Đi tìm chỉ số thay thế cho GDP
2014-03-01 08:34:07
Chỉ số GDP đo lường tăng trưởng của sản lượng hàng hóa dịch vụ qua thời gian mà không tính đến việc liệu tăng trưởng có khiến chúng ta phải trả giá trong tương lai.
Số liệu GDP có tính đến khấu hao của các tài sản hữu hình. Trong một nền kinh tế tăng trưởng, vốn vật chất (máy móc, phương tiện vận tải, các tòa nhà…) phải tăng nhanh hơn mức cần thiết để bù đắp phần khấu hao. Các nhà sản xuất cũng phải tăng thêm vốn đầu tư để bắt kịp với tốc độ tăng dân số nếu như mức tiêu dùng trung bình không thay đổi. Thêm vào đó, nếu các cải tiến kỹ thuật được tính đến, nên thêm vào chi phí bỏ ra trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra cải tiến đó.
Tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế mới nhất (SNA2008) đã cố gắng giải quyết vấn đề này. Mỹ là nước đầu tiên thực sự quan tâm khi tính thêm chi tiêu cho công tác R&D và cũng ước tính cả những khoản đầu tư vào nghệ thuật như các bộ phim của Hollywood và các tác phẩm âm nhạc. Theo cách tính mới, GDP của Mỹ đã tăng hơn 2% trong năm 2007.
Câu hỏi về cách nhìn nhận các khoản đầu tư chỉ là một khía cạnh của tính bền vững. Trên thực tế, người ta thường nghe đến cụm từ “tăng trưởng bền vững” để ngăn chặn tình trạng tăng trưởng GDP làm cạn kiệt nguồn tài nguyên hoặc phá hủy môi trường. Cũng không thể phủ nhận các chuyên gia thực hiện công tác thống kê đã chú ý nhiều hơn đến các thước đo về môi trường với những chỉ số như khí thải carbon và chất lượng nguồn nước. Năm 2012, Ủy ban thống kê Liên hợp quốc đã áp dụng tiêu chuẩn thống kê quốc tế hoàn toàn mới mang tên SEEA liên kết số liệu thống kê về môi trường với các số liệu kinh tế.
Tuy nhiên, mặc dù các văn phòng thống kê của nhiều quốc gia đã chăm chỉ thu thập số liệu về môi trường và những người quan tâm đã có thể tra cứu các số liệu này, đây vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Nếu các nhà hoạch định chính sách thực sự quan tâm đến ảnh hưởng của tăng trưởng đến môi trường, chi phí khấu hao môi trường nên được tính đến trong GDP, giống như khấu hao máy móc và đường sá.
Khấu hao môi trường còn đơn giản hơn nhiều so với “khấu hao nguồn nhân lực”. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào giáo dục, kinh nghiệm thực tế và khả năng sáng tạo. Liên quan đến nhân lực còn có khái niệm “nguồn vốn xã hội” – khả năng tổ chức cộng đồng thông qua chính trị và các thể chế.
Đây là những nhân tố rất khó đong đếm nhưng rõ ràng là có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, các nước từng là thuộc địa và được thừa hưởng khung pháp lý của Anh sẽ tăng trưởng tốt hơn (xét về GDP bình quân đầu người) so với của Pháp.
Đầu tư vào nhân lực và xã hội không thực sự được đo đếm trong các số liệu thống kê chính thống, mặc dù một số yếu tố đầu vào có được tính đến (ví dụ như chi tiêu cho giáo dục).
Ngân hàng thế giới đã bắt đầu công việc tính toán “của cải” bao gồm tài sản tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên), vốn con người và các tài sản vật chất. Một cách tiếp cận khác được Martin Weitzman (chuyên gia kinh tế đến từ Harvard) giới thiệu là chỉ số NPP (Tổng sản phẩm quốc gia ròng). Chỉ số này được phát triển từ chỉ số GDP tiêu chuẩn và một số số liệu thống kê có liên quan đo lường mức bền vững tối đa của tiêu dùng.
Chỉ số nào tốt hơn GDP?
GDP đã trở thành khái niệm phổ biến đến người ta không dành cho nó nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, đó là một phép thống kê có nhiều sai sót. Cơ sở dữ liệu về GDP trong thời kỳ hàng thập kỷ khiến người ta nghĩ rằng chỉ số này ngày càng chính xác. Hơn nữaa, chỉ số này đã đủ phức tạp và chiếm hết thời gian của những người làm công tác thống kê.
Bộ Tài chính Mỹ từng gọi GDP là “một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 20”. Và, đúng như vậy, chỉ số này vẫn đang làm tốt hơn so với bất kỳ lựa chọn thay thế nào khác. Thay vì tiếp tục khiến các định nghĩa trở nên phức tạp, các chuyên gia kinh tế nên suy nghĩ sâu sắc hơn về khái niệm “nền kinh tế” trong thế kỷ 21.
Big data là cơ hội tuyệt vời để sử dụng công nghệ số hóa để cải thiện quá trình thu thập và xử lý thông tin. Với sự phổ biến của Internet, có thể dễ dàng có được bức tranh chi tiết hơn về tiêu dùng.
Thêm vào đó, các quốc gia cũng phải hiện đại hóa phương thức thu thập dữ liệu. Các số liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng khảo sát trên các cá nhân và doanh nghiệp sẽ hình thành nên “xương sống” và do đó nên sử dụng công nghệ mới để xây dựng khảo sát.
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang ở trong một “đám sương mù” về số liệu thống kê với quá nhiều thứ còn thiếu. Và, chí ít thì, GDP – với tất cả những lỗ hổng của nó – vẫn là một điểm sáng chói trong sương mù.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Foreign Affairs
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/di-tim-chi-so-thay-the-cho-gdp-201402271553259238ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 271
- Truy cập hôm nay: 3834
- Lượt truy cập: 8815144