước này. Các nhà kinh tế cho rằng tình hình có thể còn sẽ tồi tệ hơn nữa trong thời gian tới.
Bức tranh kinh tế toàn cầu theo những dữ liệu GDP quý hai mới được công bố gần đây bao gồm nhiều điểm đáng lo ngại hơn lạc quan. Mặc dù vẫn đi lên, nhưng kinh tế thế giới đang phục hồi với tốc độ yếu hơn và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Mỹ:
Nhiều dấu hiệu đang cho thấy rõ ràng là sức mạnh phục hồi kinh tế Mỹ đang yếu đi trông thấy và để tăng tốc lại quá trình này không phải là dễ dàng. Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý đạt mức ít hơn so với dự đoán của giới phân tích, chậm lại chỉ còn 0,6% trong quý hai năm nay so với quý trước. Tốc độ tăng trưởng này đang trên đà giảm dần, bởi trong quý một năm nay, GDP tăng 0,9%, và tăng 1,2% trong quý tư năm ngoái.
Ngân hàng trung ương Mỹ, Fed, trong tuần qua đã phải thừa nhận rằng tốc độ phục hồi đã chậm lại trong những tháng gần đây và nhiều khả năng sẽ chỉ ở mức trung bình trong thời gian tới.
Vấn đề nổi cộm nhất của Mỹ hiện tại có lẽ là thị trường việc làm. Trong tháng Bảy, các công ty Mỹ cắt giảm 131.000 vị trí, là tháng thứ hai liên tiếp kinh tế mất thêm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao là 9,5%.
Với việc tăng trưởng kinh tế yếu đi, dự định của Fed rút lại dần dần các biện pháp kích cầu kinh tế có lẽ sẽ phải hoãn lại. Trong tuần qua, cơ quan này đã trấn an nhà đầu tư bằng cách tuyên bố giữ nguyên chương trình hỗ trợ tín dụng trị giá 2 nghìn tỷ đôla. Nếu nền kinh tế yếu đi, có thể ngân hàng này sẽ phải hành động hơn nữa. Tuy nhiên, khó khăn đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nằm ở chỗ công cụ có hiệu quả nhất là lãi suất đã nằm ở mức gần 0 kể từ tháng 12 năm 2008 và không thể xuống thấp hơn nữa.
Trung Quốc:
Nền kinh tế Trung Quốc cũng phát triển chậm lại, tuy nhiên khác với trường hợp các nước khác, việc giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc là có chủ ý.
Trong quý hai năm nay, Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 10,3% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 11,9% của quý một. Đây là kết quả của chính sách giảm nhiệt nền kinh tế của chính phủ, với một loạt các biện pháp thắt chặt giao dịch nhà đất nhằm kiểm soát sự bùng nổ tại thị trường này. Các ngân hàng cũng phải hạn chế cho vay. Trong khi đó, các chương trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ gói kích cầu kinh tế cũng được giảm bớt.
Trung Quốc đang có tăng trưởng lương cao tại nhiều khu vực ngành nghề, lạm phát ở mức kiểm soát được và nợ của các hộ dân ở mức thấp, điều này sẽ giúp cho chi tiêu tiêu dùng khởi sắc và đóng góp mạnh vào tăng trưởng GDP trong năm nay.
Có nhiều lo ngại về khả năng xuất khẩu thụt lùi trong thời gian tới. Tuy nhiên, những số liệu mới nhất vẫn cho thấy ngành này vẫn phát triển vững mạnh nhờ nhu cầu không ngừng tăng tại các thị trường lớn.
Nhật:
Mức tăng trưởng kinh tế Nhật trong quý hai gây bất ngờ cho nhiều nhà kinh tế bởi xuống quá thấp. Trong quý này, kinh tế Nhật chỉ tăng với tốc độ 0,1% so với quý trước, và tổng giá trị sản phẩm quốc nội GDP trong quý đã bị Trung Quốc vượt qua.
Đồng yên tăng giá mạnh, và trong tuần qua đã có lúc đạt ngưỡng cao nhất trong 15 năm qua so với đồng đôla Mỹ, đang là một trở ngại nghiêm trọng cho nước xuất khẩu lớn này.
Song song với đó là nỗi lo giá cả giảm, ảnh hưởng tới tiêu dùng nội địa tại đây. Giá cả tiêu dùng Nhật đã liên tiếp giảm trong nhiều tháng gần đây, trong khi đó ngân hàng trung ương nước này cũng không còn nhiều biện pháp hiệu quả để thúc đẩy nền kinh tế, khi mà lãi suất đã ở mức thấp kỷ lục và nhiều chương trình thúc đẩy cho vay đã được tung ra nhưng kết quả thu về rất hạn chế.
Châu Âu:
Nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ trên diện rộng tại châu Âu, cũng như sự sụp đổ của đồng euro đã bị đẩy lùi. Tuy nhiên, khó khăn của kinh tế châu Âu vẫn còn tồn tại khi mà chênh lệch tăng trưởng tại những nước có nền kinh tế mạnh và những nước đang có vấn đề đang là bài toán khó giải quyết.
Kinh tế Đức tăng trưởng đầy ấn tượng, nhờ xuất khẩu khởi sắc và ngành chế tạo sản xuất phục hồi mạnh, trong khi tiêu dùng cũng bắt đầu đi lên. Kinh tế Pháp cũng giữ vững được đà phát triển với mức tăng 0,6% trong quý hai so với quý trước đó, phần lớn là do chi tiêu tiêu dùng, khu vực chiếm 60% tỷ trong kinh tế nước này.
Tuy nhiên những nước thành viên khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu thời gian qua vẫn còn chìm trong khó khăn. Tây Ban Nha tăng trưởng rất ít trong quý với tốc độ 0,2%. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất đối với một nền kinh tế lớn tại châu Âu. Thủ tướng nước này cũng cảnh báo kết quả quý tới có thể còn tồi tệ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức gần 20% vẫn là một thách thức lớn khi mà chính phủ đang phải cắt giảm chi tiêu để hạ mức thâm hụt ngân sách cao.
Hy Lạp là điểm tối nhất trong bức tranh kinh tế châu Âu với mức tăng trưởng âm 1,5% trong quý hai so với quý trước đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trên 12%. Đây là hậu quả của các biện pháp thắt chặt chi tiêu mà chính phủ đưa ra để giảm nợ và thâm hụt của nước này. Các nhà kinh tế cho rằng tình hình có thể còn sẽ tồi tệ hơn nữa trong thời gian tới.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.20 | 5,079.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.10 | 4,124.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,707.60 | 13,247.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,727.40 | 1,327.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 176
- Truy cập hôm nay: 5950
- Lượt truy cập: 8845676