Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Ngành sản xuất châu Á và những điều nước Mỹ không làm được (2)
2012-01-31 10:01:26

 

Ngành sản xuất châu Á mang đến sự liên hoàn và linh hoạt ít thấy ngay cả tại nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới.

Năm 2007, chưa đầy 1 tháng trước khi điện thoại iPhone chính thức được bày bán trên thị trường, Steve Jobs nhóm họp nhiều điều hành cao cấp. Đã nhiều tuần, ông luôn mang theo một phiên bản điện thoại iPhone trong túi quần bò.

 

Ông lấy chiếc điện thoại iPhone ra một cách giận dữ và xoay nó theo các góc để mọi người đều nhìn thấy vết xước trên màn hình nhựa, rồi ông lấy chùm chìa khóa ra khỏi túi quần bò.

 

Ông khẳng định người ta sẽ để điện thoại trong túi quần và cũng sẽ để chìa khóa trong cùng chỗ: “Tôi không muốn bán một sản phẩm dễ bị xước. Giải pháp duy nhất chúng ta cần làm: sử dụng màn hình kính chống xước. Tôi muốn điện thoại phải có màn hình kính và mọi thứ phải hoàn hảo sau 6 tuần nữa.”

 

Một điều hành cấp cao của Apple ngay lập tức đặt vé đến Thâm Quyến sau buổi họp. Nếu ông Jobs muốn mọi thứ hoàn hảo, chẳng còn nơi nào khác để đi.

 

Trong 2 năm Apple tập trung vào phát triển dự án có tên Purple 2, ở mỗi giai đoạn phát triển sản phẩm, đều có nhiều câu hỏi được đưa ra: bạn hình tượng về một chiếc điện thoại di động như thế nào? Bạn sẽ thiết kế nó bằng cách nào để có sản phẩm chất lượng tốt nhất, ví dụ màn hình chống xước nhưng cùng lúc đó lại có thể sản xuất sản phẩm một cách nhanh chóng và không tốn kém nhằm kiếm lợi nhuận cao.

 

Người ta cuối cùng thường tìm thấy câu trả lời ở bên ngoài nước Mỹ. Dù các linh kiện sản phẩm của các đời máy phiên bản khác nhau, tất cả điện thoại iPhone đều có hàng trăm linh kiện và ước khoảng 90% được nhập từ bên ngoài nước Mỹ.

 

Sản phẩm bán dẫn công nghệ cao đến từ Đức và Đài Loan, chip nhớ từ Hàn Quốc và Nhật, màn hình hiển thị từ Hàn Quốc và Đài Loan, chip từ châu Âu và kim loại hiếm từ châu Phi và châu Á. Tất cả các linh kiện trên gặp nhau ở Trung Quốc.

 

Trong những ngày đầu tiên của lịch sử phát triển của Apple, Apple thường sản xuất sản phẩm chính tại Mỹ. Vài năm sau khi Apple bắt đầu sản xuất máy tính Macintosh vào năm 1983, ông Steve Jobs tuyên bố sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.

 

Năm 1990, khi Jobs đang điều hành NeXT, công ty cuối cùng cũng bị Apple mua lại, ông nói với phóng viên: “Tôi tự hào về nhà máy cũng như tôi tự hào về chiếc máy tính vậy.” Đến cuối năm 2001, các nhà điều hành cao cấp của Apple thường phải lái xe khoảng 2 tiếng đồng hồ về phía Đông Bắc trụ sở để đến nhà máy sản xuất iMac tại California.

 

Đến năm 2004, Apple cuối cùng đã tìm đến hoạt động sản xuất ở nước ngoài. Người định hướng cho việc này chính là Timothy D.Cook, người đã thay thế Steve Jobs trong cương vị CEO của Apple chỉ 6 tuần trước khi Jobs qua đời. Ở thời điểm đó, phần lớn công ty điện tử tại Mỹ đã chuyển sản xuất ra nước ngoài và Apple, trong cơn khó khăn, phải cố gắng tận dụng mọi lợi thế có thể có được.

 

Châu Á hấp dẫn các công ty công nghệ phương Tây bởi người lao động với kỹ năng trung bình nơi đây đòi lương thấp hơn. Nhưng đó không phải tất cả. Đối với công ty công nghệ, chi phí lao động không đáng bao nhiêu nếu so với chi phí mua linh kiện và quản lý dây chuyền sản xuất để lắp đạt thiết bị và dịch vụ từ hàng trăm công ty khác nhau.

 

Đối với Tim Cook, ông đặt trọng tâm vào châu Á vì 2 lý do. Thứ nhất, các nhà máy ở châu Á có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô rất nhanh, dây chuyền sản xuất tại châu Á vượt trội so với Mỹ và ông khẳng định trên phương diện này, nhà máy của Mỹ không thể cạnh tranh nổi.

 

Điểm ưu việt của sản xuất châu Á trở nên rõ ràng hơn trong vụ việc ông Steve Jobs yêu cầu sử dụng màn hình kính vào năm 2007.

 

Đã nhiều năm nay, các công ty sản xuất điện thoại di động tránh sử dụng màn hình kính bởi nó cần đến sự chính xác trong từng nhát cắt và mài, công nghệ cực kỳ phức tạp và khéo léo. Trước đó, Apple đã thuê một công ty Mỹ có tên Corning để sản xuất nhiều màn hình kính.

 

Tuy nhiên để làm sao cắt những tấm kính thành màn hình iPhone nhỏ cần đến một nhà máy chuyên dụng, hàng trăm mảnh kính để thử nghiệm và đội quân kỹ năng tầm trung hùng hậu. Người ta phải mất cả gia tài chỉ để hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị cho công đoạn này.

 

Sau đó, Apple nhận được lời đề nghị đến từ một nhà máy ở Trung Quốc.

 

Khi nhóm khảo sát thuộc Apple đến thăm nhà máy ở Trung Quốc, nhà máy đang mở rộng sản xuất. Chính phủ Trung Quốc đã đồng ý bảo lãnh chi phí cho nhiều ngành và trợ cấp đã dành cho nhà máy cắt kính. Họ có một nhà kho với rất nhiều mẫu kính giống như sản phẩm của Apple, tất cả hoàn toàn miễn phí. Chủ sở hữu nhà máy có đội ngũ kỹ sư lành nghề sẵn sàng làm việc với chi phí thấp. Họ đã xây khu nội trú để người lao động có thể làm việc bất kỳ giờ nào trong ngày.

 

Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà máy tại Trung Quốc nhận được hợp đồng sản xuất của Apple.

 

Một điều hành cao cấp của Apple nói: “Toàn bộ dây chuyền sản xuất hiện đã nằm ở Trung Quốc. Bạn cần hàng nghìn miếng đệm lót cao su? Nhà máy ngay bên cạnh sẵn sàng cung cấp. Bạn cần hàng triệu con ốc vít? Nhà máy cách đây chỉ vài tòa nhà. Bạn cần đinh vít kiểu đặc biệt? Mọi thứ có sẵn chỉ sau 3 giờ đồng hồ.

Ngọc Diệp

Theo TTVN





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 187
  • Truy cập hôm nay: 3938
  • Lượt truy cập: 8596920