10 vụ kiện không thể quên nhằm vào Apple
2012-08-21 09:23:06
Hai “đại gia” công nghệ Apple và Samsung đang ở trong một trận chiến pháp lý có thể sẽ là một trong những vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ công khai nhất mọi thời đại.
Tuy nhiên, bên cạnh hàng loạt đơn kiện từ Samsung trên phạm vi toàn cầu, Apple cũng đã “dính” vô số đơn kiện từ đối thủ khác và người tiêu dùng. Trang Business Insider điểm qua 10 vụ kiện khó quên nhằm vào “quả táo”, từ những vụ đấu đá pháp lý gần đây ở Trung Quốc cho tới vụ một nữ khách hàng cao tuổi đâm đơn kiện với lý do thiết kế cửa hàng của Apple khiến bà “vỡ mũi”.
Apple bị kiện vì “phụ tá ảo” Siri
Hồi tháng 3 năm nay, một người có tên Frank M. Fazio kiện Apple, tố phần mềm “phụ tá ảo” Siri thực tế không hoạt động tốt như những gì mà Apple quảng cáo. Ngay sau khi mua chiếc iPhone 4S, Fazio nhận ra rằng, Siri không tuyệt như anh tưởng.
“Chẳng hạn, khi tôi hỏi Siri hướng đi tới một nơi nào đó, hoặc xác định vị trí của một cửa hàng, Siri hoặc là không hiểu tôi nói gì, hoặc bắt tôi phải chờ rất lâu trước khi được nghe một câu trả lời sai”, Fazio nói trong đơn kiện.
Tờ Forbes gọi vụ kiện này là “định nghĩa về sự phù phiếm”, cho rằng Fazio lẽ ra nên trả lại chiếc điện thoại thay vì đâm đơn kiện như thế.
Căng thẳng tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ Nokia-Apple
Nokia kiện Apple vào tháng 10/2009, cho rằng “quả táo” không chịu trả tiền mà vẫn ung dung sử dụng nhiều công nghệ của công ty Phần Lan. Sau đó, vào tháng 12/2009, Apple quyết định kiện ngược, tố Nokia xâm phạm 13 bằng sáng chế của hãng.
“Các công ty khác phải cạnh tranh bằng cách đầu tư vào công nghệ của riêng họ, chứ không phải bằng cách đánh cắp công nghệ của chúng tôi”, luật sư trưởng Bruce Sewell của Apple tuyên bố khi đó.
Chỉ một tuần sau, Nokia cho thấy, họ cũng chẳng phải “tay vừa” bằng cách đâm đơn kiện Apple lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), cáo buộc rằng, gần như mọi sản phẩm của Apple đều vi phạm bằng sáng chế của Nokia.
Cuộc đối đầu đã chấm dứt khi Apple chấp nhận trả tiền cho một số công nghệ của Nokia, trang iMore cho biết hồi tháng 6 vừa rồi.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Apple “làm giá” ebook
Tháng 4 năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ kiện Apple và giám đốc điều hành (CEO) của một số nhà xuất bản, cáo buộc họ thường xuyên gặp gỡ nhau để tìm cách nâng giá sách điện tử (ebook) nhằm gây thiệt hại cho hãng Amazon.com.
Theo đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ, Apple và các nhà xuất bản âm mưu tăng giá nhiều ebook từ 9,99 USD lên 12,99 USD, thậm chí lên 14,99 USD.
Hiện vụ kiện này vẫn chưa được giải quyết xong. Theo tờ ComputerWorld, hôm thứ Năm tuần trước, Apple phản đối đề xuất của Chính phủ Mỹ về cách giải quyết vụ kiện với 3 trong số 5 nhà xuất bản bị kiện. Trang Mediabistro cũng cho biết, Apple từ chối giải quyết vụ kiện này bên ngoài tòa. Bởi vậy, vụ kiện dự kiến sẽ được đem ra xét xử vào mùa hè năm sau.
Kodak cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế hình ảnh kỹ thuật số
Trong đơn kiện của Kodak nộp lên tòa hồi tháng 1 năm nay, hãng này cáo buộc các sản phẩm của Apple, đặc biệt là máy tính bảng iPad và điện thoại iPhone, vi phạm bằng sáng chế của Kodak, bao gồm hai kỹ thuật về xem trước và xử lý hình ảnh, bên cạnh công nghệ truyền tải hình ảnh.
Tháng 7 vừa qua, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã duy trì phán quyết sơ bộ cho rằng bằng sáng chế của Kodak trong vụ kiện chống lại Apple là không hợp lệ.
Phán quyết này dập tắt nỗ lực vượt lên phá sản của Kodak, sau khi hãng nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi đầu năm. Tuy nhiên, Kodak cho biết họ sẽ kháng cáo và chỉ ra rằng tính hợp lệ của bằng sáng chế này đã được duy trì từ trước đó.
Người tiêu dùng kiện Apple bán dữ liệu cá nhân
Sau khi hai công ty lập trình máy tính chứng minh được rằng, chuyển động của người sử dụng chiếc iPhone bị giám sát bởi chiếc điện thoại thông minh này, một thẩm phán đại diện cho một nhóm người tiêu dùng tuyên bố có thể kiện Apple vì hãng đã cho phép để các nhà quảng cáo theo dõi các hoạt động của họ.
Apple đáp trả bằng lập luận rằng, sự theo dõi này là hợp lệ theo thỏa thuận người sử dụng.
Tuy nhiên, thẩm phán liên bang Lucy Koh không chấp nhận lập luận này. Theo bà Koh, “có một số điều mơ hồ” về việc Apple thực tế có được cho phép thu thập các thông tin trên hay không.
Một cựu nhân viên cáo buộc Apple phân biệt chủng tộc
Một nhân viên từng làm ở bộ phận tư vấn đền bù nhân lực cho Apple có tên Shaune Patterson hồi năm 2005 tố rằng, cô đã bị Apple sa thải sau khi phàn nàn về việc được trả thấp hơn đồng nghiệp. Trong đơn kiện, cô Patterson, một người da màu, cáo buộc rằng, các đồng nghiệp da trắng, dù ở vị trí thấp hơn cô, vẫn được hưởng lương cao hơn.
Chưa kể, “cô Patterson cho rằng, việc đình chỉ công việc diễn ra chỉ một ngày sau khi cô phàn nàn về tình trạng phân biệt chủng tộc. Patterson buộc tội một nhân viên quản lý của Apple đã có một báo cáo miêu tả cô là “một phụ nữ da đen đồng tính mập ú”, tạp chí Mac Observer cho hay.
Một vụ kiện phân biệt chủng tộc khác nhằm vào Apple
Trong đơn kiện mà luật sư của bên nguyên gọi là “một trong những vụ kiện phân biệt chủng tộc lớn nhất trong lịch sử Mỹ”, một cựu nhân viên của Apple vào năm 2001 cáo buộc hãng này có một loạt hành vi phân biệt đối xử liên quan đến chủng tộc.
Cựu nhân viên giấu tên từng làm kỹ sư thiết kế phần mềm của Apple cho biết, ông bị sa thải sau khi đưa một người bạn tới văn phòng nhằm khuyến khích người bạn này học để lấy bằng.
“Các đồng nghiệp da trắng của anh ấy không hề bị kỷ luật hay cho nghỉ việc nếu đưa bạn hoặc người thân tới văn phòng”, luật sư Waukeen Q. McCoy nói với tờ Wired. Cựu nhân viên kiện Apple trong vụ này cũng cho rằng, mình bị trả lương thấp hơn các đồng nghiệp da trắng.
Công ty của Trung Quốc kiện Apple xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu iPad
Trở lại hồi tháng 1 năm nay, công ty Trung Quốc có tên Proview Electronics kiện Apple, đòi bồi thường 1,6 tỷ USD, cáo buộc “quả táo” vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu thương mại iPad. Trước đó, theo tài liệu của vụ kiện, Apple đã mua tên gọi iPad từ Proview, nhưng thỏa thuận giữa hai bên không bao gồm cho phép sử dụng tên gọi này ở Trung Quốc.
Cuối cùng, Apple đã trả cho Proview 60 triệu USD để giải quyết vụ kiện.
Hai công ty của Trung Quốc khác kiện Apple
Apple vừa chấp nhận trả tiền để giải quyết vụ kiện với Proview xong, thì “dính” ngay hai đơn kiện khác từ hai công ty của Trung Quốc. Vào tháng 7, công ty Zhi Zhen Internet Technology cáo buộc Apple xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm “phụ tá ảo” Siri.
Tiếp đó, một công ty Trung Quốc khác là Jiangsu Xuebao (Báo Tuyết Giang Tô) cũng đâm đơn kiện Apple, cáo buộc rằng, phần mềm hệ điều hành Snow Leopard của Apple xâm phạm nhãn hiệu thương mại của công ty này.
Bà cụ 83 tuổi kiện Apple vì bị “vỡ mũi” ở cửa hàng của hãng
Cụ bà Evelyn Paswall, 83 tuổi, tuyên bố bị vỡ mũi sau khi đâm sầm vào một bức tường bằng kính của một trong những cửa hiệu của Apple vì tưởng rằng, bức tường này là một cánh cửa tự động.
“Apple muốn tỏ ra sang trọng và hiện đại, nên áp dụng một kiểu kiến trúc thu hút đám đông mê công nghệ. Nhưng mặt khác, họ cũng cần phải đánh giá mức độ nguy hiểm mà kiến trúc hiện đại đó có thể gây ra cho một số người”, luật sư Derek T. Smith đại diện cho bà Paswell nói.
Bà Paswell đòi Apple bồi thường 1 triệu USD, cho rằng công ty này “lơ là, sử dụng tường kính trong suốt mà không có cảnh báo”. Tuy nhiên, bên cạnh hàng loạt đơn kiện từ Samsung trên phạm vi toàn cầu, Apple cũng đã “dính” vô số đơn kiện từ đối thủ khác và người tiêu dùng.
Apple bị kiện vì “phụ tá ảo” Siri
Hồi tháng 3 năm nay, một người có tên Frank M. Fazio kiện Apple, tố phần mềm “phụ tá ảo” Siri thực tế không hoạt động tốt như những gì mà Apple quảng cáo. Ngay sau khi mua chiếc iPhone 4S, Fazio nhận ra rằng, Siri không tuyệt như anh tưởng.
“Chẳng hạn, khi tôi hỏi Siri hướng đi tới một nơi nào đó, hoặc xác định vị trí của một cửa hàng, Siri hoặc là không hiểu tôi nói gì, hoặc bắt tôi phải chờ rất lâu trước khi được nghe một câu trả lời sai”, Fazio nói trong đơn kiện.
Tờ Forbes gọi vụ kiện này là “định nghĩa về sự phù phiếm”, cho rằng Fazio lẽ ra nên trả lại chiếc điện thoại thay vì đâm đơn kiện như thế.
Căng thẳng tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ Nokia-Apple
Nokia kiện Apple vào tháng 10/2009, cho rằng “quả táo” không chịu trả tiền mà vẫn ung dung sử dụng nhiều công nghệ của công ty Phần Lan. Sau đó, vào tháng 12/2009, Apple quyết định kiện ngược, tố Nokia xâm phạm 13 bằng sáng chế của hãng.
“Các công ty khác phải cạnh tranh bằng cách đầu tư vào công nghệ của riêng họ, chứ không phải bằng cách đánh cắp công nghệ của chúng tôi”, luật sư trưởng Bruce Sewell của Apple tuyên bố khi đó.
Chỉ một tuần sau, Nokia cho thấy, họ cũng chẳng phải “tay vừa” bằng cách đâm đơn kiện Apple lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), cáo buộc rằng, gần như mọi sản phẩm của Apple đều vi phạm bằng sáng chế của Nokia.
Cuộc đối đầu đã chấm dứt khi Apple chấp nhận trả tiền cho một số công nghệ của Nokia, trang iMore cho biết hồi tháng 6 vừa rồi.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Apple “làm giá” ebook
Tháng 4 năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ kiện Apple và giám đốc điều hành (CEO) của một số nhà xuất bản, cáo buộc họ thường xuyên gặp gỡ nhau để tìm cách nâng giá sách điện tử (ebook) nhằm gây thiệt hại cho hãng Amazon.com.
Theo đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ, Apple và các nhà xuất bản âm mưu tăng giá nhiều ebook từ 9,99 USD lên 12,99 USD, thậm chí lên 14,99 USD.
Hiện vụ kiện này vẫn chưa được giải quyết xong. Theo tờ ComputerWorld, hôm thứ Năm tuần trước, Apple phản đối đề xuất của Chính phủ Mỹ về cách giải quyết vụ kiện với 3 trong số 5 nhà xuất bản bị kiện. Trang Mediabistro cũng cho biết, Apple từ chối giải quyết vụ kiện này bên ngoài tòa. Bởi vậy, vụ kiện dự kiến sẽ được đem ra xét xử vào mùa hè năm sau.
Kodak cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế hình ảnh kỹ thuật số
Trong đơn kiện của Kodak nộp lên tòa hồi tháng 1 năm nay, hãng này cáo buộc các sản phẩm của Apple, đặc biệt là máy tính bảng iPad và điện thoại iPhone, vi phạm bằng sáng chế của Kodak, bao gồm hai kỹ thuật về xem trước và xử lý hình ảnh, bên cạnh công nghệ truyền tải hình ảnh.
Tháng 7 vừa qua, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã duy trì phán quyết sơ bộ cho rằng bằng sáng chế của Kodak trong vụ kiện chống lại Apple là không hợp lệ.
Phán quyết này dập tắt nỗ lực vượt lên phá sản của Kodak, sau khi hãng nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi đầu năm. Tuy nhiên, Kodak cho biết họ sẽ kháng cáo và chỉ ra rằng tính hợp lệ của bằng sáng chế này đã được duy trì từ trước đó.
Người tiêu dùng kiện Apple bán dữ liệu cá nhân
Sau khi hai công ty lập trình máy tính chứng minh được rằng, chuyển động của người sử dụng chiếc iPhone bị giám sát bởi chiếc điện thoại thông minh này, một thẩm phán đại diện cho một nhóm người tiêu dùng tuyên bố có thể kiện Apple vì hãng đã cho phép để các nhà quảng cáo theo dõi các hoạt động của họ.
Apple đáp trả bằng lập luận rằng, sự theo dõi này là hợp lệ theo thỏa thuận người sử dụng.
Tuy nhiên, thẩm phán liên bang Lucy Koh không chấp nhận lập luận này. Theo bà Koh, “có một số điều mơ hồ” về việc Apple thực tế có được cho phép thu thập các thông tin trên hay không.
Một cựu nhân viên cáo buộc Apple phân biệt chủng tộc
Một nhân viên từng làm ở bộ phận tư vấn đền bù nhân lực cho Apple có tên Shaune Patterson hồi năm 2005 tố rằng, cô đã bị Apple sa thải sau khi phàn nàn về việc được trả thấp hơn đồng nghiệp. Trong đơn kiện, cô Patterson, một người da màu, cáo buộc rằng, các đồng nghiệp da trắng, dù ở vị trí thấp hơn cô, vẫn được hưởng lương cao hơn.
Chưa kể, “cô Patterson cho rằng, việc đình chỉ công việc diễn ra chỉ một ngày sau khi cô phàn nàn về tình trạng phân biệt chủng tộc. Patterson buộc tội một nhân viên quản lý của Apple đã có một báo cáo miêu tả cô là “một phụ nữ da đen đồng tính mập ú”, tạp chí Mac Observer cho hay.
Một vụ kiện phân biệt chủng tộc khác nhằm vào Apple
Trong đơn kiện mà luật sư của bên nguyên gọi là “một trong những vụ kiện phân biệt chủng tộc lớn nhất trong lịch sử Mỹ”, một cựu nhân viên của Apple vào năm 2001 cáo buộc hãng này có một loạt hành vi phân biệt đối xử liên quan đến chủng tộc.
Cựu nhân viên giấu tên từng làm kỹ sư thiết kế phần mềm của Apple cho biết, ông bị sa thải sau khi đưa một người bạn tới văn phòng nhằm khuyến khích người bạn này học để lấy bằng.
“Các đồng nghiệp da trắng của anh ấy không hề bị kỷ luật hay cho nghỉ việc nếu đưa bạn hoặc người thân tới văn phòng”, luật sư Waukeen Q. McCoy nói với tờ Wired. Cựu nhân viên kiện Apple trong vụ này cũng cho rằng, mình bị trả lương thấp hơn các đồng nghiệp da trắng.
Công ty của Trung Quốc kiện Apple xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu iPad
Trở lại hồi tháng 1 năm nay, công ty Trung Quốc có tên Proview Electronics kiện Apple, đòi bồi thường 1,6 tỷ USD, cáo buộc “quả táo” vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu thương mại iPad. Trước đó, theo tài liệu của vụ kiện, Apple đã mua tên gọi iPad từ Proview, nhưng thỏa thuận giữa hai bên không bao gồm cho phép sử dụng tên gọi này ở Trung Quốc.
Cuối cùng, Apple đã trả cho Proview 60 triệu USD để giải quyết vụ kiện.
Hai công ty của Trung Quốc khác kiện Apple
Apple vừa chấp nhận trả tiền để giải quyết vụ kiện với Proview xong, thì “dính” ngay hai đơn kiện khác từ hai công ty của Trung Quốc. Vào tháng 7, công ty Zhi Zhen Internet Technology cáo buộc Apple xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm “phụ tá ảo” Siri.
Tiếp đó, một công ty Trung Quốc khác là Jiangsu Xuebao (Báo Tuyết Giang Tô) cũng đâm đơn kiện Apple, cáo buộc rằng, phần mềm hệ điều hành Snow Leopard của Apple xâm phạm nhãn hiệu thương mại của công ty này.
Bà cụ 83 tuổi kiện Apple vì bị “vỡ mũi” ở cửa hàng của hãng
Cụ bà Evelyn Paswall, 83 tuổi, tuyên bố bị vỡ mũi sau khi đâm sầm vào một bức tường bằng kính của một trong những cửa hiệu của Apple vì tưởng rằng, bức tường này là một cánh cửa tự động.
“Apple muốn tỏ ra sang trọng và hiện đại, nên áp dụng một kiểu kiến trúc thu hút đám đông mê công nghệ. Nhưng mặt khác, họ cũng cần phải đánh giá mức độ nguy hiểm mà kiến trúc hiện đại đó có thể gây ra cho một số người”, luật sư Derek T. Smith đại diện cho bà Paswell nói.
Bà Paswell đòi Apple bồi thường 1 triệu USD, cho rằng công ty này “lơ là, sử dụng tường kính trong suốt mà không có cảnh báo”. Tuy nhiên, bên cạnh hàng loạt đơn kiện từ Samsung trên phạm vi toàn cầu, Apple cũng đã “dính” vô số đơn kiện từ đối thủ khác và người tiêu dùng.
Theo An Huy
VnEconomy
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 343
- Truy cập hôm nay: 3925
- Lượt truy cập: 8815235