Hy Lạp ra đi có giúp châu Âu mạnh hơn?
2012-05-24 09:20:29
Việc bị khai trừ khỏi eurozone có thể giáng một đòn mạnh vào Hy Lạp nói riêng và toàn châu Âu nói chung. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một trong những điều tốt nhất xảy ra với khối đồng tiền chung.
Cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức lại vào tháng tới sẽ là cuộc trưng cầu dân ý về việc Hy Lạp có nên kết thúc vai trò là thành viên của eurozone trong suốt 12 năm qua hay không. Một câu trả lời khẳng định có thể châm ngòi cho việc hệ thống ngân hàng sụp đổ và các nhà cung cấp nước ngoài từ chối thanh toán bằng đồng drachma. Hệ thống tài chính của eurozone với Hy Lạp là con nợ lớn nhất sẽ bị mất hàng trăm tỷ euro.
Đối với cả châu Âu, nguy hiểm hàng đầu là những rủi ro quay trở lại với đồng tiền được cho là không thể hủy bỏ. Khi các ngân hàng Hy Lạp sụp đổ hoặc phải đóng cửa để quay lại với đồng drachma, rất có thể các cá nhân và công ty trên khắp các nước ngoại biên châu Âu sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng và thảm họa bắt đầu.
Những hậu quả khủng khiếp khiến rất nhiều người nhận định rằng không có nhà hoạch định chính sách có trách nhiệm nào lại có thể đồng ý cho Hy Lạp ra đi. Do vậy, họ dự đoán các nhà lãnh đạo châu Âu trước tiên sẽ nới lỏng các điều kiện của chương trình thắt lưng buộc bụng
Rủi ro đạo đức
Suy luận này chưa đánh giá đúng nhân tố quan trọng của nền kinh tế mang đậm tính chất chính trị của eurozone: trong một liên minh gồm nhiều thành viên nhưng lại không có một cơ quan lãnh đạo siêu quốc gia, những lo ngại về rủi ro đạo đức đóng vai trò quan trọng. Sự khoan dung dành cho Hy Lạp có thể khuyến khích các nước khác cư xử sai lầm. Các nhà lãnh đạo châu Âu không hề lừa gạt ai khi đe dọa cắt viện trợ của ECB dành cho Hy Lạp và để cho chính phủ nước này hết tiền. Hy Lạp sẽ phải tự quyết định số phận của mình.
Tất nhiên, các lãnh đạo châu Âu sẽ không chấp nhận đồng euro bị tan vỡ. Để bảo vệ đồng euro, các nước còn lại sẽ phải hành động nhanh chóng để hội nhập kinh tế và tài chính – điều luôn cần thiết cho sự tồn tại lâu dài của đồng tiền này.
Các thời khắc “được ăn cả ngã về không” là điều làm nên giới hạn của các khả năng và thúc đẩy các nhà lãnh đạo làm bất cứ điều gì để có thể cứu đồng tiền chung. Có thể coi cách mà châu Âu phản ứng trước nguy cơ dòng tiền ồ ạt chảy ra khỏi các ngân hàng là một ví dụ. Chỉ có một số chương trình bảo lãnh tiền gửi cũng đủ để thuyết phục người dân ở các nước ngoại biên như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia để tiền lại ngân hàng.
Việc áp dụng các chương trình này đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ hơn trong công tác giám sát hệ thống ngân hàng. Nói cách khác, liên minh các ngân hàng trong eurozone có thể được thành lập như một kết quả trực tiếp của việc Hy Lạp rời eurozone.
Hiệu ứng vững chắc
Việc Hy Lạp ra đi cũng có thể tạo nên hiệu ứng vững chắc cho khối eurozone. Sự kiện này có thể chứng minh giới hạn của các gói cứu trợ và hậu quả của những hành động thiếu trách nhiệm, làm giảm bớt rủi ro đạo đức đối với những nước còn lại. Không nước nào muốn đi theo vết xe đổ của Hy Lạp. Người nộp thuế ở Bắc Âu sẽ hài lòng khi các hỗ trợ tài chính của họ không phải là không có giới hạn và vô điều kiện. Kết quả là, những dự án hòa nhập tài khóa như sự ra đời của trái phiếu chung của khu vực – Eurobond sẽ dễ dàng được thông qua.
Hơn nữa, việc mất đi Hy Lạp cũng có thể giải quyết được một trong những vấn đề quan trọng nhất của khối : các nền kinh tế thành viên không có được sự đồng lòng bộ trong các chính sách tiền tệ chung. 16 nước còn lại sẽ liên kết với nhau chặt chẽ hơn.
Đối với cả châu Âu, nguy hiểm hàng đầu là những rủi ro quay trở lại với đồng tiền được cho là không thể hủy bỏ. Khi các ngân hàng Hy Lạp sụp đổ hoặc phải đóng cửa để quay lại với đồng drachma, rất có thể các cá nhân và công ty trên khắp các nước ngoại biên châu Âu sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng và thảm họa bắt đầu.
Những hậu quả khủng khiếp khiến rất nhiều người nhận định rằng không có nhà hoạch định chính sách có trách nhiệm nào lại có thể đồng ý cho Hy Lạp ra đi. Do vậy, họ dự đoán các nhà lãnh đạo châu Âu trước tiên sẽ nới lỏng các điều kiện của chương trình thắt lưng buộc bụng
Rủi ro đạo đức
Suy luận này chưa đánh giá đúng nhân tố quan trọng của nền kinh tế mang đậm tính chất chính trị của eurozone: trong một liên minh gồm nhiều thành viên nhưng lại không có một cơ quan lãnh đạo siêu quốc gia, những lo ngại về rủi ro đạo đức đóng vai trò quan trọng. Sự khoan dung dành cho Hy Lạp có thể khuyến khích các nước khác cư xử sai lầm. Các nhà lãnh đạo châu Âu không hề lừa gạt ai khi đe dọa cắt viện trợ của ECB dành cho Hy Lạp và để cho chính phủ nước này hết tiền. Hy Lạp sẽ phải tự quyết định số phận của mình.
Tất nhiên, các lãnh đạo châu Âu sẽ không chấp nhận đồng euro bị tan vỡ. Để bảo vệ đồng euro, các nước còn lại sẽ phải hành động nhanh chóng để hội nhập kinh tế và tài chính – điều luôn cần thiết cho sự tồn tại lâu dài của đồng tiền này.
Các thời khắc “được ăn cả ngã về không” là điều làm nên giới hạn của các khả năng và thúc đẩy các nhà lãnh đạo làm bất cứ điều gì để có thể cứu đồng tiền chung. Có thể coi cách mà châu Âu phản ứng trước nguy cơ dòng tiền ồ ạt chảy ra khỏi các ngân hàng là một ví dụ. Chỉ có một số chương trình bảo lãnh tiền gửi cũng đủ để thuyết phục người dân ở các nước ngoại biên như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia để tiền lại ngân hàng.
Việc áp dụng các chương trình này đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ hơn trong công tác giám sát hệ thống ngân hàng. Nói cách khác, liên minh các ngân hàng trong eurozone có thể được thành lập như một kết quả trực tiếp của việc Hy Lạp rời eurozone.
Hiệu ứng vững chắc
Việc Hy Lạp ra đi cũng có thể tạo nên hiệu ứng vững chắc cho khối eurozone. Sự kiện này có thể chứng minh giới hạn của các gói cứu trợ và hậu quả của những hành động thiếu trách nhiệm, làm giảm bớt rủi ro đạo đức đối với những nước còn lại. Không nước nào muốn đi theo vết xe đổ của Hy Lạp. Người nộp thuế ở Bắc Âu sẽ hài lòng khi các hỗ trợ tài chính của họ không phải là không có giới hạn và vô điều kiện. Kết quả là, những dự án hòa nhập tài khóa như sự ra đời của trái phiếu chung của khu vực – Eurobond sẽ dễ dàng được thông qua.
Hơn nữa, việc mất đi Hy Lạp cũng có thể giải quyết được một trong những vấn đề quan trọng nhất của khối : các nền kinh tế thành viên không có được sự đồng lòng bộ trong các chính sách tiền tệ chung. 16 nước còn lại sẽ liên kết với nhau chặt chẽ hơn.
Thu Hương
Theo TTVN/Bloomberg
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,228.40 | 4,828.40 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,346.40 | 3,966.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,928.70 | 12,828.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,696.10 | 1,346.10 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 82
- Truy cập hôm nay: 1765
- Lượt truy cập: 8582608