Cụ thể là, chỉ số USD tăng 1,5% trong lúc những quan ngại về vấn đề vay nợ đã kéo lực bán xả các tài sản có tính rủi ro cao cũng như nhu cầu USD và đồng Yên đi xuống.
Mặc dù chính phủ Hy Lạp đã lên đưa ra kế hoạch 3 năm nhằm hạn chế mức thâm hụt quốc gia, hiện đang ở mức trên 12% GDP, xuống dưới ngưỡng 3% theo yêu cầu của EU. Suất thu lợi trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm và 10 năm của quốc gia này lần lượt có thêm +12.4% và +14.95. Các nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại về khả năng thanh toán các khoản vay nợ của mình nếu thiếu sự hỗ trợ của EU và các nước khác.
Tại diễn đàn kinh tế thế giới được tổ chức tại Davos, Ngân hàng TW Trung Quốc một lần nữa khẳng định mục tiêu của họ trong việc ngăn chặn nguy cơ lạm phát cũng như duy trì RMB. Mặc dù chính phủ nước này dự tính sẽ tiếp tục các chính sách tích lũy tài khóa và tiền tệ hiện hành, song thị trường vẫn mong muốn Trung Quốc sẽ tập trung vào các chính sách thắt chắt tiền tệ. Một khi Trung Quốc tiến hành kiềm chế hoạt động cho vay và dỡ bỏ các gói kích thích tăng trưởng thì tốc độ hồi phục của nền kinh tế toàn cầu chắc hẳn sẽ gặp phải nhiều trở ngại. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2009 đạt tới 10,7%. IMF dự báo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng trong năm nay.
Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới tháng 1 cho thấy Trung Quốc đã nâng cao mức dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2010 lên mức 3,9%, so với ước tính trước đó là 3,1%. Có được điều này, một phần là nhờ vào đà tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia đang phát triển cùng một số nước mới nổi. Trung Quốc sẽ tiếp tục là đầu tầu phát triển với tốc độ tăng trưởng cả năm dự báo ở mức 10%.
Trong khi đó, GDP của Mỹ năm 2009 đạt +5.7%, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 6 năm qua. Măc dù các báo cáo kinh tế khả quan đã thúc đẩy giá cả hàng hóa leo cao, song các mức tăng ấy đã nhanh chóng mất đi do đà hồi phục của đồng dollar và sự vắng bóng của các yếu tố hỗ trợ.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến các tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì các tỷ lệ chính sách hiện tại của FOMC và RBNZ's cùng sự kiện Bernanke tiếp tục tái đắc cử vị trí Chủ Tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Mặc dù giá vàng đã tìm thấy ngưỡng hỗ trợ dao động quanh mức 1075 song hợp đồng tham chiếu tuần qua vẫn đánh mất 0,5%, nối tiếp đà giảm 3,6% của tuần trước đó. Sức bật của đồng USD cùng sự thay đổi về nhu cầu đối với PGMs ngày càng tạo áp lực cho thị trường kim loạ quý. Trong ngắn hạn, giá vàng vẫn phải chịu nhiều sức ép bởi đồng dollar có lẽ sẽ tăng cao nhờ các vấn đề vay nợ tại Hy Lạp. Trên thực tế, giới đầu tư đang tỏ ra rất lo lắng về vấn đề tài khóa tại Hy Lạp có thể sẽ lan rộng sang các quốc gia châu Âu khác. Đồng Euro trượt giảm, xuống còn 1.3861, đánh dấu mức đáy kể từ tháng 7/2009. Chúng tôi tin rằng EU và IMF rồi cũng sẽ đưa ra những gói hỗ trợ tài chính, giúp Hy Lạp thoát khỏi tình trạng phá sản. Tuy nhiên, vấn đề nan giải này vẫn là áp lực lớn đối với đồng Euro cũng như thị trường kim loại quý.
Nguồn: Giavang.net
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,546.00 | 5,046.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,609.60 | 4,109.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,725.50 | 13,225.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.40 | 1,359.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 109
- Truy cập hôm nay: 1057
- Lượt truy cập: 8835143