Nhiều ý kiến đồng tình rằng những gói kích thích chính sách của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc... đã góp phần đáng kể bình ổn nền kinh tế và kéo tỷ lệ tăng trưởng GDP quay lại con số dương ở nhiều nền kinh tế chủ chốt, vực dậy lòng tin tiêu dùng, kích thích lòng “ham muốn rủi ro” của giới đầu tư và do đó góp phần hỗ trợ kinh tế các nước khác. Tuy nhiên, những gói kích thích kinh tế lên đến hàng ngàn tỉ USD cộng với chính sách nới lỏng tiền tệ kéo dài cũng mang lại hiệu ứng phụ của nó.
Hiệu ứng phụ đầu tiên và đã hiển hiện là sự mất giá của đồng USD so với các đồng tiền chính khác do một lượng tiền lớn từ ngân sách Mỹ và Cục Dự trữ liên bang (FED) đã bơm vào nền kinh tế khiến người ta lo ngại giá trị đồng USD sẽ trượt dốc không phanh vì áp lực lạm phát trong tương lai.
Tuy nhiên, tai hại hơn, khi mà uy tín đồng USD sụt giảm thì nhu cầu đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương (NHTƯ) đã không chuyển sang bất kỳ đồng tiền nào khác mà chuyển vào vàng.
Lý do là không một chính phủ nào không đưa vào nền kinh tế một lượng tiền lớn để kích thích kinh tế, do đó, sẽ khó mà kết luận là đồng tiền hay trái phiếu của châu Âu, Anh, hay Trung Quốc sẽ tốt hơn nhiều so với đồng tiền và trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Hệ quả tất yếu là các NHTƯ đã quay vào vàng như một dự trữ chủ yếu.
Tuy nhiên, sẽ là quá oan cho NHTƯ nếu cho rằng họ là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giá kỷ lục của vàng. Nguyên nhân quan trọng nhất là sự đầu cơ và găm giữ vàng của các tổ chức đầu tư, bao gồm các quỹ đầu tư vàng trên sàn giao dịch (gold-based ETF), các quỹ đầu cơ và nhà đầu tư cá nhân.
Nhiều nhà phân tích của các tổ chức tài chính lớn đã không ngần ngại kết luận rằng nhu cầu đầu tư vào vàng đang tăng mạnh và vàng cũng trở thành một tài sản đầu tư quan trọng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ vàng nữ trang tiếp tục sụt giảm mạnh trong tháng 10 và 11 năm nay do giá tăng cao mặc cho thời gian này đang là mùa lễ hội Diwali của Ấn Độ.
Vì vậy, khủng hoảng và tác động chính sách đã góp phần khiến vàng trở thành một lựa chọn đầu tư thay thế (alternative investment) hấp dẫn và được các cố vấn tài chính ở nước ngoài nỗ lực tiếp thị cho khách hàng của họ đồng thời chính các khách hàng này cũng tỏ ra sốt sắng trong việc mua vào vàng vật chất để cất trữ chứ không phải là vì mục đích tiêu dùng như mua làm trang sức.
Như vậy, cấu trúc của thị trường vàng cũng bị thay đổi trong khủng hoảng. Các yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất và nữ trang như mùa cưới Ấn Độ, năm mới của Trung Quốc, sản lượng vàng... đã bị đặt sau nhu cầu đầu cơ và kỳ vọng vàng tăng giá của giới đầu cơ.
Và kỳ vọng này càng được tiếp thêm niềm tin từ việc các NHTƯ liên tục đăng ký gia tăng mua vàng từ IMF và thậm chí là mua vàng từ các mỏ vàng sản xuất trong nước của mình như trường hợp của Nga, tạo ra lý do cho các quỹ đầu cơ tiếp tục đẩy giá vàng lên.
Một nhà phân tích vàng nhiều năm kinh nghiệm đã ngạc nhiên vì giá vàng đã đạt mốc 1.200 USD quá sớm, điều mà ông kỳ vọng vào cuối năm 2010 mới có thể đạt được. Tuy nhiên, ông cũng vẫn tin tưởng rằng xu thế tăng của vàng sẽ còn tiếp tục. Đây cũng là niềm tin của nhiều nhà phân tích khác vào lúc này.
Và vì vậy, cho đến giờ, vàng vẫn là một công cụ đầu tư có rủi ro hấp dẫn - trái với những suy nghĩ thông thường trước đây về vàng là công cụ chính để phòng ngừa những biến động xấu của thị trường tài chính và kinh tế - chính trị thế giới hay để chống lạm phát.
Lo ngại về bong bóng giá vàng là có cơ sở vì hiện nay cấu trúc của thị trường vàng đã nghiêng hẳn về mặt đầu tư và đầu cơ chứ không phải thuần túy là sản phẩm đầu tư thay thế để phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, sẽ không có gì vô lý nếu nói rằng bong bóng giá vàng - cũng giống như bất kỳ bong bóng tài sản nào khác.
Tuy nhiên, như khi người ta nói về bong bóng giá chứng khoán, một quả bong bóng vẫn sẽ tiếp tục phình to khi người ta còn tiếp tục kỳ vọng nó sẽ phình to hơn nữa trong vòng một thời gian không ngắn trước khi nó nổ tung.
Cho đến khi kinh tế thế giới bình ổn, thị trường việc làm hồi phục và thị trường tài chính vận hành suôn sẻ, cộng với việc giá vàng đã được đẩy lên mức cao không tưởng mà việc tiếp tục mua sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận, thì quả bong bóng đó sẽ xì hơi.
Tuy nhiên, đó là vấn đề của tương lai trong khi hiện nay, có thể nói năm 2009 là năm mà vàng đã trở thành sản phẩm được ưa chuộng của giới đầu tư nhờ hiệu ứng phụ của chính sách kích thích kinh tế của các nước.
Nói cách khác, bong bóng giá vàng được tạo thành cùng lúc với các quả bong bóng thâm hụt ngân sách, bong bóng nợ chính phủ và bong bóng trong bảng cân đối của các NHTƯ.
Nguồn: infotv.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,481.20 | 4,981.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,555.90 | 4,055.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,552.80 | 13,052.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,754.60 | 1,354.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 369
- Truy cập hôm nay: 7654
- Lượt truy cập: 8827284