Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Ngày u ám của đồng yên Nhật đang tới?
2012-03-28 09:23:48

 

Quá trình chuyển từ đồng yên mạnh sang đồng yên yếu sẽ đầy bất ngờ, với việc phá giá đột ngột tới 30-40%. Đó sẽ là một cú sốc lớn đối với các nước láng giềng cũng như đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản.

 

Nhật Bản đang đi trên một con đường không bền vững với một đồng yên mạnh và tình trạng giảm phát. Những hoạt động xuất khẩu chủ lực không đem lại lợi nhuận cùng thâm hụt thương mại gia tăng cho thấy Nhật Bản đã tiến tới cuối con đường.

Quá trình chuyển tiếp từ một đồng yên mạnh sang một đồng yên yếu có thể sẽ bất ngờ, thông qua việc phá giá mạnh và đột ngột đồng tiền tới 30-40%. Đó sẽ là một cú sốc lớn đối với các nước láng giềng cũng như đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản.

Trong năm 1996, sự mất giá của đồng yên là nhân tố chính châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lúc bấy giờ. Một lần nữa, các quốc gia láng giềng của Nhật Bản cần phải có một hệ thống ngân hàng đủ mạnh để trụ vững trước một quá trình phá giá đồng yên sâu sắc hơn.

Tự giảm phát

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Nhật Bản tính tới quý III/2011 đã thu hẹp 8% trong vòng 1 năm, trong đó 6% là do giảm phát. Nếu không có chi tiêu chính phủ, nền kinh tế nước này sẽ còn thu hẹp thêm 1% nữa, một tình thế chưa từng lặp lại kể từ những năm 1930.

Tổng dư nợ của chính phủ hiện đã lên tới 116,3 nghìn tỷ yên, tương đương 1/4 GDP danh nghĩa quý III/2011. Nếu chính phủ Nhật giữ chính sách tài khóa cân bằng, nền kinh tế này rất có thể sẽ thu hẹp thêm từ 2-3 lần, từ đó dẫn tới khủng hoảng nợ trong khu vực tư nhân.

Đồng yên đã ghi nhận một xu thế tăng liên tục sau khi được thả nổi khỏi đồng USD trong năm 1971, từ 360 JPY/USD lên 83,4 JPY/USD. Tuy nhiên, một đồng yên mạnh chỉ thích hợp trong bối cảnh mức lương và giá tài sản tăng, còn trong hoàn cảnh lương và tài sản đồng loạt giảm thì chính sách đồng yên mạnh chẳng khác nào “tự sát”. GDP và mức lương danh nghĩa của Nhật Bản đã đạt đỉnh trong năm 1997, và liên tục giảm từ đó tới nay.

Nền kinh tế Nhật vẫn trụ vững một thời gian dài chỉ bởi chính phủ Nhật đã áp dụng các chính sách tài khóa nới lỏng nhằm xoa dịu tác động của giảm phát gây ra bởi một đồng yên mạnh. Không còn lựa chọn, nợ công Nhật Bản cũng phải đồng hành cùng mức tăng giá đồng yên, dự báo đạt 1.000 tỷ JPY trong năm 2012 (215% GDP), tương đương 7,8 triệu yên (94.000 USD) mỗi người.

Chính sách tài khóa thâm hụt

Trong một thị trường bình thường, cung lớn sẽ làm giá giảm. Tuy nhiên điều ngược lại xảy ra trong bong bóng. Nhật Bản là quốc gia có mức nợ chính phủ cao nhất nhưng lại với mức lợi tức thấp nhất. Dù lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này chỉ ở mức 1% thì chi phí lãi vay dự kiến ​​vẫn lên tới 22,3 nghìn tỷ yên trong năm tài chính bắt đầu tháng 4/2012, tương đương 1/4 ngân sách. Nếu lợi suất trái phiếu tăng lên 2%, chi phí lãi vay dự kiến sẽ vượt doanh thu thuế tới 42,3 nghìn tỷ yên.

Thêm nữa, chính phủ Nhật dự toán vay thêm 44 nghìn tỷ yên trong năm tài chính tiếp theo, gần bằng 1/2 tổng chi công. Vì vậy, để cân bằng ngân sách, doanh thu thuế cần được đẩy lên gấp đôi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đi xuống, tiêu dùng cá nhân giảm, việc tăng thuế chỉ làm cho nền kinh kế thu hẹp thêm, và từ đó lại yêu cầu doanh thu thuế tăng mạnh hơn nữa. Vòng luẩn quẩn này khiến kế hoạch đạt thặng dư ngân sách trong năm tài chính 2020-2012 của chính phủ Nhật Bản trở nên vô cùng khó khăn.

 

Bên cạnh đó, do lợi suất trái phiếu ở mức thấp, để đảm bảo lãi suất thực tương đương với các nước khác, chính phủ Nhật cần duy trì giảm phát. Tuy nhiên, giảm phát sẽ thu hẹp GDP danh nghĩa, đồng thời làm giảm doanh thu thuế. Làm sao chính phủ có thể chi trả các nghĩa vụ tài chính đang đè nặng với nguồn doanh thu thuế ngày càng giảm? Không có cách nào khác ngoài vay nợ thêm.

Tuy nhiên, bong bóng vẫn chưa được cảm nhận rõ rệt trong nền kinh tế Nhật. Một đồng yên mạnh cùng tình trạng giảm phát vẫn chưa tạo ra một cuộc khủng hoảng là nhờ chính sách thâm hụt ngân sách của chính phủ vẫn đang thúc đẩy tổng cầu, miễn là lương giảm cùng tốc độ với giá cả.

Bong bóng đồng yên

Sự kết hợp của một nền kinh tế yếu kém và đồng tiền mạnh luôn là điểm đáng ngờ. Nhưng tình trạng này tại Nhật đã kéo dài quá lâu để ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng coi đó là điều đương nhiên. Hầu hết mọi người chỉ nhớ một đồng yên mạnh mà không nhìn thấy tiềm năng từ các tài sản khác.

Hệ thống chính trị tê liệt của Nhật Bản là lý do chính phủ chọn xoa dịu tác động của giảm phát bằng cách vay nợ, trong khi người dân Nhật lại mua nợ do tình hình giảm phát khiến bất động sản, cổ phiếu kém hấp dẫn và một đồng yên mạnh cũng khiến các nhà đầu tư không mặn mà với việc mua tài sản từ nước ngoài.

Bất chấp thực tế Nhật Bản đã có một nền kinh tế tồi tệ quá lâu, đồng yên vẫn mạnh và gần như đã trở thành một “thế lực”.

Trong năm 1998, việc bán tháo của khối ngoại đã khiến đồng yên chạm đáy 140 JPY/USD. Nhưng người Nhật vẫn tin vào đồng yên và tiếp tục mua vào. Rốt cuộc, chỉ có các nhà đầu tư ngoại chịu thiệt. Dần dần, dự báo tiêu cực về giá trị đồng yên đã giảm, và tất cả những nhà đầu tư còn lại trên thị trường đều tin vào sức mạnh của đồng tiền này.

Cuối con đường...

Không có bong bóng nào là bền vững. Trong khi Nhật Bản có thể điều khiển tốt các doanh nghiệp trong nước thì họ không thể kiểm soát được thế giới bên ngoài. Quốc gia này đang mất dần lợi thế cạnh tranh do tác động của giảm phát đối với niềm tin của giới kinh doanh cũng như bản thân một đồng yên mạnh. Khi thâm hụt thương mại xuất hiện, nó báo hiệu một sự kết thúc đang đến gần.

 

Nhật Bản đang mất dần vị thế thống trị trong ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh phải cạnh tranh khốc liệt với ngành ô tô Đức, Hàn Quốc, Mỹ. Các ngành công nghiệp ô tô là trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản, nếu suy giảm, nó sẽ biến Nhật Bản thành một nước nghèo.

Ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản còn đáng lo ngại hơn. Không có gì tượng trưng cho sự suy giảm của Nhật Bản như ngành công nghiệp điện tử. Ngành này từng là nỗi ghen tị của cả thế giới, hội tụ đủ nhân tố để dẫn đầu kỷ nguyên internet. Nhưng rồi cuối cùng, ngành công nghiệp này lại sản xuất những thứ chỉ phục vụ thị trường Nhật Bản mà chẳng có mối liên hệ nào với thế giới bên ngoài.

Lối ra

Nhật Bản chỉ có một cách giải quyết tận gốc vấn đề- phá giá đồng yên. Nếu các khoản nợ quốc gia trung bình ở mức 120% của GDP, đồng yên cần phải phá giá tới 40%, tương đương mức tăng cần thiết 2-3% của GDP danh nghĩa để đảm bảo doanh thu thuếphục hồi. Mức giảm giá 40% của đồng yên cũng có thể khôi phục khả năng cạnh tranh của nền công nghiệp Nhật Bản đối với Đức và Hàn Quốc.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang cố gắng làm suy yếu đồng yên thông qua việc mở rộng bảng cân đối tài chính thông qua chương trình mua trái phiếu trị giá 65 nghìn tỷ yên và một chương trình cho vay trị giá 5,5 nghìn tỷ yên, tổng giá trị tương đương với 15% GDP, tương tự những gì Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã làm. Tuy nhiên hiệu quả của những chính sách này còn rất hạn chế bởi các doanh nghiệp, hộ gia đình và các nhà đầu tư Nhật Bản đều tin vào một đồng yên mạnh, do đó, một lượng tiền lớn trong lưu thông sẽ chỉ làm vòng quay tiền trong nền kinh tế chậm lại.

Khả năng phá giá đồng yên ngày một rõ rệt. Một bong bóng tài chính khi nổ thì sẽ không từ từ. Chỉ có một sự phá giá nhanh, mạnh mới có thể giữ cho lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật ở mức thấp. Nếu không, kỳ vọng về việc giảm giá đồng yên sẽ tác động lên thị trường trái phiếu. Những lo lắng về khả năng thanh toán của chính phủ có thể dẫn đến sự sụp đổ của thị trường trái phiếu, và tất nhiên, kéo theo sự sụp đổ của chính phủ.

Trung Quốc và Hàn Quốc

Một sự sụp đổ của "thế lực" đồng yên sẽ ảnh hưởng mạnh nhất tới Trung Quốc và Hàn Quốc, tương tự những gì đã diễn ra năm 1998 với suy giảm trongngành sản xuất cùng lúcmột loạt các tổ chức tài chính chao đảo.

Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều có hệ thống ngân hàng yếu. Trong khi các ngân hàng Hàn Quốc đang phải vật lộn với tỷ lệ đòn bẩy cao kỷ lục, do tập trung quá nhiều vào các khoản vay cho hộ gia đình thì hệ thống ngân hàng Trung Quốc lại đặc biệt dễ tổn thương do đầu tư quá nhiều vào bong bóng nhà đất. Trừ khi các ngân hàng trong khu vực củng cố lại tỷ lệ vốn, việc đồng yên mất giá đột ngột rất có thể nhấn chìm toàn bộ hệ thống ngân hàng trong khu vực như đã từng xảy ra trong năm 1997-1998.

 

Lan Hương

 

Theo TTVN/CNBC





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,220.304,820.30
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,339.603,959.60
100g ABC Bullion Bar
13,907.0012,807.00
1kg ABC Bullion Silver
1,695.801,345.80
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 107
  • Truy cập hôm nay: 2294
  • Lượt truy cập: 8583137