Bản phân tích về các yếu tố tác động đến giá vàng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
2009-12-09 20:03:29
Lực mua mạnh mẽ của giới đầu tư có lẽ sẽ hỗ trợ giá kim loại quý. - Vàng đang được coi là một loại tiền tệ cực kỳ nhạy cảm, và thời kỳ đó đã tới hay chưa?
Điểm lại thông tin trong tuần
Cú bật của giá vàng xuyên qua ngưỡng $1,200 dường như không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, động thái thị trường đã nhanh chóng đổi chiều khi giá kim loại quý chọc thủng các ngưỡng hỗ trợ trong phiên giao dịch cuối tuần trước. Hiện giá vàng đang tìm kiếm ngưỡng giao dịch mới dao động quanh mức $1,150 trong lúc biến động trên thị trường vẫn còn ở mức cao. Đà tăng của kim loại quý đang đến gần khi nhu cầu trên thị trường vật chất tại khu vực Viễn Đông ngày càng leo cao hơn. Có thể thấy, các quốc gia Châu Á đang dần nhận ra bản chất của các vấn đề trên thị trường ngoại hối cũng như thị trường toàn cầu. Và một khi nhận thức được điều này, giới đầu tư tại đây chắc hẳn sẽ quan tâm nhiều hơn tới thị trường vàng, đồng thời đánh giá cao giá trị của kim loại quý.
Dường như hoạt động của các nhà đầu tư tại Mỹ chưa tham gia nhiều tới thị trường kim loại quý. Đồng dollar tuột dốc, đâm thủng ngưỡng cản tâm lý $1.5064. Giới đầu tư cho rằng họ sắp phải chứng kiến một thời kỳ sụt giảm kéo dài. Chính điều này đã tạo ra các đợt tăng giảm liên tiếp, song có lẽ trong thời gian ngắn sắp tới, xu hướng giảm sẽ là xu hướng chủ đạo trên thị trường.
Hiện vẫn chưa có thêm bản báo cáo nào từ phía IMF. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn hy vọng quỹ này sẽ tiếp tục bán vàng, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tổ chức đăng ký mua vàng của quỹ này hơn.
Theo nhận định của Giavang.net: Tại thời điểm này, các nhà đầu tư dài hạn đang tiến hành chốt lời, song đây không phải là lực hỗ trợ đứng sau những cú bật mạnh trên thị trường trong giai đoạn này. Thậm chí, sàn giao dịch COMEX thay vì kiểm soát, thì nay cũng đang phải đi theo bước đi của giá vàng. Thị trường những ngày này vẫn còn nhiều biến động. Bởi vậy mà, chúng tôi đề xuất phương án “chốt lời” và “cắt lỗ nhanh khi ngược sóng” nhằm chống lại đà giảm.
Bức tranh tổng thể về kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến giá vàng.
Đối với nước Mỹ lại tiếp tục tranh cãi về tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức đỉnh điểm. Nợ tiêu dùng không thể kiểm soát được nữa và điều này biến người dân Mỹ trở thành đối tượng chắt bóp trong chi tiêu và không dám vay mượn tín dụng nữa. Do vậy, sự hồi phục kinh tế của Mỹ vẫn còn là điều chưa chắc chắn trong nay mai. Kinh tế Mỹ đang trong thời kỳ suy yếu, nhất là so với ông lớn Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Lãi suất cơ bản của Mỹ hiện đang ở mức thấp kỷ lục khiến đồng đô sụt giá khi tiền Mỹ được vay tại Mỹ, sau đó được bán đi để đầu tư ra nước ngoài bất chấp việc các quan chức chính trị Mỹ tuyên bố rằng họ mong muốn đồng tiền này sẽ mạnh lên.
Trong hệ thống tiền tệ, Mỹ đang kéo dài các khoản nợ của mình từ năm ngoái lên 2500 tỷ đô la và có thể đạt tới 1000 tỷ đô la nợ trong thập kỷ tới. Mỗi khi đồng đô tăng giá, các nhà đầu tư lại bán xả đô la để thoát khỏi đồng tiền đang gánh nặng nợ nần này. Nhìn về tổng thể, đồng USD đang gặp khó khăn và kéo theo một đợt khủng hoảng trong hệ thống tiền tệ tài chính toàn cầu.
Chúng ta có thể chứng kiến quyền lực và sự thịnh vượng đang dần chuyển về phương Đông địa cầu. Cả thế giới đang lo ngại về khả năng sụp đổ tạm thời của hệ thống tiền tệ quốc tế. Mỹ không còn cách nào khác là phải in thêm đô la, đánh tụt giá đồng tiền của mình và khiến đồng đô la trở nên rẻ hơn, món nợ công của Mỹ cũng rẻ hơn. .
Đối với Trung Quốc, quốc gia này có lượng dân số của mình gấp đôi so với châu Âu và Mỹ. GDP của họ tăng mạnh trên hai con số và so với các nước phương Tây thì họ đang tiến nhanh nhờ các nước phương Tây đang phải đối mặt với những bất ổn trong nền kinh tế. Trung Quốc đang xây dựng đế chế kinh tế của mình bằng cách kiểm soát luồng vốn vào Trung Quốc và từ chối việc nâng giá đồng nhân dân tệ. Điều này khiến hàng hoá Trung Quốc có khả năng cạnh tranh hơn so với các sản phẩm từ phương Tây.
Ấn Độ đang tăng trưởng nhanh và mức độ đô thị hoá rất cao nhưng không đưa ra các dự báo tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của quốc gia này đang lấn át sức cạnh tranh của các quốc gia khác trên thế giới.
Hôm nay, Nga đã chính thức tham gia vào nhóm các quốc gia phải áp dụng các chính sách mới nhằm xoa dịu những nỗi lo trên thị trường tiền tệ. Chính phủ nước này tuyên bố sẽ tiến hành một số biện pháp quản lý vốn với mục tiêu điều hoa các dòng đầu tư cũng như hỗ trợ của một quốc gia. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang xem xét và cân nhắc một số biện pháp có thể mang đến những hiệu quả nêu trên.
Xu hướng của luồng tiền đầu tư trên thế giới.
Nguồn tiền dễ vay và lãi suất thấp tại Mỹ đang mang tới những dòng đầu tư với mong muốn tìm kiếm các thị trường mới nổi. Hàng loạt các biện pháp quản lý nguồn vốn đã và đang được áp dụng rộng rãi tại đây. Mỗi ngày qua đi, có thể sẽ có thêm các gói quản lý nghiêm ngặt hơn xuất hiện. Tuy nhiên, điều này có thể đẫn đến việc các trader không muốn đầu tư nữa và rời khỏi thị trường. Hậu quả này có lẽ còn nghiêm trọng hơn cả mối đe dọa lạm phát. Tại thời điểm này, có quá nhiều quốc gia đang đứng trước nguy cơ lạm phát. Bởi vậy mà họ đang mở cửa để đón nhận các cú sốc kinh tế có thể sẽ hạ thấp tỷ lệ lãi suất và dòng thanh khoản của thị trường.
Nếu những xu hướng hiện tại không được điều chỉnh một cách tích cực thì hệ thống tiền tệ sẽ khó có thể được giải thoát trong bối cảnh như hiện nay. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải chứng kiến những thay đổi lớn về lĩnh vực kinh tế cũng như trên thị trường tín dụng. Rất có thể những thay đổi này sẽ mang tới sự mâu thuẫn về mặt kinh tế. Vậy liệu có nên đặt lòng tin vào thị trường tiền tệ hay không? Đó là câu hỏi mà chúng ta cần phải giải đáp lúc này. Một điều không thể phủ nhận đó là chúng ta đang sống trong những ngày khó khăn và thị trường thì ngày một suy giảm. Trong khi đó, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các quốc gia trên thế giới có thể ngăn chặn được nguy cơ tuột dốc này.
Dự trữ vàng của các quỹ đầu tư ETF
Hai tổ chức Exchange Traded Funds và Barclays Gold Trust đã nâng lượng dự trữ vàng của mình lên mức 1,411.32 tấn. Tuy nhiên, ngay cả khi giá vàng tăng cao, leo lên các mức đỉnh mới thì chúng tôi vẫn cho rằng sẽ còn có nhiều người quan tâm đến các loại cổ phiếu này hơn. Tại thời điểm này, giới đầu tư vẫn đánh giá cao kim loại quý. Tuy nhiên, nhận định này không còn đúng đắn khi áp dụng vào một thị trường cụ thể.
Có nhiều người Mỹ cho rằng đã quá muộn để họ bước chân vào thị trường vàng, đặc biệt khi chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ bật mạnh trong năm nay và họ đầu tư vào Dowjones thì có lợi hơn. Sự hồi phục của niềm tin thị trường có thể sẽ hỗ trợ cho sức hấp dẫn của kim loại quý trong thời kỳ nhiều biến động như hiện nay. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ chỉ ảnh hưởng tới thị trường khi xuất hiện thêm một đợt khủng hoảng tài chính nữa mà thôi.
Nhu cầu đầu tư vật chất diễn ra mạnh mẽ, mà điểm xuất phát đó chính là khu vực phía đông của quả địa cầu. Hiện thị trường tiền giấy vẫn chưa được đánh giá cao tại đây. Và dường như khó có thể xóa đi niềm tin của giới đầu tư dành cho thị trường vàng miếng. Điều này cũng đủ để duy trì đà tăng của giá kim loại quý.
Hoạt động bán vàng của IMF
Tính từ thời điểm IMF công bố ba bản báo cáo doanh số bán vàng cho các tổ chức lớn, cho thấy lượng vàng mà quỹ đã bán ra đạt tới con số là 212 tấn đến nay chưa có thêm thông báo mới nào. Lý do là gì vậy? Một điều chắc chắn là IMF luôn công khai bất kỳ hợp đồng bán ra nào. Bởi vậy có thể kết luận rằng hiện tổ chức này vẫn đang chờ đợi việc mua vàng từ phía ngân hàng trung ương các nước. Rất có thể, hoạt động mua bán vẫn đang diễn ra, nhưng chưa kết thúc mà thôi. Vậy động thái IMF bán vàng có thể phải chờ đợi diễn biến tiếp theo để phân tích.
Vàng trong thời điểm là một loại tiền tệ trong thời điểm nhạy cảm, và thời kỳ đó đã tới hay chưa?
Có thể thấy rằng mỗi khi thị trường phải chứng kiến những biến động mạnh thì vàng là loại tiền tệ được mọi người tin tưởng hơn cả. Vậy “thời kỳ nhạy cảm” ở đây có nghĩa là gì? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta phải nhìn lại lịch sử phát triển của thị trường kim loại quý. Một điều hết sức dễ hiểu đó là những nhận định và dự báo trên thị trường ít nhiều cũng tác động tới xu hướng tương lai.
Vậy liệu vàng có được coi là thước đo kinh tế không? Giá vàng tiếp tục phản ánh nhu cầu của giới đầu tư trong khu vực châu Á. Nhu cầu ấy dường như ngày một mạnh mẽ, điều này cho thấy tình hình của thị trường Mỹ không ảnh hưởng nhiều tới khu vực này. Chúng tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ đang khích lệ người dân mua vàng, có thể sẽ khiến cho giá vàng trong thời gian tới tăng cao. Các nước châu Âu đã nhận ra được những hiểm họa đang đe dọa hệ thống tiền tệ tại đây, song tại thời điểm này họ vẫn chưa đưa ra được một biện pháp rõ ràng nào. Trong khi đó, tại Mỹ những tư tưởng thiển cận vẫn bao trùm trong trí óc của giới đầu tư. Chúng tôi mong rằng khi các nhà đầu tư Mỹ thực sự nhận thấy điều gì đang diễn ra thì họ sẽ đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này. Song, điều này cũng có thể xảy đến khi các ngân hàng trung ương nhận ra rằng vàng là một loại tiền tệ, “một loại tiền tệ hết sức nhạy cảm.”
Thị trường dầu
Giá dầu sụt giảm, đứng ở ngưỡng $78/thùng trong bối cảnh quá trình hồi phục của nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ quá chậm chạp. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các quốc gia đều đang tăng trưởng trở lại. Như chúng ta đã biết, giá dầu hiện đang được điều chỉnh ở mức cung, bởi vậy trong thời gian tới, việc xuất hiện đà tăng hay giảm mạnh mẽ trên thị trường là một điều khó có thể xảy ra.
Hiện tại, OPEC đang phải đối mặt với một vấn đề khá nghiêm trọng. Đó là việc định giá theo nhiều loại tiền tệ có thể sẽ làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn chính trị. Bởi vậy mà, chính sách này vẫn không được thực hiện cho tới tận khi áp lực trước đà giảm của đồng dollar sẽ đủ sức giải quyết mọi vấn đề này.
Trong khi đó, chính phủ Nga tỏ ra dễ tính hơn. Họ có thể chấp nhận mọi loại tiền tệ chứ không nhất thiết lúc nào cũng là đồng USD. Một khi tỷ giá đồng dollar gặp phải càng nhiều điều bất lợi thì thời gian để tiến hành định giá dầu bằng nhiều đồng tiền khác nhau sẽ càng được rút ngắn.
Kết quả là, mức độ ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường vàng đã giảm đi trông thấy. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn phải quan tâm đến yếu tố này bởi nó có thể giúp họ nhớ tới một số khía cạnh của nền kinh tế thế giới cũng như những thay đổi trong trung hạn. Một điều quan trọng mà chúng ta cần phải ghi nhớ đó là tại thời điểm này giá dầu ít hoặc thậm chí không ảnh hưởng gì tới giá vàng.
Đồng US Dollar
Có thể thấy đồng USD tiếp tục suy yếu: Hồi phục một chút để rồi giảm mạnh hơn, rơi xuống mức đáy mới. Chúng tôi mong rằng mức $1,51 sẽ là điểm dừng chân của đồng dollar vào một ngày không xa.
Tại thời điểm này, mọi người đều cho rằng đồng USD cần phải tiếp tục mất giá. Vấn đề là làm cách nào để thực hiện việc này mà không phá hoại tỷ giá đồng bạc xanh. Tuy nhiên, mọi người sẽ chỉ đứng nhìn cho tới tận khi đồng tiền này sụp đổ, gây ra những tác động tiêu cực trên nhiều lĩnh vực, từ góc độ chính trị đến kinh tế lẫn tiền tệ. Đồng thời, nền kinh tế thế giới có thể sẽ bị phân mảnh và khi đó vàng sẽ nhận được lực hỗ trợ hết sức mạnh mẽ từ thị trường toàn cầu.
Mục tiêu tiếp theo của ngân hàng trung ương và chính phủ các nước trên thế giới đó là xoa dịu thị trường, đồng thời khẳng định rằng mọi việc vẫn ổn và không có lý do gì khiến họ phải lo lắng cả.
Giá vàng tăng cao đối với các loại tiền tệ thuộc hệ thống ALL. Niềm tin thị trường sụt giảm trên hệ thống tiền tệ. Đáng lo ngại lúc này là trạng thái thụ động của chính phủ trước tình trạng sụt giảm của thị trường. Điều này chứng tỏ chính phủ các nước có thể đang phớt lờ tình trạng này hoặc không chịu được những sức ép này.
Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới, sự việc này sẽ được quan tâm nhiều hơn. Và khi đó giá vàng sẽ có cơ hội leo cao hơn. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi việc sử dụng đồng USD để định giá vàng sẽ mất tác dụng nếu đồng tiền này tiếp tục suy yếu? Đây vẫn còn là một câu hỏi đang được bỏ ngỏ.
Song cũng phải lưu ý rằng việc Trung Quốc khích lệ người dân nước mình mua vàng khi đồng nhân dân tệ tăng cao là điều không thể xảy ra. Tại thời điểm này, giới đầu tư vẫn mong muốn nhu cầu vàng tại quốc gia này sẽ leo cao hơn nữa.
Sau đây là một số điểm quan trọng mà chúng ta cần phải lưu ý:
• Những biến động lịch sử đang được coi là nhân tốt cơ bản thúc đẩy thị trường đi lên. Đây chính là thước đo lý tưởng mức độ rủi ro và bất ổn của thị trường
• Các ngưỡng hỗ trợ cũng như ngưỡng cản kỹ thuật mặc dù vẫn vững chắc, song đã sụt giảm một chút. Năng lượng của thị trường sẽ lắng xuống khi những nỗi lo sợ có thể đến và đi rất nhanh chóng.
• Sức hấp dẫn của kim loại quý với tư cách là nơi trú ẩn an toàn đã quay trở lại và tiếp tục thu hút giới đầu tư tìm đến thị trường này
• Sự thoái lui tạm thời của giá vàng hứa hẹn nhu cầu đầu tư mạnh mẽ và đà hồi phục của kim loại quý. Đó sẽ là thời điểm giới đầu tư tiến hành chốt lời để cải thiệu kho lợi nhuận của mình.
• Hiện chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển mới của thị trường vàng. Hãy tận dụng cơ hội khi giá vàng thoái lui….
Sự thoái lui của giá vàng chính là món quà quý giá dành cho giới đầu tư tại thời điểm này!
Hiện tại, giá vàng giao ngay đang có ngưỡng cản dao động trong vùng $1,200-$1,300, ngưỡng hỗ trợ: $1,140-$1,150, $1,075, $1,100, $1025/$1035, $1,000-$1,008, $970-$975, $960-$965 và mục tiêu tuần tới là mốc $1,200. Giá vàng sẽ leo cao nhờ lực hỗ trợ vững chắc từ đà thoái lui trong mấy ngày qua.
Sự đảo chiều của vàng trong phiên giao dịch hôm thứ 6 tuần trước khi đồng dollar hồi phục trở lại đã đánh dấu mức tăng ngắn hạn của kim loại, đồng thời tạo ra bối cảnh có thể khiến giá vàng rơi xuống vùng $1,100-$1,150 hoặc thậm chí thấp hơn. Tuy nhiên, tại thời điểm này mọi sự thoái lui đều chỉ là tạm thời cũng như mọi hoạt động tích lũy sớm muộn cũng sẽ gặp được nhu cầu mạnh mẽ. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy giá vàng có thể quay trở lại ngưỡng $1,000 cả. Đây chính là cơ hội để giới đầu tư mua vàng với mức giá thấp.
Theo nhận định của Giavang.net: Các nhà phân tích cho rằng kim loại quý sẽ tiếp tục chịu áp lực. Xu hướng thoái lui vẫn tiếp diễn nhưng sớm quay đầu tăng trở lại. Vùng $1,075-$1,100 được coi là ngưỡng hỗ trợ tuyệt vời cho kim loại quý trong tuần tới.
Dự báo giá vàng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Vàng giao ngay trong ngắn hạn có ngưỡng hỗ trợ dao động quanh vùng $1,140-$1,150, $1,075, $1.000, ngưỡng cản ở mức $1,200-$1,225, $1,300 và hướng tới đà giảm. Còn ngưỡng cản trung hạn sẽ ở mốc $1,300+.
Chỉ số US dollar trong ngắn hạn có ngưỡng hỗ trợ dao động trong vùng 74.50, 70-71, ngưỡng cản là 77.50, 80, 82.5-83 và có xu hướng đi lên. Trong khi đó, ngưỡng cản trung hạn dao động trong khoảng 70-74.
Nguồn: giavang.net
Điểm lại thông tin trong tuần
Cú bật của giá vàng xuyên qua ngưỡng $1,200 dường như không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, động thái thị trường đã nhanh chóng đổi chiều khi giá kim loại quý chọc thủng các ngưỡng hỗ trợ trong phiên giao dịch cuối tuần trước. Hiện giá vàng đang tìm kiếm ngưỡng giao dịch mới dao động quanh mức $1,150 trong lúc biến động trên thị trường vẫn còn ở mức cao. Đà tăng của kim loại quý đang đến gần khi nhu cầu trên thị trường vật chất tại khu vực Viễn Đông ngày càng leo cao hơn. Có thể thấy, các quốc gia Châu Á đang dần nhận ra bản chất của các vấn đề trên thị trường ngoại hối cũng như thị trường toàn cầu. Và một khi nhận thức được điều này, giới đầu tư tại đây chắc hẳn sẽ quan tâm nhiều hơn tới thị trường vàng, đồng thời đánh giá cao giá trị của kim loại quý.
Dường như hoạt động của các nhà đầu tư tại Mỹ chưa tham gia nhiều tới thị trường kim loại quý. Đồng dollar tuột dốc, đâm thủng ngưỡng cản tâm lý $1.5064. Giới đầu tư cho rằng họ sắp phải chứng kiến một thời kỳ sụt giảm kéo dài. Chính điều này đã tạo ra các đợt tăng giảm liên tiếp, song có lẽ trong thời gian ngắn sắp tới, xu hướng giảm sẽ là xu hướng chủ đạo trên thị trường.
Hiện vẫn chưa có thêm bản báo cáo nào từ phía IMF. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn hy vọng quỹ này sẽ tiếp tục bán vàng, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều tổ chức đăng ký mua vàng của quỹ này hơn.
Theo nhận định của Giavang.net: Tại thời điểm này, các nhà đầu tư dài hạn đang tiến hành chốt lời, song đây không phải là lực hỗ trợ đứng sau những cú bật mạnh trên thị trường trong giai đoạn này. Thậm chí, sàn giao dịch COMEX thay vì kiểm soát, thì nay cũng đang phải đi theo bước đi của giá vàng. Thị trường những ngày này vẫn còn nhiều biến động. Bởi vậy mà, chúng tôi đề xuất phương án “chốt lời” và “cắt lỗ nhanh khi ngược sóng” nhằm chống lại đà giảm.
Bức tranh tổng thể về kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến giá vàng.
Đối với nước Mỹ lại tiếp tục tranh cãi về tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức đỉnh điểm. Nợ tiêu dùng không thể kiểm soát được nữa và điều này biến người dân Mỹ trở thành đối tượng chắt bóp trong chi tiêu và không dám vay mượn tín dụng nữa. Do vậy, sự hồi phục kinh tế của Mỹ vẫn còn là điều chưa chắc chắn trong nay mai. Kinh tế Mỹ đang trong thời kỳ suy yếu, nhất là so với ông lớn Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Lãi suất cơ bản của Mỹ hiện đang ở mức thấp kỷ lục khiến đồng đô sụt giá khi tiền Mỹ được vay tại Mỹ, sau đó được bán đi để đầu tư ra nước ngoài bất chấp việc các quan chức chính trị Mỹ tuyên bố rằng họ mong muốn đồng tiền này sẽ mạnh lên.
Trong hệ thống tiền tệ, Mỹ đang kéo dài các khoản nợ của mình từ năm ngoái lên 2500 tỷ đô la và có thể đạt tới 1000 tỷ đô la nợ trong thập kỷ tới. Mỗi khi đồng đô tăng giá, các nhà đầu tư lại bán xả đô la để thoát khỏi đồng tiền đang gánh nặng nợ nần này. Nhìn về tổng thể, đồng USD đang gặp khó khăn và kéo theo một đợt khủng hoảng trong hệ thống tiền tệ tài chính toàn cầu.
Chúng ta có thể chứng kiến quyền lực và sự thịnh vượng đang dần chuyển về phương Đông địa cầu. Cả thế giới đang lo ngại về khả năng sụp đổ tạm thời của hệ thống tiền tệ quốc tế. Mỹ không còn cách nào khác là phải in thêm đô la, đánh tụt giá đồng tiền của mình và khiến đồng đô la trở nên rẻ hơn, món nợ công của Mỹ cũng rẻ hơn. .
Đối với Trung Quốc, quốc gia này có lượng dân số của mình gấp đôi so với châu Âu và Mỹ. GDP của họ tăng mạnh trên hai con số và so với các nước phương Tây thì họ đang tiến nhanh nhờ các nước phương Tây đang phải đối mặt với những bất ổn trong nền kinh tế. Trung Quốc đang xây dựng đế chế kinh tế của mình bằng cách kiểm soát luồng vốn vào Trung Quốc và từ chối việc nâng giá đồng nhân dân tệ. Điều này khiến hàng hoá Trung Quốc có khả năng cạnh tranh hơn so với các sản phẩm từ phương Tây.
Ấn Độ đang tăng trưởng nhanh và mức độ đô thị hoá rất cao nhưng không đưa ra các dự báo tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của quốc gia này đang lấn át sức cạnh tranh của các quốc gia khác trên thế giới.
Hôm nay, Nga đã chính thức tham gia vào nhóm các quốc gia phải áp dụng các chính sách mới nhằm xoa dịu những nỗi lo trên thị trường tiền tệ. Chính phủ nước này tuyên bố sẽ tiến hành một số biện pháp quản lý vốn với mục tiêu điều hoa các dòng đầu tư cũng như hỗ trợ của một quốc gia. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang xem xét và cân nhắc một số biện pháp có thể mang đến những hiệu quả nêu trên.
Xu hướng của luồng tiền đầu tư trên thế giới.
Nguồn tiền dễ vay và lãi suất thấp tại Mỹ đang mang tới những dòng đầu tư với mong muốn tìm kiếm các thị trường mới nổi. Hàng loạt các biện pháp quản lý nguồn vốn đã và đang được áp dụng rộng rãi tại đây. Mỗi ngày qua đi, có thể sẽ có thêm các gói quản lý nghiêm ngặt hơn xuất hiện. Tuy nhiên, điều này có thể đẫn đến việc các trader không muốn đầu tư nữa và rời khỏi thị trường. Hậu quả này có lẽ còn nghiêm trọng hơn cả mối đe dọa lạm phát. Tại thời điểm này, có quá nhiều quốc gia đang đứng trước nguy cơ lạm phát. Bởi vậy mà họ đang mở cửa để đón nhận các cú sốc kinh tế có thể sẽ hạ thấp tỷ lệ lãi suất và dòng thanh khoản của thị trường.
Nếu những xu hướng hiện tại không được điều chỉnh một cách tích cực thì hệ thống tiền tệ sẽ khó có thể được giải thoát trong bối cảnh như hiện nay. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải chứng kiến những thay đổi lớn về lĩnh vực kinh tế cũng như trên thị trường tín dụng. Rất có thể những thay đổi này sẽ mang tới sự mâu thuẫn về mặt kinh tế. Vậy liệu có nên đặt lòng tin vào thị trường tiền tệ hay không? Đó là câu hỏi mà chúng ta cần phải giải đáp lúc này. Một điều không thể phủ nhận đó là chúng ta đang sống trong những ngày khó khăn và thị trường thì ngày một suy giảm. Trong khi đó, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các quốc gia trên thế giới có thể ngăn chặn được nguy cơ tuột dốc này.
Dự trữ vàng của các quỹ đầu tư ETF
Hai tổ chức Exchange Traded Funds và Barclays Gold Trust đã nâng lượng dự trữ vàng của mình lên mức 1,411.32 tấn. Tuy nhiên, ngay cả khi giá vàng tăng cao, leo lên các mức đỉnh mới thì chúng tôi vẫn cho rằng sẽ còn có nhiều người quan tâm đến các loại cổ phiếu này hơn. Tại thời điểm này, giới đầu tư vẫn đánh giá cao kim loại quý. Tuy nhiên, nhận định này không còn đúng đắn khi áp dụng vào một thị trường cụ thể.
Có nhiều người Mỹ cho rằng đã quá muộn để họ bước chân vào thị trường vàng, đặc biệt khi chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ bật mạnh trong năm nay và họ đầu tư vào Dowjones thì có lợi hơn. Sự hồi phục của niềm tin thị trường có thể sẽ hỗ trợ cho sức hấp dẫn của kim loại quý trong thời kỳ nhiều biến động như hiện nay. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ chỉ ảnh hưởng tới thị trường khi xuất hiện thêm một đợt khủng hoảng tài chính nữa mà thôi.
Nhu cầu đầu tư vật chất diễn ra mạnh mẽ, mà điểm xuất phát đó chính là khu vực phía đông của quả địa cầu. Hiện thị trường tiền giấy vẫn chưa được đánh giá cao tại đây. Và dường như khó có thể xóa đi niềm tin của giới đầu tư dành cho thị trường vàng miếng. Điều này cũng đủ để duy trì đà tăng của giá kim loại quý.
Hoạt động bán vàng của IMF
Tính từ thời điểm IMF công bố ba bản báo cáo doanh số bán vàng cho các tổ chức lớn, cho thấy lượng vàng mà quỹ đã bán ra đạt tới con số là 212 tấn đến nay chưa có thêm thông báo mới nào. Lý do là gì vậy? Một điều chắc chắn là IMF luôn công khai bất kỳ hợp đồng bán ra nào. Bởi vậy có thể kết luận rằng hiện tổ chức này vẫn đang chờ đợi việc mua vàng từ phía ngân hàng trung ương các nước. Rất có thể, hoạt động mua bán vẫn đang diễn ra, nhưng chưa kết thúc mà thôi. Vậy động thái IMF bán vàng có thể phải chờ đợi diễn biến tiếp theo để phân tích.
Vàng trong thời điểm là một loại tiền tệ trong thời điểm nhạy cảm, và thời kỳ đó đã tới hay chưa?
Có thể thấy rằng mỗi khi thị trường phải chứng kiến những biến động mạnh thì vàng là loại tiền tệ được mọi người tin tưởng hơn cả. Vậy “thời kỳ nhạy cảm” ở đây có nghĩa là gì? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta phải nhìn lại lịch sử phát triển của thị trường kim loại quý. Một điều hết sức dễ hiểu đó là những nhận định và dự báo trên thị trường ít nhiều cũng tác động tới xu hướng tương lai.
Vậy liệu vàng có được coi là thước đo kinh tế không? Giá vàng tiếp tục phản ánh nhu cầu của giới đầu tư trong khu vực châu Á. Nhu cầu ấy dường như ngày một mạnh mẽ, điều này cho thấy tình hình của thị trường Mỹ không ảnh hưởng nhiều tới khu vực này. Chúng tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ đang khích lệ người dân mua vàng, có thể sẽ khiến cho giá vàng trong thời gian tới tăng cao. Các nước châu Âu đã nhận ra được những hiểm họa đang đe dọa hệ thống tiền tệ tại đây, song tại thời điểm này họ vẫn chưa đưa ra được một biện pháp rõ ràng nào. Trong khi đó, tại Mỹ những tư tưởng thiển cận vẫn bao trùm trong trí óc của giới đầu tư. Chúng tôi mong rằng khi các nhà đầu tư Mỹ thực sự nhận thấy điều gì đang diễn ra thì họ sẽ đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này. Song, điều này cũng có thể xảy đến khi các ngân hàng trung ương nhận ra rằng vàng là một loại tiền tệ, “một loại tiền tệ hết sức nhạy cảm.”
Thị trường dầu
Giá dầu sụt giảm, đứng ở ngưỡng $78/thùng trong bối cảnh quá trình hồi phục của nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ quá chậm chạp. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các quốc gia đều đang tăng trưởng trở lại. Như chúng ta đã biết, giá dầu hiện đang được điều chỉnh ở mức cung, bởi vậy trong thời gian tới, việc xuất hiện đà tăng hay giảm mạnh mẽ trên thị trường là một điều khó có thể xảy ra.
Hiện tại, OPEC đang phải đối mặt với một vấn đề khá nghiêm trọng. Đó là việc định giá theo nhiều loại tiền tệ có thể sẽ làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn chính trị. Bởi vậy mà, chính sách này vẫn không được thực hiện cho tới tận khi áp lực trước đà giảm của đồng dollar sẽ đủ sức giải quyết mọi vấn đề này.
Trong khi đó, chính phủ Nga tỏ ra dễ tính hơn. Họ có thể chấp nhận mọi loại tiền tệ chứ không nhất thiết lúc nào cũng là đồng USD. Một khi tỷ giá đồng dollar gặp phải càng nhiều điều bất lợi thì thời gian để tiến hành định giá dầu bằng nhiều đồng tiền khác nhau sẽ càng được rút ngắn.
Kết quả là, mức độ ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường vàng đã giảm đi trông thấy. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn phải quan tâm đến yếu tố này bởi nó có thể giúp họ nhớ tới một số khía cạnh của nền kinh tế thế giới cũng như những thay đổi trong trung hạn. Một điều quan trọng mà chúng ta cần phải ghi nhớ đó là tại thời điểm này giá dầu ít hoặc thậm chí không ảnh hưởng gì tới giá vàng.
Đồng US Dollar
Có thể thấy đồng USD tiếp tục suy yếu: Hồi phục một chút để rồi giảm mạnh hơn, rơi xuống mức đáy mới. Chúng tôi mong rằng mức $1,51 sẽ là điểm dừng chân của đồng dollar vào một ngày không xa.
Tại thời điểm này, mọi người đều cho rằng đồng USD cần phải tiếp tục mất giá. Vấn đề là làm cách nào để thực hiện việc này mà không phá hoại tỷ giá đồng bạc xanh. Tuy nhiên, mọi người sẽ chỉ đứng nhìn cho tới tận khi đồng tiền này sụp đổ, gây ra những tác động tiêu cực trên nhiều lĩnh vực, từ góc độ chính trị đến kinh tế lẫn tiền tệ. Đồng thời, nền kinh tế thế giới có thể sẽ bị phân mảnh và khi đó vàng sẽ nhận được lực hỗ trợ hết sức mạnh mẽ từ thị trường toàn cầu.
Mục tiêu tiếp theo của ngân hàng trung ương và chính phủ các nước trên thế giới đó là xoa dịu thị trường, đồng thời khẳng định rằng mọi việc vẫn ổn và không có lý do gì khiến họ phải lo lắng cả.
Giá vàng tăng cao đối với các loại tiền tệ thuộc hệ thống ALL. Niềm tin thị trường sụt giảm trên hệ thống tiền tệ. Đáng lo ngại lúc này là trạng thái thụ động của chính phủ trước tình trạng sụt giảm của thị trường. Điều này chứng tỏ chính phủ các nước có thể đang phớt lờ tình trạng này hoặc không chịu được những sức ép này.
Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới, sự việc này sẽ được quan tâm nhiều hơn. Và khi đó giá vàng sẽ có cơ hội leo cao hơn. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi việc sử dụng đồng USD để định giá vàng sẽ mất tác dụng nếu đồng tiền này tiếp tục suy yếu? Đây vẫn còn là một câu hỏi đang được bỏ ngỏ.
Song cũng phải lưu ý rằng việc Trung Quốc khích lệ người dân nước mình mua vàng khi đồng nhân dân tệ tăng cao là điều không thể xảy ra. Tại thời điểm này, giới đầu tư vẫn mong muốn nhu cầu vàng tại quốc gia này sẽ leo cao hơn nữa.
Sau đây là một số điểm quan trọng mà chúng ta cần phải lưu ý:
• Những biến động lịch sử đang được coi là nhân tốt cơ bản thúc đẩy thị trường đi lên. Đây chính là thước đo lý tưởng mức độ rủi ro và bất ổn của thị trường
• Các ngưỡng hỗ trợ cũng như ngưỡng cản kỹ thuật mặc dù vẫn vững chắc, song đã sụt giảm một chút. Năng lượng của thị trường sẽ lắng xuống khi những nỗi lo sợ có thể đến và đi rất nhanh chóng.
• Sức hấp dẫn của kim loại quý với tư cách là nơi trú ẩn an toàn đã quay trở lại và tiếp tục thu hút giới đầu tư tìm đến thị trường này
• Sự thoái lui tạm thời của giá vàng hứa hẹn nhu cầu đầu tư mạnh mẽ và đà hồi phục của kim loại quý. Đó sẽ là thời điểm giới đầu tư tiến hành chốt lời để cải thiệu kho lợi nhuận của mình.
• Hiện chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển mới của thị trường vàng. Hãy tận dụng cơ hội khi giá vàng thoái lui….
Sự thoái lui của giá vàng chính là món quà quý giá dành cho giới đầu tư tại thời điểm này!
Hiện tại, giá vàng giao ngay đang có ngưỡng cản dao động trong vùng $1,200-$1,300, ngưỡng hỗ trợ: $1,140-$1,150, $1,075, $1,100, $1025/$1035, $1,000-$1,008, $970-$975, $960-$965 và mục tiêu tuần tới là mốc $1,200. Giá vàng sẽ leo cao nhờ lực hỗ trợ vững chắc từ đà thoái lui trong mấy ngày qua.
Sự đảo chiều của vàng trong phiên giao dịch hôm thứ 6 tuần trước khi đồng dollar hồi phục trở lại đã đánh dấu mức tăng ngắn hạn của kim loại, đồng thời tạo ra bối cảnh có thể khiến giá vàng rơi xuống vùng $1,100-$1,150 hoặc thậm chí thấp hơn. Tuy nhiên, tại thời điểm này mọi sự thoái lui đều chỉ là tạm thời cũng như mọi hoạt động tích lũy sớm muộn cũng sẽ gặp được nhu cầu mạnh mẽ. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy giá vàng có thể quay trở lại ngưỡng $1,000 cả. Đây chính là cơ hội để giới đầu tư mua vàng với mức giá thấp.
Theo nhận định của Giavang.net: Các nhà phân tích cho rằng kim loại quý sẽ tiếp tục chịu áp lực. Xu hướng thoái lui vẫn tiếp diễn nhưng sớm quay đầu tăng trở lại. Vùng $1,075-$1,100 được coi là ngưỡng hỗ trợ tuyệt vời cho kim loại quý trong tuần tới.
Dự báo giá vàng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Vàng giao ngay trong ngắn hạn có ngưỡng hỗ trợ dao động quanh vùng $1,140-$1,150, $1,075, $1.000, ngưỡng cản ở mức $1,200-$1,225, $1,300 và hướng tới đà giảm. Còn ngưỡng cản trung hạn sẽ ở mốc $1,300+.
Chỉ số US dollar trong ngắn hạn có ngưỡng hỗ trợ dao động trong vùng 74.50, 70-71, ngưỡng cản là 77.50, 80, 82.5-83 và có xu hướng đi lên. Trong khi đó, ngưỡng cản trung hạn dao động trong khoảng 70-74.
Nguồn: giavang.net
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,530.10 | 5,030.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,596.40 | 4,096.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,683.10 | 13,183.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,752.80 | 1,352.80 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 77
- Truy cập hôm nay: 2228
- Lượt truy cập: 8821858