Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Ngân hàng Trung ương các nước và “bài toán” hậu khủng hoảng
2009-11-14 10:36:40

Thách thức sau khủng hoảng đối với các Ngân hàng Trung ương hiện đã hết sức rõ ràng.

 

Họ phải điều chỉnh giữa khả năng giảm phát trong ngắn hạn và khả năng lạm phát tăng cao trong dài hạn.

 

 

Thế nhưng gần đây, thị trường lo lắng về việc chính sách tiền tệ được nới lỏng đang tạo ra bong bóng nguy hiểm đối với tất cả các loại tài sản, từ dầu cho đến căn hộ tại châu Á, điều này đe dọa cản trở đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

 

 

Giá tài sản trong năm 2009 đã tăng đầy ấn tượng. Chỉ số S&P 500 đã hồi phục 62% từ mức thấp thiết lập ngày 09/03, chỉ số MSCI của TTCK các nước đang nổi tăng 114% so với mức thấp thiết lập cách đây 1 năm, giá dầu hiện cao hơn 155% so với tháng 12/2008. Giá vàng lập kỷ lục 1.120USD/ounce vào ngày 12/11. Giá nhà đất tại Trung Quốc tháng 10 tăng mạnh nhất trong 14 tháng.

 

 

Tuy nhiên, nếu tính ra mức độ phục hồi trên vẫn không đáng bao nhiêu so với đà giảm trước đó. Nếu không tính đến giá vàng, giá hàng hóa vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với giữa năm 2008.

 

 

Có nhiều lý do để bình tĩnh. Đầu năm nay, nhà đầu tư trong trạng thái hoảng loạn. Phần lớn sự tăng điểm từ thời điểm đó đến nay chính là bởi nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro hơn. Tín dụng ngân hàng tại Mỹ vẫn đi xuống hoặc ở mức yếu tại nhiều nước thuộc thế giới các nước giàu.

 

 

Từ Singapore cho đến Seoul, người cho vay đang bị yêu cầu trả lãi cao hơn, tín dụng dành cho các công ty bất động sản bị hạn chế.

 

 

Tuy nhiên, sẽ thật sai lầm khi trở nên quá lạc quan. Một đợt giảm cổ phiếu mới sẽ có thể khiến lòng tin đi xuống. Tương tự như vậy, giá tài sản khi tăng cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng từ rất lâu trước khi bong bóng vỡ, khả năng các Ngân hàng Trung ương sai lầm sẽ còn lớn hơn.

 

 

Rủi ro sẽ tăng cao tại những nước, chủ yếu là các nước mới nổi nơi thị trường nội địa đang kêu gọi thắt chặt chính sách tiền tệ. Kinh tế nội địa tăng trưởng mạnh, Trung Quốc sẽ sớm phải thắt chặt chính sách tiền tệ trước khi mất kiểm soát bong bóng tài sản.

 

 

Thế nhưng Trung Quốc hết sức ngại ngần trong việc để đồng nhân dân tệ tăng giá nhanh. Trung Quốc cũng sẽ không chịu áp lực từ việc giá tiêu dùng tăng cao như thời kỳ năm 2008.

 

 

Giá tài sản tăng cũng là vấn đề lớn đối với nền kinh tế các nước đang nổi có tỷ giá hối đoái linh hoạt. Khi dòng tiền nước ngoài vào, đồng nội tệ của nhiều nước tăng giá. Việc nâng lãi suất, một phần trong chính sách thắt chặt tiền tệ, có thể khiến dòng vốn nước ngoài đổ vào còn nhiều hơn nữa. Các nước vì thế đang cố gắng kiểm soát dòng vốn đầu tư.

 

 

Cho đến nay, Braxin đã đưa ra mức thuế 2% đối với danh mục đầu tư của nguời nước ngoài để ngăn đồng real tăng giá. Ngày 10/11, Đài Loan đã cấm nhà đầu tư nước ngoài gửi tiền vào các tài khoản có lãi suất cố định tại Đài Loan. Những biện pháp giống như trên nhiều khả năng sẽ khiến sự bóp méo ngày một lớn hơn.

 

 

Tại nền kinh tế những nước giàu hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc cảnh báo về rủi ro này không phải quá sớm nhưng cũng không quá muộn. Giá tài sản tăng cao ban đầu đã khiến người ta lo lắng về lạm phát. Giá dầu cao tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 

 

Những tháng gần đây, chỉ số giá tiêu dùng tại những nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn biến theo xu hướng giảm, nguyên nhân chính là bởi giá dầu thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh cao vào năm 2008. Điều này sẽ thay đổi mạnh bởi việc giá dầu xuống thấp vào năm 2008 và đầu năm 2009 đã ảnh hưởng mạnh đến sự so sánh.

 

 

Trong khoảng thời gian 1 năm kết thúc vào tháng 9/2009, chỉ số giá tiêu dùng toàn phần tại Mỹ giảm 1,3%. Ngay cả nếu như giá dầu duy trì ở mức 80USD/thùng, ảnh hưởng này sẽ duy trì tỷ lệ lạm phát toàn phần tại Mỹ dưới mức 2% trong suốt nửa đầu năm 2010.

 

 

Nhiều người dự đoán giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng. Chuyên gia thuộc Goldman Sachs dự đoán giá dầu sẽ ở mức 95USD/thùng vào cuối năm sau. Giá dầu giao theo hợp đồng dài hạn hiện đang ở gần mức 100USD/thùng

 

 

Tỷ lệ lạm phát khoảng 3% là quá thấp để gây ra thảm họa. Chỉ số giá tiêu dùng lõi, sau khi đã bỏ đi giá thực phẩm và năng lượng, ở mức 1,5% và đang giảm. Khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10,2% và nhiều nhà máy còn đang ngừng hoạt động, kinh tế Mỹ đương đầu với khả năng giảm phát lớn hơn lạm phát.

 

 

Những lo lắng về thâm hụt ngân sách Mỹ ngày một tăng lên.

 

 

ÔngVince Reinhart, chuyên gia thuộc Viện doanh nghiệp Mỹ, lo lắng về khả năng kịch bản mùa hè năm 2007 và năm 2008 lặp lại. Trong cả hai thời điểm trên, đồng USD yếu, giá dầu tăng cao và Ngân hàng Trung ương Mỹ không khỏi “đau đầu”. Dù không nâng lãi suất, lo ngại về lạm phát tăng lên. Ngân hàng Trung ương châu Âu thực tế đã nâng lãi suất vào tháng 7/2008.

 

 

Lịch sử sẽ không lặp lại chính xác. Thế nhưng lo ngại về bong bóng giá tài sản có thể khiến Ngân hàng Trung ương các nước phát triển phản ứng quá mức. Lại thêm một lần nữa thế giới lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế lần hai. Việc giải quyết ổn thỏa vấn đề giá tài sản không phải đơn giản.

 

nguồn: cafef



Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,539.905,039.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,604.604,104.60
100g ABC Bullion Bar
14,709.2013,209.20
1kg ABC Bullion Silver
1,759.701,359.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 373
  • Truy cập hôm nay: 3274
  • Lượt truy cập: 8814584