Theo tờ “Tài chính Quốc tế”, hôm 6/2, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm G7 diễn ra trong 2 ngày đã bế mạc tại thị trấn nhỏ Iqaluit, miền bắc Canada. Kết thúc cuộc họp, G7 quyết định sẽ vẫn tiếp tục thi hành các kế hoạch kích thích kinh tế và hỗ trợ Hy Lạp nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng nợ.
Không dễ thu hồi các gói kích cầu
Theo chương trình nghị sự tại hội nghị, Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của các nước giàu nhất trên thế giới nên cùng nhau vạch chính sách để bảo đảm thế giới tăng trưởng ổn định trong thời gian phục hồi. Việc làm thế nào để giám sát hiệu quả các ngân hàng và cơ quan tài chính, tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng mới trong tương lai cũng là trọng tâm của hội nghị.
Tuy nhiên, đối với những vấn đề này, các thành viên G7 lại có những quan điểm trái chiều, điều duy nhất đạt được sự nhất trí chỉ có quan điểm “không dễ thu hồi”. Bộ trưởng Tài chính Canada James Flaherty cho rằng, tuy kinh tế toàn cầu đang hồi phục, nhưng thời điểm để các nước thu hồi các gói kích thích kinh tế hiện nay là hơi sớm. Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling cũng cho biết, các bên tham gia hội nghị “kiên quyết cam kết tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế cho đến khi phục hồi mạnh mẽ mới thôi”. Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner: “Chúng ta phải bảo đảm, tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ không bị phá hoại”.
Khủng hoảng sẽ tái diễn
Tiêu điểm trong và ngoài hội trường chắc chắn vẫn sẽ là khủng hoảng tín dụng quốc gia của các thành viên Liên minh châu Âu EU như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đã gây biến động thị trường cổ phiếu, đồng EUR sụt giảm mạnh, khiến đồng USD tăng giá. Về việc này, các nơi lo ngại, vấn đề của Eurozone sẽ diễn biến thành một cuộc khủng hoảng “theo kiểu Lehman Brothers”, rồi lan sang thị trường của các nước phát triển và các nước mới nổi khác. Hơn nữa, mức độ “khủng hoảng tài chính” lần này có thể nghiêm trọng hơn. “Giữa hệ thống các nền kinh tế của khu vực Eurozone luôn tồn tại một xâu chuỗi nợ, luôn cung cấp các khoản vay cho nhau. Cho nên một khi một quốc gia phát sinh khủng hoảng nợ, rất dễ lan sang các nước khác”, một chuyên gia kinh tế phân tích.
Kể từ khi Mỹ bắt đầu khởi động chiều hướng nâng giá từ cuối năm ngoái, giá trị đồng EUR đã rất thấp hơn rất nhiều so với đồng USD, đồng thời do các nhà đầu tư cho rằng, về cơ bản việc các nền kinh tế Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha không ổn, nên chắc chắn sẽ khiến một lượng vốn lớn chảy ra nước ngoài. Đồng thời, nếu EU không giải quyết thiết thực và có hiệu quả vấn đề này, hệ thống EUR sụp đổ là điều có thể.
Nên tìm cách bảo vệ đồng EUR
Ngoài việc cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu đã khiến nợ công của các nước Nam Âu ngày càng lớn, còn khiến tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực này tăng nhanh.
Tuy nhiên, các nước Nam Âu, trong đó có Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hy Lạp, không thể đối phó bằng cách hạ lãi suất và cũng không thể tự ý hạ giá đồng nội tệ như trước đây do các nước này nay đã là thành viên khu vực Eurozone.
Khu vực Eurozone hiện đang phải trải qua một “cơn bão tài chính” lớn nhất kể từ khi đơn vị tiền tệ này ra đời cách đây 11 năm. Ngày 5/2, trị giá đồng EUR đối với đồng USD đã sụt xuống mức thấp nhất kể từ 8 tháng qua. Một EUR chỉ còn đổi được chưa tới 1,36 USD.
Nguyên do là các nhà đầu tư vẫn lo ngại trước những khó khăn về mặt ngân sách của một số nước châu Âu - đặc biệt là ba nước Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nên ồ ạt chuyển sang mua USD. Cũng vì lý do này, các thị trường chứng khoán trên thế giới trong mấy ngày qua tiếp tục đồng loạt sụt giảm, ngoại trừ Dow Jones và Nasdaq của Mỹ đã tăng trở lại chút ít.
Trong nhiều năm qua, những yếu kém của các nước Nam Âu đã được che khuất bởi một bối cảnh kinh tế thuận lợi và nguồn tín dụng rẻ tiền, thúc đẩy sự bùng nổ của khu vực nhà đất. Hiện nay, tình hình đã thay đổi do nợ công của các nước này ngày càng lớn, trong khi thất nghiệp tăng nhanh.
Các nhà lãnh đạo kinh tế của khu vực Eurozone đã cố gắng trấn an dư luận rằng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không tạo ra nguy cơ nào đối với sự ổn định của khu vực này và các biện pháp tiết kiệm ngân sách của Hy Lạp đang “đi đúng hướng”.
Mặt khác, Hy Lạp có khả năng được đặt dưới sự giám hộ ngân sách của Ủy ban châu Âu, một biện pháp chưa từng được áp dụng đối với một thành viên khu vực Eurozone. Các đối tác châu Âu của Hy Lạp cũng đang chịu áp lực buộc phải tìm ra một cơ chế hỗ trợ tài chính để giúp nước này trả các món nợ đáo hạn.
Cơ chế này có thể là các khoản vay song phương. Bản thân Chính phủ Hy Lạp cũng đã yêu cầu các nước đối tác châu Âu hỗ trợ và chủ trương phát hành một loại trái phiếu châu Âu (EU). Lời kêu gọi này được đưa ra trước cuộc họp ở Brussels ngày 11/2 tới giữa các lãnh đạo nhà nước và chính phủ của Liên minh châu Âu.
Chưa rõ cuộc họp này sẽ ra quyết định như thế nào, nhưng một điều chắc chắn là "cơn bão" đang làm rung chuyển châu Âu, báo hiệu những năm “thắt lưng buộc bụng” sắp tới, bởi vì toàn bộ các nước trong EU sẽ phải cắt rất nhiều khoản chi tiêu công để giảm mức thâm hụt ngân sách hiện đã tăng quá cao do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, điều nghịch lý là việc cắt giảm quá mạnh chi tiêu công có nguy cơ bóp nghẹt đà phục hồi vừa mới phát sinh của nền kinh tế châu Âu. Chính vì thế, các nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào khả năng chỉnh đốn lại ngân sách của các nước trong khu vực này. Do đó, các nhà lãnh đạo châu Âu nên tìm giải pháp tối ưu để đưa đồng EUR thoát khỏi bão khủng hoảng.
Theo Vitinfo.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,555.90 | 5,085.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,617.80 | 4,127.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,751.90 | 13,251.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,762.30 | 1,362.30 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 360
- Truy cập hôm nay: 1939
- Lượt truy cập: 8836025